Những kẽ hở trong kế hoạch phân bổ khí đốt của EU
Tạp chí The Economist nhận định kế hoạch phân bổ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) vừa được thông qua hôm 26/7 có thể không chịu được thử thách trước một mùa đông lạnh giá.
Người đàn ông đang đi bộ trong khung cảnh tuyết rơi ở Berlin, Đức. Ảnh: Getty Images
Tờ The Economist bình luận động thái cắt giảm lượng tiêu thụ khí đốt của EU sẽ không thể giải quyết được các vấn đề của toàn châu lục. Trước đó, hôm 26/7, hầu hết tất cả các nước EU đã thông qua kế hoạch tự nguyện giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong khoảng thời gian từ ngày 1/8 đến ngày 31/3/2023.
Thỏa thuận này được đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia ngày càng lo ngại Nga có thể ngừng cung cấp khí đốt cho EU. Hiện tại, đường ống khí đốt Nord Stream 1 – huyết mạch quan trọng dẫn khí đốt tự nhiên từ Nga sang Đức – đang hoạt động ở mức 20% công suất. Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga giải thích việc giảm nguồn cung khí đốt là do họ ngừng hoạt động thêm một tuabin tại trạm khí nén Portovaya vìvấn đề kỹ thuật. Tuy nhiên, EU cho rằng Moskva đang sử dụng khí đốt để gây áp lực chính trị lên khối này. Trong khi đó, tuyến đường vận chuyển khí đốt thay thế qua Ukraine cũng đã bị Kiev hạn chế.
Tạp chí The Economist cho rằng lý do chính của kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” khí đốt của châu Âu là để đảm bảo các hộ gia đình có đủ khí đốt để sưởi ấm và tránh tình trạng các nhà máy phải đóng cửa nếu thiếu khí đốt Nga. Tuy nhiên, theo giới quan sát, thành công của kế hoạch này còn phụ thuộc phần lớn vào yếu tố thời tiết.
Video đang HOT
“Nếu mùa đông tới ấm áp, EU có thể vượt qua cuộc khủng hoảng này. Nhưng nếu thời tiết khắc nghiệt, tất cả các thành viên trong khối sẽ phải chứng minh rằng họ có thể gắn kết với nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, Đức nói riêng sẽ cần thể hiện tình đoàn kết với các nước thành viên khác. Quốc gia này nằm ở trung tâm của mạng lưới đường ống dẫn khí đốt của châu Âu. Chẳng hạn, liệu Đức có cho phép chuyển khí đốt đến Cộng hòa Séc để giúp người dân ở đây chống chọi với mùa đông khắc nghiệt hay không? Điều đó có nghĩa là các nhà máy của họ phải tăng công suất hoạt động?”, tờ báo viết.
Tạp chí của Anh lấy dẫn chứng rằng khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, một số nước châu Âu, bao gồm cả Đức, đã áp lệnh cấm xuất khẩu đồ bảo hộ để tránh tình trạng thiếu hụt trong nước
Ngoài ra, giới chuyên gia cũng lưu ý rằng kế hoạch phân bổ khí đốt của châu Âu cũng có một số điểm yếu khác. Chẳng hạn, mức độ phân bổ khí đốt của Nga cho mỗi quốc gia là khác nhau.
Trước khi được thông qua, một số quốc gia – bao gồm Italy, Hungary, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha – đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về kế hoạch này. Các nước này cho biết họ đã cắt giảm lượng tiêu thụ với lý do thiếu kết nối với mạng lưới đường ống dẫn khí của châu Âu.Đ iều đó có nghĩa là khí đốt tiết kiệm được ở những nước này không thể được sử dụng để bù đắp cho sự thiếu hụt ở những nơi khác.
Hơn nữa, thực tế là các quyết định về năng lượng thường là vấn đề quốc gia, theo Bloomberg.
Kế hoạch được phê duyệt cũng đi kèm với một số miễn trừ. Theo đó, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chỉ phải cắt giảm tiêu thụ khí đốt 7% thay vì 15% như đề xuất ban đầu của Ủy ban châu Âu. Một số miễn trừ khác cũng được đề xuất nhưng không có đủ sự đồng thuận nhất trí của các nước thành viên. Hungary đã bỏ phiếu phản đối thoả thuận này.
Châu Âu gặp khó khi Nga cắt giảm cung cấp khí đốt
Nga cắt nguồn cung khí đốt luôn là một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của châu Âu. Tuần này, lo sợ đó đã thành hiện thực.
Hệ thống đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc của Nga. Ảnh: Reuters/TTXVN
Lượng khí đốt Nga cấp cho Đức qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream1) đã giảm tới 60%. Sản lượng khí đốt Nga cấp cho hãng Eni (Italy) cũng giảm 15%. Moskva lý giải nguyên nhân là do quy trình sửa chữa và bảo trì các thiết bị nén khí của tuyến đường ống bị chậm trễ, do thiết bị mắc kẹt tại Canada theo lệnh trừng phạt của chính quyền nước này.
Tuy nhiên, phương Tây không đồng tình với cách giải thích này. Nga có nhiều tuyến đường ống thay thế, có thể dùng để chuyển khí đốt, nhưng đã từ chối làm vậy. Quyết định giảm khí đốt sang châu Âu được đưa ra đúng thời điểm lãnh đạo ba nước Đức, Pháp, Italy tới thăm Kiev. Bộ trưởng Kinh tế Đức cáo buộc Nga đang tìm cách gây bất ổn thị trường, đẩy giá năng lượng leo thang. Ông cho rằng lấy lý do về "trục trặc kĩ thuật" chỉ là cớ để Nga bóp nghẹt kinh tế châu Âu.
Theo ông Fatih Birol, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), việc Gazprom giảm cung cấp khí đốt sang Đức và Italy cho thấy bước đi chiến lược của Nga. Moskva qua đây muốn nhắc nhở rằng châu Âu chưa thể có được cảm giác "an toàn" khi nói đến nguồn cung năng lượng.
Trừ khi Nga nhanh chóng phục hồi sản lượng khí đốt, giới chuyên gia trong ngành lo ngại châu Âu sẽ lâm vào tình cảnh khó khăn trong tích trữ khí đốt cho mùa đông - thời điểm nhu cầu tiêu thụ ở mức cao nhất. Nhưng ngay cả khi Nga nối lại dòng chảy khí đốt, những diễn biến liên tiếp trong tuần qua cho thấy niềm tin của châu Âu về việc Nga sẽ không ngắt van khí đốt với những khách hàng tiêu thụ lớn nhất đã đổ vỡ.
Giá khí đốt tăng mạnh sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Nhưng mức tăng trong tuần qua lên đến 60%, cán mốc 130 euro/MGh, là diễn biến nghiêm trọng. Nó làm gia tăng lo ngại toàn cầu về bùng phát lạm phát, khi ngân hàng trung ương nhiều nước chạy đua tăng lãi suất để kiềm chế giá tiêu dùng tăng, nhưng không được phép kích hoạt suy thoái kinh tế diện rộng.
Nhiều chuyên gia nhận định Nga cắt giảm khí đốt là điều khó tránh khỏi. EU từ cuối tháng 2 vừa qua đã tuyên bố muốn chấm dứt phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng Nga sớm nhất có thể. Lượng khí đốt châu Âu nhập khẩu từ Nga đã giảm gần 50% so với thời điểm trước khi nổ ra xung đột ở Ukraine. EU cũng không ngừng siết chặt trừng phạt Nga, mới nhất là lệnh cấm nhập khẩu dầu thô bằng đường tàu biển.
Laurent Ruseckas, chuyên gia về khí đốt tại hãng tư vấn thị trường IHS Markit, cho rằng dù Moskva có thể sớm nối lại nguồn cung, sẽ luôn tồn tại nguy cơ Nga mạnh tay hành động, cắt giảm sản lượng cung ứng ở mức sâu hơn vào mùa đông này. Theo ông, động thái mới nhằm vào Đức và Italy có thể chỉ là "màn dạo đầu" vào cuối năm nay.
Nếu dòng khí đốt của Nga không sớm quay trở lại, châu Âu khi đó sẽ phải đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm các chuyến hàng nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) bằng đường tàu biển để bù đắp nguồn cung thiếu hụt. Nhưng lựa chọn này cũng rất mong manh, như những gì đã diễn ra trong nửa tháng qua. Vụ cháy nổ tại cơ sở LNG tại bang Texas, vốn chiếm khoảng 20% sản lượng LNG của Mỹ, khiến nguồn cung bị ảnh hưởng, do trạm LNG này phải đóng cửa trong ít nhất ba tháng.
Nhận thấy một mùa đông khó khăn ở phía trước, Đức là một trong số ít các nền kinh tế lớn trong EU sớm triển khai sáng kiến tiêu thụ năng lượng hiệu quả, kêu gọi người dân tiết kiệm trong sử dụng năng lượng để có thêm nguồn khí đốt cho dự trữ mùa đông. Italy cũng có thể sẽ phải sớm triển khai kế hoạch khẩn cấp về giảm tiêu thụ khí đốt, trong đó có giải pháp kiểm soát nguồn cung đến các khách hàng tiêu thụ công nghiệp.
Chàng trai hớn hở về nhà vợ ăn Tết, cuối cùng bàng hoàng với cuộc sống ở quê như... thử thách sinh tồn ngoài hoang dã Mới đây, đoạn clip cô gái ở thành phố Hành Dương (Hồ Nam, Trung Quốc) cùng chồng về quê ăn Tết thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Được biết, anh chồng vốn là người Quảng Đông. Tết năm nay, hai vợ chồng quyết định về quê đón năm mới cùng bố mẹ vợ. Tuy nhiên, sau vài ngày sống ở...