Những hư hỏng thường gặp của mâm ô tô
Những vấn đề thường gặp của la-zang (mâm) ô tô là bị ăn mòn, rỉ sét, bị uốn cong, móp méo hoặc có vết nứt.
La-zang bị uốn cong, móp méo thường do va chạm từ ổ gà, lề đường, cọ vào vỉa hè,…
Uốn cong, móp, méo
La-zang bị uốn cong, móp méo thường do va chạm từ ổ gà, lề đường, cọ vào vỉa hè,… Khu vực la-zang bị uốn cong có thể được nhìn thấy ở mép ngoài, mép trong, nan hoa hoặc mặt la-zang.
Một chiếc la-zang bị rỉ sét đã được tháo ra
Ăn mòn, rỉ sét
Do hóa chất hoặc nước bẩn dính vào trong khi xe di chuyển. Những yếu tố này hầu hết là từ bên ngoài ô tô.
Vết rỗ
Video đang HOT
Nguyên nhân chủ yếu của vết rỗ là tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu và mảnh vỡ trên đường bộ. Thiệt hại này đòi hỏi quá trình khắc phục phức tạp hơn một chút. Khi sử dụng công nghệ hàn hoặc máy CNC, các hỏng hóc sẽ được sửa chữa trở lại như tình trạng ban đầu.
Vết nứt
Thường là hậu quả từ một vụ tai nạn hay mảnh vỡ lớn bay vào với lực rất mạnh tạo ra vết nứt trên la-zang.
Có phải thay thế la-zang khi gặp những vấn đề trên?
Theo các chuyên gia, khi la-zang bị hỏng sẽ không cần thay nếu chỉ là vấn đề về mặt thẩm mỹ hoặc thiệt hại bề ngoài (một vài vết rỗ, vết xước nhỏ hoặc bị ăn mòn quá ít). Nếu ô tô trang bị la-zang bằng thép, nếu vành thép bên dưới không ảnh hưởng thì vấn đề không nghiêm trọng.
Người dùng có thể chọn sửa chữa hoặc thay thế lớp vỏ này. La-zang hợp kim cũng tương tự như vậy mặc dù không có phần vỏ bọc. Nếu vành chỉ bị xước nhẹ và vẫn còn tròn cũng như không có phần nào bị uốn cong hoặc khối kim loại bị mất thì chưa cần phải thay thế mới.
Cần để mắt đến những vết trầy xước sát mép lốp để đảm bảo rằng lốp xe không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, việc sửa chữa hay thay thế la-zang bị uốn cong, bị nứt lớn thường tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người. La-zang là bộ phận liên quan đến sự an toàn cũng như về mặt thẩm mỹ. Cách tốt nhất là tránh để tình trạng la-zang hư hỏng quá lâu và cần tới các ga-ra sửa xe ngay khi phát hiện ra.
Hoàng Anh
Đấu nối ắc-quy cho ô tô thế nào mới thực sự an toàn?
Không để các xe quá gần nhau, đấu nối đúng các cực... là những nguyên tắc cần nắm rõ trước khi đấu nối ắc-quy cho ô tô.
Khi thực hiện việc đấu nối câu điện cần chuẩn bị đoạn dây câu điện đủ dài
Để 2 xe quá gần nhau, không tắt máy
Khi thực hiện việc đấu nối câu điện cần chuẩn bị đoạn dây câu điện đủ dài khoảng 3 mét. Trước khi đấu nối câu điện cần phải tắt máy cả hai xe và tuyệt đối không được để hai xe chạm vào nhau, bởi khi khởi động ắc quy sinh ra khí hydro gặp tia lửa điện khi gần nhau dễ gây chập cháy nguy hiểm.
Nguyên tắc tránh chập cháy là cần phải đấu đúng các cực của đầu dây cáp vào hai cực ắc quy
Đấu nối đúng các cực
Nguyên tắc tránh chập cháy là cần phải đấu đúng các cực của đầu dây cáp vào hai cực ắc quy. Như vậy tránh được tình trạng đấu sai cực khiến xe chập, cháy nổ.
Nối một đầu đỏ hoặc vàng ( ) của cáp đấu nối với cực dương ( ) của ắc-quy bị cạn.
Nối đầu đỏ ( ) còn lại của dây cáp với cực dương ( ) của ắc-quy còn điện.
Nối một đầu đen (-) của dây cáp với cực âm (-) của ắc-quy còn điện
Nối đầu đen (-) còn lại của dây cáp với một bề mặt kim loại sạch, không sơn, dưới ca-pô của xe bị hết ắc-quy. Đâu đó trên vỏ động cơ là một nơi tốt.
Sau khi xe nổ máy được, nên tắt các thiết bị để ắc-quy có đủ thời gian hồi điện
Sau khi đã đấu nối
Khi đã đấu nối xong, khởi động chiếc xe có ắc-quy tốt, để máy nổ khoảng 3-5 phút trước khi khởi động xe bị chết ắc-quy. Nếu xe vẫn không khởi động, hãy lắc nhẹ các đầu cáp nối và khởi động lại. Khi xe bị chết ắc-quy đã khởi động được, tháo cáp theo thứ tự ngược lại.
Để chiếc xe được đấu nối nổ máy ít nhất 30 phút để ắc-quy có đủ thời gian hồi điện. Trong thời gian này, nhớ tắt hết các thiết bị không cần thiết mà lại tiêu tốn nhiều điện năng, như điều hoà, sưởi...
Hoàng Anh
Ô tô lâu ngày không chạy, cần kiểm tra những gì? Hệ thống điện, dầu bôi trơn và lốp xe là những bộ phận trên ô tô cần kiểm tra sau nhiều ngày không sử dụng đến. Tuy động cơ không làm việc nhưng dầu bôi trơn để lâu ngày vẫn có thể bị giảm chất lượng Dầu nhớt Tuy động cơ không làm việc nhưng dầu bôi trơn để lâu ngày vẫn có...