Những hỏng hóc thường gặp khi để xe máy dưới trời nắng quá lâu
Việc phải để xe ở nơi nắng gắt, nhiệt độ cao thời gian dài, khiến xe máy của bạn nhanh hỏng hóc, xuống cấp và nguy hiểm hơn là dễ gây ra cháy, nổ.
Lốp xe dễ bị nứt và nổ
Khi trời nắng nóng, nhiệt độ dưới mặt đường rất cao, thậm chí có thể lên tới 60 độ C, cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ mà chúng ta cảm nhận được. Mặt đường và nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ của lốp xe.
Khi nhiệt độ tăng, áp suất không khí trong lốp xe cũng tăng. Theo các nhà khoa học, nếu nhiệt tăng 10 độ C thì áp suất lốp sẽ tăng thêm 1PSI (đơn vị đo áp suất). Nếu bạn chưa biết thì chỉ một vài PSI gia tăng cũng có thể khiến lốp xe bị bào mòn, cản trở phanh, thậm chí là bị nổ lốp.
Cháy nổ bình xăng, cốp xe
Cốp xe máy hiện nay được làm khá rộng để có thể chứa nhiều đồ. Nhiều người thường để những đồ vật dễ cháy nổ trong cốp xe như bật lửa, diêm, cục sạc pin, lon nước ngọt có ga… Nếu đi dưới nắng nhiều giờ, nhiệt độ trong cốp xe sẽ tăng cao có thể dẫn đến cháy nổ.
Khi để xe máy quá lâu ngoài trời nắng sẽ dễ khiến xe bị hỏng hóc. Ảnh: C.N
Gây hỏng hóc cho động cơ
Phải hoạt động trong điều kiện thời tiết với nhiệt độ mặt đường lên tới hơn 50 độ C là một gánh nặng lớn cho động cơ, đặc biệt là những khối động cơ không được chủ nhân chăm sóc một cách thường xuyên. Khi quá tải nhiệt, động cơ xe sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn và gây hỏng hóc ở nhiều bộ phận từ vách máy cho đến các chi tiết quan trọng như trục khuỷu, piston…
Video đang HOT
Với những chiếc xe môtô phân khối lớn, ảnh hưởng của nắng nóng là rõ ràng hơn cả khi nhiệt sinh ra từ động cơ vốn đã rất lớn. Nhiệt độ của những khối động cơ khi hoạt động đã rất cao, hệ thống làm mát hoạt động hết công suất nhưng cũng sẽ là không đủ nếu xe không di chuyển đủ nhanh.
Vỏ xe bị bong tróc sơn
Đa phần vỏ xe máy được làm bằng nhựa nên khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời chúng sẽ bị giòn và dễ vỡ. Khi để xe tiếp xúc ngoài trời lâu, dù cho đã được sơn phủ nhiều lớp nhưng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đến mức xỉn màu, xấu vỏ và thậm chí một số vị trí lẫy chốt còn trở nên giòn, có khả năng bị yếu và gãy sau một thời gian phơi nắng.
Hơn nữa, nhiều người sử dụng còn khiến cho lớp sơn trên vỏ xe bị nứt và rạn khi làm mát cho xe đột ngột bằng cách dội nước lạnh lên chiếc xe vừa phơi nắng.
Bảo vệ xe máy của bạn như nào nếu buộc phải để ngoài trời nắng nóng quá lâu?
Thường xuyên kiểm tra dầu phanh, dầu nhớt, nước làm mát và hãy thay sớm hơn lịch bảo dưỡng vì thời tiết nắng nóng sẽ khiến chúng dễ bị rò rỉ, bốc hơi. Thiếu nước mát, dầu nhớt sẽ khiến động cơ giảm tuổi thọ, thiếu dầu phanh sẽ gây hỏng phanh.
Tuyệt đối không để các vật dễ gây cháy, nổ trong cốp xe, cố gắng tìm nơi có bóng râm, mái hiên hoặc dùng bạt che khi phải đỗ xe quá lâu. Và điểm cần lưu ý là không dùng nước tạt vào xe hay để xe gặp mưa sau quãng thời gian dài phơi nắng, việc thay đổi đột ngột nhiệt độ sẽ khiến xe nhanh hỏng hơn ở phần thân vỏ cũng như động cơ.
Các mốc thời gian bảo dưỡng xe máy định kỳ
Bảo dưỡng xe máy định kỳ là một bước cực kỳ quan trọng nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những hư hỏng của xe, giúp xe luôn vận hành êm ái bền bỉ hơn và đảm bảo an toàn.
Thay dầu nhớt - 2.000-3.000k/lần
Sau một thời gian vận hành, dầu nhớt trong xe trở nên kém chất lượng khiến khả năng bôi trơn bị giảm. Vì vậy, sau khi xe chạy được khoảng 2.000 - 3.000km bạn nên thay dầu nhớt một lần. Xe máy sau khi bị ngập nước cũng nên được thay dầu nhớt để đảm bảo hoạt động tốt nhất.
Sau khi xe chạy được khoảng 2.000 - 3.000km bạn nên thay dầu nhớt
Thay dầu phanh và má phanh - 15.000 - 20.000km/lần
Má phanh mòn không chỉ gây mất an toàn khi xe đang hoạt động mà còn mài mòn đĩa phanh, gây cong vênh, mất độ bám kể cả khi thay má phanh mới.
Dầu phanh cạn hoặc bị cặn bẩn sẽ làm giảm hiệu quả phanh hoặc làm phanh cứng, giật. Để đảm bảo an toàn khi lái xe, bạn nên kiểm tra/thay dầu phanh và má phanh 15.000 - 20.000km một lần.
Lọc gió - 10.000km/lần
Lọc gió giúp lọc bụi bẩn, đưa luồng không khí sạch vào khoang nhiên liệu trước khi đốt cháy. Lọc gió bẩn sẽ khiến nhiên liệu phun vào không cháy hết, hao xăng, xe máy chạy yếu và phun ra khói đen. Vì vậy, hãy thay lọc gió định kỳ để giúp xe vận hành bền bỉ hơn.
>> Xem thêm: Bảng giá xe ga Yamaha tháng 5/2021: Giảm giá 'sập sàn'
Lọc gió giúp lọc bụi bẩn, đưa luồng không khí sạch vào khoang nhiên liệu trước khi đốt cháy
Bugi - 10.000km/lần
Đây bộ phận đánh lửa đốt cháy nhiên liệu và sinh công suất cho xe nên việc bảo dưỡng, thay thế bugi là rất cần thiết. Sau khi xe di chuyển được khoảng 10.000km, đầu bugi sẽ bị mòn, gây ra hiện tượng đánh lửa không đều, động cơ hụt hơi, hao xăng. Vì vậy, nên kiểm tra và thay thế định kỳ bugi để xe luôn vận hành tốt nhất.
Dầu láp - 3 lân thay dâu máy thì nên thay dâu láp 1 lân
Nhớt hộp số hay nhớt láp trên xe tay ga nếu bị khô, nhiễm bẩn sẽ gây tiếng ồn lớn, giảm hiệu quả của hệ thống truyền động, thậm chí có thể gây vỡ láp, mất truyền động nếu tình trạng nặng hơn.
3 lân thay dâu máy thì nên thay dâu láp 1 lân
Dây cu-roa - kiểm tra mỗi 8.000km, thay mới 15.000 - 20.000km/lần
Dây cu-roa là bộ phận truyền động chính của xe, chịu ma sát và lực căng lớn, thường xuyên ở trong tình trạng nhiệt độ cao, bụi bẩn nên rất dễ bị mòn khiến xe ì ạch, nóng máy. Nặng hơn, dây cu-roa có thể bị đứt, gây mất truyền động.
Dây cu-roa cần phải được kiểm tra thường xuyên và nếu có dấu hiệu bị đứt cần được thay thế ngay.
Nước làm mát - kiểm tra 5.000km/lần, châm thêm 10.000km/lần
Nước làm mát trên xe tay ga nếu bị mất quá nhiều hoặc bị cạn sẽ khiến xe nóng máy, nghiêm trọng có thể vỡ lốc máy. Vì vậy, bạn nên kiểm tra nước làm mát định kỳ, đặc biệt sau những chuyến đi dài, đèo dốc.
Nhận biết thời điểm thích hợp thay nhông xích xe máy Mặc dù chỉ là một bộ phận nhỏ trong xe, nhưng khi bộ phận nhông xích bị hỏng, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình vận hành của xe máy Nhông xích xe máy hỏng ảnh hưởng gì đến xe? Việc lười thay nhông xích xe máy khi nó đã quá mòn cũ sẽ dẫn đến những tình huống như sau: Xe...