Những khám phá khó tin từ các hố sụt nổi tiếng thế giới
Hố sụt về cơ bản là những hố lớn hoặc chỗ lõm trên mặt đất, xuất hiện khi mặt đất sụp xuống thành các hốc bên dưới.
Chúng thường được hình thành thông qua sự xói mòn do nước ngầm gây ra, đôi khi phải mất hàng nghìn năm. Và chính tại những nơi đặc biệt ấy, người ta đã khám phá nhiều thứ đáng kinh ngạc.
Xe ô tô rơi vào hố sụt không phải là chuyện hiếm, nhưng việc tìm thấy một chiếc xe Ford Crestline Sunliner – sản xuất từ năm 1952 đến năm 1954, nghe có vẻ kỳ lạ
Chiếc xe được phát hiện vào mùa xuân năm 2020 khi một hố sụt mở ra ở khu phố Hideaway Hills ở Black Hawk, Nam Dakota, nước Mỹ
Hóa ra, hố sụt được hình thành ở nơi từng là mỏ thạch cao cũ, đã bị đóng cửa cách đây 100 năm. Không ai thực sự biết chuyện gì đã xảy ra nhưng có thể chiếc xe đã dừng lại ở đó sau khi bị mưa lớn cuốn trôi.
Hang Sơn Đoòng, nằm trong Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng ở Việt Nam, là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Nó được tìm thấy một cách tình cờ vào năm 1990 khi một người phát hiện ra một cái hố trong lúc trú mưa.
Mãi đến năm 2009, hố sụt mới được khám phá, mở ra một kiệt tác của tự nhiên.
Hố xanh lớn, nằm ngoài khơi bờ biển Belize, được biết đến như một thiên đường lặn biển, nhưng thực chất nó là một hố chìm dưới nước.
Video đang HOT
Nhiều năm trước, đây là một hang động khô, vì vậy người ta sẽ tìm thấy các yếu tố địa chất điển hình như nhũ đá và măng đá.
Xương của “siêu voi” Mastodon có niên đại khoảng 14.550 năm được tìm thấy trong một hố sụt ở Florida vào năm 2015. Phát hiện đáng ngạc nhiên hơn là những bộ xương có dấu hiệu cho thấy chúng đã bị con người làm thịt.
Người ta tin rằng con người lần đầu tiên đến châu Mỹ khoảng 13.000 năm trước. Khám phá này cho thấy, con người thực sự đã ở khu vực này sớm hơn thế nhiều.
Một lần nữa, vào năm 2016, xương voi Mastodon được tìm thấy tại Khu hóa thạch xám ở Tennessee. Nhưng những điều này có gì đặc biệt?
Đặc biệt ở chỗ, chúng thuộc về một loài không được biết đến là sống ở Bắc Mỹ vào thời điểm đó
Hồ Huron là một trong những Hồ Lớn nổi tiếng của Bắc Mỹ. Hầu hết mọi người đều không biết thực sự có một hố sụt bên dưới hồ: Hố sụt Middle Island.
Nồng độ oxy thấp và nồng độ sunfat cao khiến nơi đây trở thành môi trường khắc nghiệt cho các loài sinh vật, trừ một số vi sinh vật đơn bào như vi khuẩn cổ.
Trong khi đó, bằng chứng về khả năng tuyệt chủng của quần thể người cổ xưa đã được tìm thấy trong một hố sụt gần thành phố Ramla ở Israel.
Nhóm người Nesher Ramla Homo sống cách nay khoảng 140.000 đến 120.000 năm tuổi. Người ta tin rằng họ sống cùng với người Neanderthal trong vùng
Giếng Barhout (hay còn gọi là Giếng địa ngục) được tìm thấy ở tỉnh al-Mahra ở Yemen gần biên giới với Oman. Đáy giếng ở độ sâu 112 m dưới bề mặt sa mạc.
Vào tháng 5-2008, một nông dân New Zealand phát hiện ra rằng một hố sụt đã hình thành trên mảnh đất của ông gần thành phố Rotorua. Điều này xảy ra sau những trận mưa lớn trong khu vực.
Nhưng hố sụt này đặc biệt ở chỗ, nó là đỉnh của một ngọn núi lửa đã phun trào khoảng 60.000 năm trước!
Bán đảo Yucatán của Mexico được biết đến với các hố sụt đầy nước. Những nơi này rất quan trọng trong văn hóa Maya cổ đại
Vào năm 2021, một chiếc ca nô cổ của người Maya đã được tìm thấy ở một trong những hang động này. Hiện vật được cho là có niên đại từ năm 830 đến 950.
Vi khuẩn cổ đại gây ra sự nóng lên toàn cầu
Sự nóng lên toàn cầu không chỉ là một vấn đề hiện nay. Thực tế, tình trạng này đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử Trái đất.
Một lượng lớn khí metan trong khí quyển đã gây ra sự nóng lên toàn cầu.
Một sự kiện như vậy đã xảy ra cách đây 304 triệu năm trong thời kỳ Băng hà muộn của Đại Cổ sinh (kéo dài từ 340 - 290 triệu năm trước). Các nghiên cứu đã phát hiện bằng chứng về sự gia tăng nhiệt độ bề mặt biển, suy giảm băng lục địa vào thời điểm đó.
Tiến sĩ Liuwen Xia tại Trường Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) và các cộng tác viên đã nghiên cứu tác động của việc bơm một lượng lớn khí metan từ hồ kiềm (pH từ 9 - 12) vào khí quyển. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Geology.
Một lượng lớn khí metan trong khí quyển gây ra sự nóng lên toàn cầu. Bởi, metan là khí nhà kính mạnh, giữ nhiệt hiệu quả gấp 28 lần so với carbon dioxide trong hơn 100 năm. Các vi sinh vật sản xuất khí metan chịu trách nhiệm cho 74% lượng khí thải metan toàn cầu.
Nhóm nghiên cứu đã điều tra lưu vực Junggar ở phía Tây Bắc Trung Quốc bằng cách đánh giá mức độ khí metan có được từ hoạt động của vi sinh vật. Các nhà nghiên cứu đã lấy những mẫu từ lòng hồ.
Sau đó, họ tiến hành phân tích hóa học của đá để xác định loại carbon có mặt dựa trên nguồn gốc từ tảo lục thủy sinh, vi khuẩn lam (vi sinh vật quang hợp) và vi khuẩn cổ ưa mặn (một loại vi sinh vật cực đoan sống trong môi trường có hàm lượng muối cao).
Khi hồ chứa nhiều carbon vô cơ hòa tan hơn (dạng không có liên kết carbon và hydro), tảo, vi khuẩn lam và vi khuẩn cổ sẽ ưu tiên sử dụng dạng nhẹ hơn (carbon-12) nghĩa là carbon-13 nặng hơn vẫn còn trong nước hồ và được lắng đọng. Từ đó, dẫn đến sự khác biệt rõ rệt trong các phép đo được lấy từ đá.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một loại vi khuẩn cổ sinh metan ưa kiềm. Loài này đã tận dụng lợi thế cạnh tranh trong điều kiện môi trường thiếu khí sunfat thấp của hồ, bảo tồn các giá trị carbon-13 nặng nhất trong đá.
Loài này phát triển mạnh bằng cách thu được năng lượng cần thiết cho sự tăng trưởng. Chúng tạo ra một lượng lớn khí metan trong nước hồ. Sau đó, khí được giải phóng vào khí quyển. Lượng khí thải metan từ hoạt động của vi sinh vật được cho là đã lên tới 2,1 gigaton.
Carbon dioxide có nguồn gốc từ hoạt động núi lửa và các quá trình thủy nhiệt vận chuyển đến hồ được chuyển đổi thành bicarbonate và carbonat (dạng carbon vô cơ hòa tan). Từ đó, làm tăng độ kiềm của hồ và được ghi nhận là tăng cường tạo ra khí metan vì nó thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật. Carbon vô cơ hòa tan cung cấp nguồn carbon gần như vô hạn cho tảo, vi khuẩn lam và vi khuẩn cổ trong quá trình trao đổi chất.
Do đó, nhóm nghiên cứu đã liên kết nguồn cung cấp khí metan ngày càng tăng và ổn định này với Kỷ Băng hà Hậu Cổ sinh. Đây là thời kỳ có lượng khí metan trong khí quyển đạt cực đại 304 triệu năm trước.
Điều đó có thể gợi ý rằng, sự đóng góp kết hợp từ nhiều hồ kiềm trên toàn cầu có thể tác động đáng kể đến khí nhà kính toàn cầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ tính riêng những hồ ở phía Tây Bắc Trung Quốc, lượng khí thải metan có thể lên tới 109 gigaton.
Khám phá những điều kỳ lạ không tưởng của thiên nhiên qua những bức ảnh Thiên nhiên có những điều kỳ lạ mà thậm chí khó có được dưới sự tác động của con người. Dưới đây là những điều như vậy: Màu sắc tự nhiên của trứng được sản xuất từ các giống gà khác nhau. Bức ảnh đáng kinh ngạc này mang lại ấn tượng như bầu trời thì thầm với trái đất. Cây cọ bị...