Những huyền thoại DotA thế giới giờ đang ở đâu?
DotA là một trong những môn thể thao điện tử được yêu thích nhất thế giới, rất nhiều huyền thoại đã gắn liền tên tuổi của mình với nó, những huyền thoại đó hiện giờ đang ở đâu trên con đường thi đấu chuyên nghiệp của mình?
Hãy cùng trang tin game Game4V tìm hiểu về các cao thủ này.
Sosoon huyền thoại – Niềm tự hào của Dota Việt
Sosoon – huyền thoại DotA Việt Nam
Đầu tiên phải kể đến Sosoon huyền thoại – niềm tự hào của Dota Việt Nam trong 1 thời gian dài. Anh là đội trưởng của StarBoba, một game thủ có lối chơi hổ báo nhưng đầy tính toán, cống hiến nhưng chắc chắn, Sosoon cùng StarBoba đã mang đến cho người hâm mộ những trận đấu vô cùng mãn nhãn.
Sự thành công của Sosoon cũng được thể hiện qua những danh hiệu mà anh đạt được cùng StarsBoba. Một cú đúp 2 năm liên tiếp vô địch ACG, các danh hiệu trong nước, đặc biệt nhất là giải “Game thủ được yêu thích nhất năm 2010 do tạp chí Gosugamers bình chọn. Replay trận đấu với Nirvana.my tại SMM năm đó cũng được bình chọn là một trong những replay hay nhất.
StarsBoba từ khi thành lập đã trải qua bao lần thay đổi đội hình. Có người đến, người đi nhưng Sosoon vẫn ở đó để chèo lái niềm tự hào Việt Nam tiến về phía trước. Nhưng vì lí do gia đình đã buộc anh phải nghỉ thi đấu chuyên nghiệp. Dù vậy, Sosoon vẫn luôn là người anh cả đáng kính của không chỉ StarsBoba mà còn của toàn thể DotA nước nhà.
Yaphets – huyền thoại Nevermore
YaphetS – huyền thoại Nevermore
Nếu như bạn là một fan hâm mộ của Dota nói chung và đặc biệt là hero Shadow Fiend nói riêng, cái tên YaphetS chắc hẳn không hề xa lạ. Với kỹ thuật cá nhân điêu luyện, tâm lý thi đấu vững vàng, cái tên YaphetS dần dần nổi lên từ public rồi sau đó lan rộng ra toàn thế giới với đỉnh cao là chức vô địch World Cup của DotA ( WDC ).
Nói không sai khi Ice Frog dường như đặc biệt ưu ái anh khi tạo ra con quỷ bóng đêm Shadow Fiend trong thế giới Dota, và quả thực trong tay anh, con quỷ đó đã gieo giắc vô vàn nỗi ám ảnh.
Tất cả những player nổi tiếng nhất từ Dendi ArtStyle PGG cho đến những 820, 2009, ZSMJ đều ít nhất 1 lần phải nếm trải nỗi kinh hoàng từ Shadow Fiend của YaphetS đem lại. “Thương hiệu” YaphetS ( đặc biệt khi anh cầm Hero Nevermore ) nổi tiếng đến mức, Ice Frog đã ưu ái đặt Fun-Name của Hero này theo nick-name của anh.
Sau những thành công tại Dota 1 YaphetS quyết định lấn sân sang Dota 2trong vai trò đội trưởng của đội hình 2 Vici Gaming sau đó là gia nhập TongFu nhưng không mấy thành công trong Metagame hiện nay.
ZSMJ – huyền thoại 6 phút 1 Item
ZSMJ-Huyền thoại 6 phút 1 item
ZSMJ hay còn được vinh danh là Z-God là một huyền thoại sống của cộng đồng Dota. Anh được ái mộ không chỉ ở quê nhà Trung Quốc mà còn có rất nhiều fan trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
Video đang HOT
Nhắc đến ZSMJ người ta nghĩ ngay cụm từ “6 phút một item”. Khả năng farm điên cuồng dù trong những tình huống khó khăn, combat tỉnh táo đã làm nên thương hiệu ZSMJ. Một Medusa rớt Devine rồi mua thêm một cây nữa kết thúc trận đấu (đánh với EHOME của 820, BurNing); một Phantom Lancer bị phá Relic (3800) rồi vài phút sau mua lại (đánh với Kingsurf của Yamateh) là những hình ảnh không thể nào quên được. Vào thời điểm đó chỉ có hai Carrier có thể sánh được với anh, đó là BurNing và Zhou.
Cùng với những khoảnh khắc khó quên ấy là những vinh quang mà anh cùng đồng đội có được dưới màu áo LGD. Thế nhưng vào tháng 8/2011, sự nghiệp của ZSMJ bắt đầu gián đoạn khi “đại gia” iG mua cả bốn game thủ của LGD, ngoại trừ ZSMJ.
Nỗ lực xây dựng lại team sau đó của ZSMJ không thành công và anh rút lui khỏi đấu trường Dota chuyên nghiệp. Trong tháng 12/2012, sau một thời gian dài nghỉ hưu, ZSMJ thông báo về sự trở lại với Dota. Anh ra nhập Vici Gamming vào tháng 3 năm 2013 và rời đội vào tháng 9/2013.
Một thời gian sau khi rời Vici Gamming ZSMJ gia nhập TongFu, rồi Newbee. Hiện tại anh đang thi đấu cho HGT.
Vigoss – Tượng đài Ganker thế giới
Vigoss – Tượng đài Gank thế giới
Với lối đánh cực kỳ hổ báo, luôn chủ động roaming mà ít khi cần sự trợ giúp của đồng đội, đặt đối phương và chính mình vào tình thế một mất một còn, thậm chí băng trụ với quyết tâm “đồ sát”. Khi cầm trong tay Queen of Pain, Mirana hay Pugde, anh khiến mọi đối thủ luôn phải đặt mình trong tình trạng “báo động”.
Trong khi đó thì đồng đội của anh thoả sức farm, push trụ. Chính nhờ lợi thế quá lớn mà Vigoss mang lại, Virtus.Pro nhanh chóng bá đạo trên đấu trường chuyên nghiệp với hàng loạt các chức vô địch: Asus Open Summer, Asus Open Spring, MYM Prime Defending 6, 7, 8…
Đến năm 2009, Vigoss nghỉ DotA để tập trung cho Poker. Hai năm sau, anh trở lại đấu trường chuyên nghiệp với Dota 2 dưới màu áo của M5. Sau The International 2 thảm hại cùng M5, bị đánh bại ngay từ trận đầu tiên của vòng playoff, anh rời đội rồi chơi stand-in cho rất nhiều team.
Đầu năm nay, Vigoss “bén duyên” Empire nhưng vẫn không đạt được nhiều thành công. Và hiện giờ, cái tên Vigoss mất hút trên đấu trường Dota 2 chuyên nghiệp, để lại sự tiếc nuối cho nhiều người hâm mộ.
Loda – thiên tài chiến lược gia
Siêu carry Loda
Loda là game thủ sở hữu kĩ năng farm và combat tuyệt vời. Anh nổi tiếng từ rất sớm ngay từ những ngày đầu thi đấu chuyên nghiệp, đặc biệt là khoảng thời gian chơi cho SK Gaming cùng với người đồng đội Akke.
Dưới sự dẫn dắt của Loda, SK đã dành được rất nhiều giải thưởng danh giá như MYM Prime Defending #9, ESWC và Dreamhack Summer… SK khi đó cùng với MYM của Maelk và Virtus.Pro của Vigoss thực sự là nỗi khiếp sợ của tất cả các đội ở DotA châu Âu.
Sau này, đã có lúc người hâm mộ cho rằng Loda sẽ gắn bó với HON nhưng anh nói rằng mình chỉ chơi cho vui dù cũng đạt được vài danh hiệu. Anh cũng cho biết bản thân rất kì vọng vào Dota 2 và đã chơi suốt thời gian thử nghiệm, đồng thời theo dõi The International 1 để tìm một đội mình muốn tham gia.
Tháng cuối cùng của năm 2011, Loda đánh dấu sự trở lại đấu trường chuyên nghiệp cùng người đồng đội cũ Akke, Miracle, Noez và Niqua dưới tên xP. Loda gặp khá nhiều khó khăn trong thời gian đầu, nhưng với sự kiên trì tập luyện, anh đã giành lại được vị thế của mình trong làng DotA chuyên nghiệp.
Không thỏa mãn với vị trí thứ sáu tại The International 2, anh thành lập No Tidehunter và bắt đầu năm thi đấu trong mơ của mình. Sau đó anh rời No Tidehunder, gia nhập Alliance và giành chức vô địch The International 3. Anh đang là huyền thoại thành công nhất thời điểm hiện tại.
Mushi – huyền thoại Dota của Đông Nam Á
Mushi-Huyền thoại Dota Đông Nam Á
Được đánh giá là một trong những cao thủ solo mid tốt nhất thế giới cùng với những giải thưởng đạt được qua các năm thi đấu, anh được xếp vào hàng ngũ những ganker hay nhất mọi thời đại.
Mushi khởi nghiệp thi đấu chuyên nghiệp từ 2009, luân chuyển qua hàng loạt team khác nhau như: UCPro, Cybertime, Nirvana.my, CCM (Trung Quốc). Năm 2012 anh ra nhập Orange được mời tham gia The International 2 giải đấu lớn nhất năm của Dota 2, kết thúc giải họ đứng ở vị trí 5-8.
Tại giải The International 2013 họ đã giành được vị trí thứ 3. Sau The International 3, Mushi rời Orange chuyển sang chơi cho team DK Trung Quốc nhưng sau TI 4 vừa rồi với kết quả không thành công, team DK không còn thành viên và đang có nguy cơ tan rã rất cao. Hiện tại chưa có thông tin Mushi sẽ chơi cho đội nào.
BurNIng – Carry hàng đầu thế giới
BurNIng – Carry hàng đầu thế giới
Anh hội tụ sự chắc chắn của farmer, liều lĩnh của ganker và sự nhạy bén của 1 supporter. Khởi nghiệp với team 7L và dành được chức vô địch G-League, nhưng do có sự bất đồng, anh rời đội và gia nhập Ks.cn rồi đến CH nhưng không đạt được thành công nào.
Năm 2010 BurNIng ra nhập EHOME, anh được chơi ở vị trí Carry chủ lực và tên tuổi của anh đi lên từ đó. Burning cùng EHOME đã giành được nhiều giải thưởng trong năm 2010 và cá nhân anh xứng đáng là Carry chơi hay nhất năm 2010.
Năm 2011 Buring gia nhập team DK (theo tin đồn thì ở DK anh sẽ có mức tài chính cao hơn) và giành được thành công ngay sau đó khi dk giành được vị trí thứ 2 trong G-League 2011 Season 1 và giải 3 trong ECL Season 2.
Theo thông tin mới nhất chúng tôi nhận được, ngày 17/8/2014 Burning đã tuyên bố giải nghệ trên trang mạng xã hội Weibo.
Theo Game4v
Lý giải sự phát triển vượt bậc của DotA 2 tại Việt Nam
DotA 2 hiện đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam.
Nhìn tổng thể thì sự thành công và phát triển của DotA 2 tại Việt Nam có thể được tóm gọn trong 3 chữ chính: đẹp, miễn phí và gặp thời.
Quả thật, nền đồ hoạ của DotA 2 có thể được xem là rất đẹp mắt và vô cùng lung linh. Trong game, bạn có thể thấy rõ từng gợn nước nhỏ khi hero bước đi. Nhìn về phía Radiant bạn có thể cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên với cây cỏ lá trổ xanh, những con thú rừng chạy qua lại hay những chiếc lá lơ đãng bay qua. Trong khi đó thì phía Dire tạo cảm giác như lọt xuống vùng dung nham núi lửa nóng bỏng, khô cằng.
Cập nhật mới đây với việc thêm vào các hiệu ứng như mưa, mặt trăng hay tuyết rơi càng khiến cho vùng đất DotA 2 trở nên lung linh và huyền ảo hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó thì thiết kế tạo hình hero cũng rất ưu nhìn, đặc biệt các chiêu thức skill khi thi triển được thực hiện hoàn hảo, tạo rõ sự mạnh mẽ hay thanh tao của từng chiêu thức (ulti của Axe bổ xuống khiến mặt đất rung chuyển là ví dụ điển hình).
Để có thể tham gia vào thế giới DotA 2 thì bạn chỉ cần có 1 máy đủ mạnh, cài Steam, tải DotA 2 về và toàn bộ 108 hero sẽ có sẵn đó cho bạn lựa chọn để chơi thoải mái và bạn không hề phải móc 1 xu nào từ túi tiền xẹp lép của mình để mua hero yêu thích cả.
Sẽ có nhiều người phản biện rằng bạn vẫn bỏ tiền ra để mua đồ mặc (gọi là set) cho hero hay mua key cho giải đấu xem trên trực tiếp giải trên game DotA 2, nhưng việc mua đó hoàn toàn không bắt buộc, mọi món đồ mà bạn mua trên DotA Shop hoàn toàn có thể nhận được xuyên suốt quá trình chơi game khi kết thúc mỗi trận đấu đều có rớt đồ ngẫu nhiên cho 10 người chơi và việc mua key chỉ mang mục đích ủng hộ, và nhiều giải đấu lớn thì bạn còn được cơ hội nhận được nhiều set đồ giá trị (StarLadder) và khán giả xem mỗi trận đấu giải đều sẽ được ngẫu nhiên nhận được quà rớt ra sau mỗi pha Rampage, First Blood,...
Cuối cùng là yếu tố gặp thời cũng là yếu tố quan trọng nhất. Trước đây DotA 2 không thực sự phát triển tại Việt Nam một phần vì đòi hỏi cấu hình khá cao so với mặt bằng chung, dẫn đến việc người chơi dù muốn thưởng thức cũng phải lác đầu ngao ngán vì phải bỏ ra số tiền không nhỏ. Nhưng với sự phát triển nhanh của công nghệ dẫn đến sự xuống giá của các mặt hàng công nghệ linh kiện máy tính điện tử, nên người đam mê chỉ còn phải bỏ ra số tiền ít hơn trước rất nhiều mà vẫn có thể thưởng thức được DotA 2 một cách trọn vẹn.
Không ít số lượng người chơi không nhỏ từ DotA đã lên chơi DotA 2 để trải nghiệm &'bình mới, rượu cũ' với bạn bè mình. Bên cạnh đó, sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua sự kiện The International 4 với tổng giải thưởng là hơn $10,000,000 cùng với sự xuất hiện của những pubstomp (nơi họp mặt xem giải) ngay tại Việt Nam (pubstomp tại 2 đầu cầu HCM và Hà Nội của PewPew Studio tổ chức được chính Valve công nhận) cũng góp phần tạo nên sự chú ý của người hâm mộ tại Việt Nam.
Bên cạnh 3 yếu tố chính trên thì còn có những yếu tố khác sự phát triển của thị trường bet của DotA 2 cũng là một nguyên nhân, hay nhiều tay chơi, đến với trò chơi này (người viết xin chỉ sơ qua yếu tố) với mục đích chính là cá cược nhưng cũng đã tạo đà cho sự phát triển của cộng đồng DotA 2 tại Việt Nam.
Rõ nét nhất cho thấy sự phát triển này là sự tăng dần của các giải đấu lớn nhỏ trong nước và được tài trợ bởi những ông lớn như Nvidia với tổng giải thưởng lên đến cả chục triệu đồng so với giải DotA 2 Vietnam Champion's League (D2VCL) được thực hiện bởi kênh stream cá nhân PewPew Studio với giải thưởng 1 triệu đồng ít ỏi (theo dự kiến ban đầu trước khi được cộng đồng quyên góp lên thành hơn 20 triệu).
Cùng với sự phát triển của giải đấu thì cũng là sự tăng nhanh về số lượng đội chơi DotA 2 nhận được tài trợ và hướng mình theo con đường chuyên nghiệp, điển hình có thể kể đến Imba Gaming tại Hà Nội, Aces Gaming tại Hồ Chí Minh,... tham gia và tranh tài ở các giải đấu lớn nhỏ không chỉ ở trong nước mà cả nước ngoài.
Cuối cùng thì phải nói đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các kênh stream tường thuật về DotA 2 (PewPew Studio, ESV Studio, MM Studio) với số lượng người xem đông đảo, đặc biệt có khi lên đến chục ngàn người cùng theo dõi 1 trận đấu có sự hiện diện của các đội chơi nổi tiếng thế giới tại các giải đấu lớn quốc tế là minh chứng hùng hồn khác cho sự phát triển tuyệt vời của cộng đồng DotA 2 Việt Nam.
Sự xuất hiện của nhiều giải đấu từ nhỏ đến lớn dành cho cả đội DotA 2 nghiệp dư, bán chuyên hay chuyên nghiệp đem lại nhiều nguồn tiền và tài trợ lớn, giúp cho nhiều người chơi DotA 2 giỏi có thể mơ đến 1 ngày họ có thể trang trải cuộc sống nhưng vẫn sống cùng với đam mê của mình. Nhưng từ đó cũng dẫn đến nhiểu bất cập cho các đội chơi DotA 2 khi việc thi đấu của họ giờ chỉ xoay quanh chữ "tiền" như trường hợp của của AoE Việt hiện nay.
Sự ra đời của nhiều giải đấu kề sát nhau cũng khiến thế giới DotA 2 tại Việt Nam trở nên chật chội hơn và giải đấu chất lượng cũng dần giảm sút với sự quay đi quẩn lại của 1 vài đội chơi có đầu tư lên ngôi vô địch, chưa kể đến sự bền vững và thường niên của các giải đấu đang được tổ chức cũng bị đặt dấu chấm hỏi vì hầu hết giải được ra mắt vì mục đích thương mại, giới thiệu đánh bóng tên tuổi là chính chứ không hướng nhiều đến sự phát triển của cộng đồng.
Sự bất cập ở chính thành phần cộng đồng DotA 2 tại Việt Nam khi nhiều thành phần đôi khi thể hiện quá khích tình yêu của mình đối với thế giới DotA 2, dẫn đến xung đột với các cộng đồng game khác chỉ dẫn đến cái nhìn thiếu thiện cảm của người trung lập với DotA 2 cũng như từ chính những người chơi từ DotA cũ đã trót lên chơi các game MOBA khác muốn quay lại nhà xưa.
Cuối cùng phải kể đến vấn đề bản quyền giải đấu hiện còn yếu kém tại Việt Nam đôi khi dẫn đến phân chia 2 luồng ủng hộ và ganh ghét dẫn đến những xung đột không đáng có trong cộng đồng DotA 2 Việt Nam với nhau, khiến cho mong ước về sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh cùng phát triển vì cộng đồng của người viết là viễn vông.
Cộng đồng DotA 2 Việt Nam phải thừa nhận đã có nhiều sự phát triển lớn mạnh trong thời gian qua với nhiều giải đấu và sự quan tâm theo dõi các trận đấu DotA 2 trong nước nhưng vẫn còn tồn tại ở đó nhiều điểm yếu và bất cập cần phải tìm ra hướng giải quyết. Liệu đây là sự khởi đầu cho kỷ nguyên DotA 2 tại Việt Nam sau thời DotA 1 hay chỉ là bước tăng trưởng nhất thời trước khi vụt tắt? Xin chờ câu trả lời từ cộng động DotA 2 tại Việt Nam.
Theo Playpark
DotA: Các chiến thuật lừng danh đi cùng năm tháng Với hơn 100 hero và không có giới hạn lựa chọn 10 hero sẽ được chơi trong một trận đấu, DotA có vô vàn cách phối hợp đội hình gồm các hero khác nhau, mỗi trận đấu đều không giống nhau làm game thủ không biết chán. DotA là thể loại game vận hành dựa trên tính đồng đội, khả năng sáng tạo...