Những khó khăn hiện tại của kinh tế Nam Phi
Bài phân tích về những khó khăn hiện tại của Nam Phi – một trong những nền kinh tế lớn nhất châu Phi – đã được đăng tải trên trang mạng mg.co.za (Mail&Global).
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa. Ảnh: TTXVN phát
Tổng giám đốc Kho bạc nhà nước Nam Phi Dondo Mogajane cho rằng Chính phủ Nam Phi đã không thể không hành động khi cơ quan chức năng nước này thông báo nền kinh tế Nam Phi đang ở trong tình trạng suy thoái kỹ thuật.
Nội dung cuộc họp trên lĩnh vực kinh tế cho thấy chương trình nghị sự của Chính phủ Nam Phi sẽ bao gồm nhiệm vụ hoàn thiện các yếu tố cuối cùng của gói kích thích kinh tế.
Sự lạc quan chào đón phong trào “Thuma mina” [Từ bản địa, nghĩa là "Hãy đưa tôi đến những nơi cần tôi"] của Tổng thống Cyril Ramaphosa đã bị lu mờ khi nền kinh tế nước này suy giảm 0,7% trong quý II/2018 (so với cùng kỳ năm trước) và 2,6% trong quý I/2018 – khiến Nam Phi rơi vào suy thoái về mặt kỹ thuật, tức là nền kinh tế tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp. Đây là lần đầu tiên Nam Phi lâm vào tình trạng này trong 9 năm qua kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s cho biết tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến thể hiện “tín dụng tiêu cực”, cùng với các thách thức tài chính và tiền tệ của Nam Phi. Trong năm 2018, đồng nội tệ rand đã mất giá 20% so với đồng USD.
Moody’s hiện đang xếp hạng tín dụng của Nam Phi ở Baa3 – chỉ một bậc trên mức “không đáng đầu tư (junk)”. Cơ quan này cũng hạ dự đoán tăng trưởng kinh tế của Nam Phi năm 2018 từ 1,5% trước đó xuống khoảng từ 0,7% đến 1%.
Tổng thống Ramaphosa, Bộ trưởng Tài chính Nhlanhla Nene và các quan chức chính phủ khác đã tham dự Diễn đàn về Hợp tác Trung Quốc – châu Phi (FOCAC 2018) trong tuần này.
Video đang HOT
Phát biểu trước báo giới bên lề hội nghị, Tổng thống Ramaphosa cho biết ông không tin rằng Nam Phi sẽ rơi vào một cuộc suy thoái toàn diện và gói kích thích kinh tế sẽ thay đổi tình hình và triển vọng đầu tư của nước này.
Gói kích thích kinh tế nêu trên lần đầu tiên được đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) cầm quyền đề xuất vào cuối tháng Bảy vừa qua sau khi Cơ quan Thống kê Nam Phi (StatsSA) thông báo tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 26,7% trong quý I/2018 lên 27,2% quý II/2018.
Tổng giám đốc Kho bạc nhà nước Mogajane nói rằng chính phủ nước này không muốn chỉ vì thông báo suy thoái kinh tế mà hành động vội vã, đưa ra những lời hứa không khả thi bởi trong quá khứ, nhiều chính sách được đưa ra nhưng ít có tính thực tế.
Theo ông Iraj Abedian, Giám đốc điều hành của Cơ quan Nghiên cứu và đầu tư liên Phi (PAIRS), mọi thứ chỉ có thể cải thiện “tùy thuộc vào hành động của chính phủ chứ không phải lời nói”.
Giám đốc điều hành PAIRS đánh giá: “Tổng thống Ramaphosa đã hành động quá chậm. Trừ khi Tổng thống có những bước đi để xóa bỏ những bất ổn về chính sách và chấm dứt mâu thuẫn, nếu không niềm tin vào ông Ramaphosa chắc chắn sẽ dần giảm sút.”
Giảng viên kinh tế Lumkile Mondi của Đại học Witwatersrand cho rằng các nhà đầu tư bị nản lòng bởi nạn tham nhũng và rất thiếu niềm tin đối với nền kinh tế, cũng như sự thiếu rõ ràng trong cải cách ruộng đất và quy định về khai khoáng. Tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất của tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay ở Nam Phi là “thiếu nhu cầu nội địa do người tiêu dùng đang gánh nợ lớn cùng với tỷ lệ thất nghiệp cao”.
Theo thông báo ngày 4/9 của Cơ quan Thống kê Nam Phi, chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình, vốn đóng góp khoảng 2/3 vào tăng trưởng kinh tế nước này, đã giảm 1,3% trong thời gian qua.
Ông Abedian, Giám đốc điều hành PAIRS, đánh giá: “Thực tế, chỉ trong điều kiện loại bỏ những bất ổn về chính sách và hồi sinh một cách liên tục, bền vững các khoản đầu tư, nếu không tình trạng hiện nay sẽ chỉ tồi tệ hơn.” Ông cũng chỉ ra rằng áp lực về kinh tế và tài chính hiện tại là hậu quả của tình trạng tham nhũng “trên quy mô lớn” diễn ra tại các thực thể thuộc nhà nước.
Nhà kinh tế trưởng của Alexander Forbes, ông Isaah Mhlanga đồng ý với nhận định trên và cho biết thêm”người dân Nam Phi đã cảm nhận được tác động của nạn tham nhũng. Tỷ lệ thất nghiệp tăng, thuế VAT tăng lên mức 15% và giá xăng dầu vẫn đang tiếp tục tăng.”
Giảng viên Mondi của Đại học Witwatersrand nhận định người dân sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất và nói: “Triển vọng sẽ không tốt đẹp đối với người da màu bởi một bộ phận trong số họ, đặc biệt là giới trẻ, sẽ không bao giờ tìm được việc làm và các hệ thống giáo dục, y tế đang sụp đổ. Hiện thực đó đang ảnh hưởng xấu đối với những người dựa vào phúc lợi xã hội của chính phủ.”
Giám đốc điều hành PAIRS, ông Abedian cho rằng giải pháp cho những vấn đề trên sẽ không hề đơn giản bởi Chính phủ Nam Phi cần tiến hành đồng thời một loạt những giải pháp phức tạp, từ các biện pháp chính trị mang tính quyết định để tái cấu trúc hơn nữa thể chế, cho đến loại bỏ triệt để những bất ổn chính sách.
Nhà kinh tế trưởng Mhlanga đề xuất rằng cần có khung chính sách rõ ràng, có sự đầu tư vào các kỹ năng quan trọng và cung cấp các ưu đãi đối với một số lĩnh vực cụ thể nhằm thu hút đầu tư, cũng như làm trong sạch các doanh nghiệp nhà nước để các thực thể này mang lại lợi nhuận hoạt động./.
TTXVN
Theo bnews.vn
Đằng sau việc Trung Quốc 'hào phóng' hỗ trợ châu Phi
Đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi trong những năm qua đã thu lại được những lợi ích vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế, bất kể về chiến lược quốc tế hay lợi ích quốc gia, Trung Quốc đều không chịu thiệt.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) 2018 ở Bắc Kinh.
Mới đây nhất, phía Trung Quốc đã công bố gói hỗ trợ tài chính lên đến 60 tỷ USD cho châu Phi, đồng thời xóa nợ cho một số nước châu Phi.
Việc này làm dấy lên những tranh cãi trên mạng Internet. Đa số cư dân mạng Trung Quốc cho rằng bản thân Trung Quốc vẫn còn có rất nhiều người dân nghèo, Chính phủ Trung Quốc không nên quá hào phóng với bên ngoài như vậy; nhưng cũng có phương tiện truyền thông chỉ ra rằng đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi trong những năm qua đã thu lại được những lợi ích vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế, bất kể về chiến lược quốc tế hay lợi ích quốc gia, Trung Quốc đều không chịu thiệt.
Tại hội nghị trên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, trước mắt và trong vòng ba năm tới, Trung Quốc sẽ lựa chọn "8 hành động lớn" để tạo ra cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc-châu Phi, đồng thời sẵn sàng sử dụng các biện pháp như viện trợ chính phủ, đầu tư của các tổ chức, công ty tài chính... để dành cho châu Phi gói hỗ trợ tài chính lên đến 60 tỷ USD, bao gồm: 15 tỷ USD viện trợ, vay không lãi suất hoặc lãi suất ưu đãi, một gói tín dụng trị giá 20 tỷ USD, một quỹ đặc biệt 10 tỷ USD cho các dự án phát triển Trung Quốc-châu Phi và một quỹ đặc biệt 5 tỷ USD cho hàng nhập khẩu từ châu Phi; 10 tỷ cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào châu Phi.
Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ xóa nợ từ các khoản vay không lãi suất của một số quốc gia ở châu Phi trước cuối năm 2018. Việc xóa nợ này sẽ được áp dụng với một số quốc gia kém phát triển tại châu Phi, những nước nợ Trung Quốc nhiều nhất và nghèo đói, các nước đang phát triển không có biển và là đảo nhỏ đồng thời có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
Quyết định trên của Trung Quốc đã dẫn đến nhiều tranh cãi và phản đối trên mạng xã hội nước này. Nhiều cư dân mạng chỉ trích Trung Quốc mang nhiều tiền đi viện trợ nước khác, trong khi tại chính Trung Quốc vẫn có hàng chục triệu người dân trong diện cần xóa đói giảm nghèo.
Một số ý kiến còn phân tích số tiền trên quy đổi được 410 tỷ Nhân dân tệ theo tỉ giá hiện hành, tương đương với 1,87 lần chi phí của tài chính Trung Quốc dành cho các bệnh viện công trên toàn quốc, gấp 2,18 lần chi phí dùng để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, gấp 1,26 lần chi phí dành cho xóa đói giảm nghèo trên cả nước Trung Quốc.
Thậm chí, có người còn dẫn lại phát biểu trong một bài viết năm 2009 của Giáo sư Luật của Đại học Bắc Kinh Trương Thiên Phàm với nội dung cho rằng việc Chính phủ Trung Quốc miễn giảm nợ cho nhiều nước châu Phi, ít nhất cũng phải được phản ánh trong dự toán ngân sách nhà nước, đồng thời sau khi thông qua thảo luận và phê chuẩn tại Nhân Đại toàn quốc hoặc Ủy ban Thường vụ Nhân Đại toàn quốc, phải công bố cho công chúng.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn ngày 3/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, hợp tác Trung Quốc-châu Phi có tốt hay không chỉ người dân Trung Quốc và châu Phi có quyền phát ngôn cao nhất. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh: "Bất cứ ai cũng không thể lấy tưởng tượng và suy đoán để phủ nhận những thành tựu đáng ghi nhận trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi".
Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc cũng đã nêu rõ tầm quan trọng và tính hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc và châu Phi. Tờ Nhân dân Nhật báo phiên bản hải ngoại có bài viết cho rằng tính tương hỗ giữa Trung Quốc và châu Phi rất mạnh, tiềm năng phát triển của châu Phi sẽ mang lại thị trường khổng lồ.
Châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản, như dầu thô, mangan, đồng... nhưng các nguồn tài nguyên này trong một thời gian dài không được khai thác đầy đủ mà còn bị các nước phương Tây "bóc lột" thông qua việc trả giá thành thấp, Trung Quốc có thể tiến hành giao dịch với các nước châu Phi ở mức giá hợp lý hơn.
Bài viết dẫn lời Vương Hồng Nhất, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu thông tin, Viện nghiên cứu Tây Á-châu Phi thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết số lượng đồng, bông nhập khẩu của Trung Quốc từ châu Phi còn nhiều hơn sản xuất ở trong nước, trong khi các dự án dầu mỏ của doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Phi lại có sự trợ giúp rất lớn cho an ninh năng lượng của Trung Quốc.
Tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 4/9 có bài xã luận cho rằng, người dân Trung Quốc hiểu rất rõ rằng, nước lớn buộc phải làm nghĩa vụ của nước lớn, nếu không sau này sẽ không thể giữ được vị thế của mình, càng không thể hy vọng tiếp tục đi lên. "Không được hiểu Trung Quốc vẫn còn người nghèo nên viện trợ cho nước ngoài là vô đạo đức. Lối suy nghĩ này là logic của nền kinh tế tiểu nông, về cơ bản sẽ không thể đem lại thực tiễn vĩ đại của Trung Quốc ngày nay"
Theo Trí thức trẻ
Xuất khẩu hàng hóa: Tăng trưởng mạnh nhưng thiếu vững chắc K của Việt Nam những năm qua ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng lẫn giá trị, song thực chất vẫn thiếu sự vững bền. Để đổi thay cục diện, nâng cao chất lượng cũng như hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm XK được xem là giải pháp khả thi thời gian tới. Xuất khẩu hàng...