Những hoạt động đấu tranh vì quyền phụ nữ trên thế giới
Đấu tranh đòi quyền được đi học, được bình đẳng giới, chống ung thư vú, chống lạm dụng tình dục… là những hoạt động dành riêng cho phụ nữ trên toàn thế giới.
Đấu tranh chống bạo lực đối với phụ nữ
Ngày 25/11 hàng năm được biết đến là ngày thế giới đấu tranh chống bạo lực đối với phụ nữ. Thậm chí, Liên Hiệp Quốc đã mở một trang thông tin điện tử riêng để các quốc gia thành viên trao đổi những biện pháp đang được áp dụng nhằm ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và các bé gái, đồng thời chia sẻ thông tin về việc thực hiện bình đẳng giới.
Phụ nữ Ấn Độ xuống đường biểu tình chống tình trạng bạo lực tình dục ngày càng nghiêm trọng ở nước này – Ảnh: AP/PTI
Thực trạng bạo hành, bạo lực đối với phụ nữ và các em nhỏ diễn ra khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức Y Tế thế giới, cứ 3 trong số 10 phụ nữ trên toàn cầu từng là nạn nhân của nạn bạo hành hoặc bị đối xử thô bạo. Có thể bị bạo lực gia đình hoặc lạm dụng tình dục. Ở nhiều nơi, thậm chí nhiều phụ nữ còn bị cắt bộ phận sinh dục nữ. Ước tính hiện vẫn có ít nhất 2 triệu trẻ em gái trên toàn thế giới đang có nguy cơ phải chịu đựng hành vi gây thương tổn này.
Chính vì thế, việc đấu tranh vì sự bình đẳng giới, xoá bỏ mọi hình thức bóc lột tình dục, buôn bán phụ nữ, xoá bỏ định kiến về giới, loại bỏ mọi mâu thuẫn giữa các quyền của phụ nữ, định kiến văn hoá và cực đoan tôn giáo là điều cần được quan tâm trong thời đại mới.
Chiến dịch phòng chống bệnh ung thư vú
Chiến dịch phòng chống bệnh ung thư vú (BCA) đã công bố chủ đề của năm 2013 là: “Cùng nhau chống lại ung thư vú. Cùng nhau chúng ta sẽ mạnh hơn”.
Diễn viên Chiều Xuân lần đầu bán nude ủng hộ chiến dịch
Trong suốt hơn hai thập kỷ qua, chiến dịch BCA được phát động đã giúp hàng triệu phụ nữ trên toàn thế giới nâng cao nhận thức, và giúp nhiều phụ nữ có điều kiện chữa trị căn bệnh này.
Chiến dịch đã hoạt động trên 70 quốc gia khắp thế giới, và đã quyên góp được hơn 48 triệu USD để hỗ trợ các nghiên cứu toàn cầu. Nguồn quỹ này đã đem lại kết quả và các bước tiến mới trong việc chăm sóc, nhất là trong việc đưa ra vắc xin thử nghiệm giai đoạn sớm của ung thư vú, các phương pháp mới tầm soát nguy cơ các bé gái mắc bệnh khi trong gia đình có nhiều người bị bệnh và chương trình điều trị ở giai đoạn sớm của ung thư vú để phòng chống di căn.
Để ủng hộ chiến dịch này tại Việt Nam, nhiều nghệ sỹ cũng đã chụp ảnh bán nude để ủng hộ và kêu gọi mọi người tham gia.
Đấu tranh vì nữ quyền
Video đang HOT
Hàng năm, có rất nhiều nhân vật nổi bật đấu tranh cho những quyền bình đẳng của phụ nữ. Mới đây, cô gái 16 tuổi tên Malala Yousafzai đã được nhận giải thưởng danh giá – Giải thưởng nhân quyền Sakharov vì đã nêu cao quyền được học hành của trẻ em gái. Cô đã trở thành một nhà hoạt động thúc đẩy quyền được đi học, quyền tự do và quyền tự quyết của phụ nữ tại Swat Valley ở Pakistan, nơi Taliban cấm phụ nữ đi học.
Malala Yousafzai cô gái khiến cả thế giới sửng sốt
Cô gái này là một trong số những nhà chính trị, ngôi sao trên toàn thế giới đấu tranh vì các quyền lợi của phụ nữ như: Được bình đẳng giới, được đi học, đấu tranh vì hạnh phúc, tránh lạm dụng tình dục, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em.
Đấu tranh chống lạm dụng tình dục phụ nữ và trẻ em
Đây là cuộc đấu tranh diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tại nhiều quốc gia, số lượng phụ nữ, trẻ em gái chưa đến tuổi vị thành viên bị lạm dụng rất cao, chính điều đó thôi thúc các nhà nhân quyền đứng lên kêu gọi, đấu tranh nhằm chống lại hành động này.
Đa co nhiêu cuôc biêu tinh chông lai bao lưc tinh duc đôi vơi phu nư va tre em Ân Đô
Chiến dịch này đã được nhiều phụ nữ ủng hộ, đặc biệt tại các quốc gia Hồi giáo. Tại Việt Nam, trong những năm qua, chiến dịch quốc gia phòng chống lạm dụng thân thể và tâm lý, tình cảm trẻ em cũng được triển khai. Với mục đích nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của gia đình và cộng đồng về phòng chống lạm dụng thân thể và tâm lý, tình cảm trẻ em, góp phần thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Theo Tiin
12 phát ngôn nổi tiếng của nữ sinh suýt được Nobel Hòa bình
Dù không nhận được giải thưởng Nobel Hòa bình 2013 song nữ sinh Malala Yousafzai (16 tuổi) - người từng bị Taliban giết hụt vì đấu tranh giành quyền học tập cho các bé gái, đã chiếm trọn trái tim của hàng triệu người trên khắp thế giới.
Malala Yousafzai phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
Trước khi Hội đồng trao giải Nobel Hòa bình công bố tên người chiến thắng, khắp các trang mạng Internet đã đồn đoán về sự bứt phá của ứng cử viên nặng ký Malala - một cô gái Pakistan kiêm nhà hoạt động giáo dục tại quốc gia Hồi giáo, sẽ trở thành nhân vật nhỏ tuổi nhất giành giải trong lịch sử Nobel.
Giải Nobel Hòa bình 2013 có tổng cộng 259 ứng cử viên song Malala nhận được nhiều đề cử nhất. Ủy ban Nobel gồm 5 thành viên đã chọn lọc danh sách này và quyết định người chiến thắng từ danh sách rút gọn không được công bố trước dư luận.
Ngoài Malala, những ứng cử viên được đề cử trao giải Nobel Hòa bình năm nay còn có Denis Mukwege - bác sĩ phụ khoa chuyên giúp đỡ những nạn nhân bị bạo lực tình dục và Bradley Manning - một lính Mỹ bị buộc tội tiết lộ bí mật quân sự cho WikiLeaks.
Tới phút cuối, chiến thắng Nobel Hòa bình đã bất ngờ thuộc về Tổ chức Cấm Vũ khí Hoá học (OPCW) vì "những nỗ lực lớn nhằm loại bỏ vũ khí hóa học", Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố hôm 11/10. Tuy nhiên, cho tới nay, cái tên Malala vẫn là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới báo chí cũng nhưdư luận quốc tế.
Đôi nét tiểu sử về nhà hoạt động nhân quyền Malala:
Bằng nghị lực phi thường, Malala đã dần hồi phục sau khi bị Taliban bắn trọng thương
Malala Yousafzai sinh ngày 12/7/1997, tại thị xã Mingora, huyện Swat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan. Malala được biết đến với tư cách nhà hoạt động nữ quyền tại thung lũng Swat - nơi Taliban từng cấm nữ giới đi học.
Đầu năm 2009, khi mới 11 tuổi, Malala đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế khi tham gia viết blog cho kênh BBC và kể về cuộc sống hà khắc, cấm nữ giới đi học dưới chế độ Taliban. Xuất hiện với tần suất ngày càng lớn trên các tờ báo và truyền hình, Malala dần trở nên nổi tiếng và trở thành Chủ tịch hội đồng trẻ em huyện Swat.
Desmond Mpilo Tutu - nhà hoạt động người Nam Phi kiêm tổng giám mục Anh giáo nghỉ hưu, từng nổi tiếng khắp thế giới trong thập niên 1980 chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, đã đề cử Malala nhận giải thưởng Hòa bình trẻ em quốc tế và nữ sinh nhỏ tuổi đã giành giải Hòa bình trẻ quốc gia tại Pakistan.
Cuộc đời Malala đã rẽ sang một trang mới đầy sóng gió vào ngày 9/10/2012 khi hai sát thủ chặn xe buýt chở Malala gần một trạm kiểm soát quân sự và xả súng bắn vào đầu và cổ của cô bé.
Cảnh sát Pakistan đã bắt giữ một số nghi phạm trong vụ ám sát hèn hạ này. Trong những ngày sau cuộc tấn công, Malala đã rơi vào trạng thái bất tỉnh, tính mạng gặp nguy hiểm. Tới ngày 15/10, Malala được chuyển tới Anh để tiếp tục điều trị và với nghị lực phi thường, cô bé dần hồi phục. Thậm chí, lực lượng Taliban còn tái khẳng định ý định giết Malala và cha cô - ông Ziauddin Yousafzai.
Vụ ám sát đã biến Mala trở thành biểu tượng toàn cầu. Cả đất nước Pakistan phẫn nộ, làn sóng dư luận lan sang cả Afghanistan và các quố gia Hồi giáo khác. Chính phủ Mỹ, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc - Ban Ki Moon, UNICEF, Quỹ Phụ nữ toàn cầu... đều lên án hành vi tàn bạo của Taliban. Trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook và nhiều trang mạng khác, Malala được cư dân mạng thế giới tôn vinh là một vị anh hùng.
Hồi tháng Bảy năm nay, các đại biểu tham dư Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã đồng loạt đứng lên dành tràng pháo tay cho Malala sau khi cô hoàn thành bài diễn văn vượt qua số phận, với lời khẳng định không bao giờ im lặng trước thê lưc nào.
Tuy không giành giải Nobel Hòa bình 2013, nhưng Malala đã vượt qua hai ứng cử viên sáng giá là cựu điệp viên Edward Snowden - người tiết lộ chương trình giám sát điện thoại và Internet của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) trước dư luận và hiện đang bị Washington truy nã cùng một nhóm phản đối chính quyền Belarus đang bị cầm tù, trở thành người chiến thắng nhận giải thưởng Nhân quyền châu Âu Sakharov trị giá 50.000 euro (65.000 USD).
Trước Malala, giải thưởng Sakharov từng được trao cho cựu Tổng thống Nam Phi - Nelson Mandela và nhà hoạt động đối lập tại Myanmar - Aung San Suu Kyi.
"Nghị viện châu Âu công nhận sức mạnh phi thường của nữ sinh Malala. Malala đã dũng cảm đứng lên bảo về quyền học tập của trẻ em. Trong đó, quyền của các bé gái thường bị phớt lờ", Martin Schulz - chủ tịch cơ quan lập pháp châu Âu nói.
12 phát ngôn thay đổi thế giới của Malala
Malala trở thành biểu tượng đấu tranh cho quyền học tập của các bé gái trên thế giới
1. "Tại sao tôi phải chờ một ai đó? Tại sao tôi phải trông chờ chính phủ, quân đội giúp đỡ chúng tôi mà không tự giúp chính mình? Tại sao tôi không dám lên tiếng? Tại sao chúng tôi không đòi quyền cho chính mình?" Chương trình The Daily Show with John Stewart, 2013.
2. "Tôi nghĩ cách tốt nhất để giải quyết vấn đề và đấu tranh nên thông qua đối thoại, thông qua phương pháp hòa bình. Đối với tôi, cách tốt nhất để chống lại chủ nghĩa khủng bố và cực đoan đơn giản là: giáo dục thế hệ tương lai", Phỏng vấn trên BBC, 2013.
3. "Tôi sẽ nói với tay súng bắn tôi rằng trước hết hãy lắng nghe tôi nói. Tôi sẽ nói rằng học tập là quyền của tôi và giáo dục là quyền của con trai và con gái tôi, và tôi đang đấu tranh cho lũ trẻ. Tôi đang đấu tranh cho hòa bình", Phỏng vấn trên kênh CBC Radio, 2013.
4. "Tôi tin rằng cách tốt nhất chúng ta có thể tạo nên một thế giới hòa bình không chỉ qua thu nhận kiến thức mà còn từ trái tim và tâm hồn", Phát biểu tại lễ khai trương Thư viện Birmingham, 2013.
5. "Họ không thể ngăn cản tôi. Tôi sẽ tiếp tục đi học dù ở nhà, ở trường hay bất cứ nơi nào khác", Phim tài liệu mang tên "Classed Dismissed in Swat Valley" do New York Times thực hiện năm 2012.
6. "Nếu chúng ta muốn đạt được mục tiêu của mình, hãy nắm lấy vũ khí kiến thức và tự bảo vệ mình bằng sự hợp nhất và đồng lòng", Phát biểu tại Hội đồng Thanh thiếu niên Liên Hiệp Quốc, 2012.
7. "Không nên đối xử với đồng loại bằng sự hung bạo và cay nghiệt, hãy đấu tranh theo phương pháp hòa bình cũng như thông qua đối thoại và giáo dục", Chương trình The Daily Show with John Stewart, 2013.
8. "Họ chỉ có thể bắn vào cơ thể mà không thể bắn tan giấc mơ của tôi", Phỏng vấn của hãng tin CNN, 2013.
9. "Tôi nghĩ cuộc sống luôn đầy rẫy nguy hiểm. Một số người lo sợ vì điều đó. Mmột số người không dám tiến lên phía trước. Nhưng đối với một số người, nếu muốn đạt được mục tiêu, họ phải tiếp bước, phải di chuyển...", Phỏng vấn của hãng tin ABC, 2013.
10. "Tôi có quyền được đi học. Tôi có quyền được vui chơi. Tôi có quyền được hát. Tôi có quyền được trò chuyện. Tôi có quyền đi tới siêu thị. Tôi có quyền đưa ra ý kiến của mình", Phỏng vấn của hãng tin CNN, 2011.
11. "Tôi nghĩ cuộc sống hiện tại của tôi không như quá khứ. Đây là cuộc sống thứ hai của tôi. Mọi người đã cầu Chúa phù hộ cho tôi và tôi đang dùng chính cuộc đời mình để giúp đỡ mọi người", Phỏng vấn trên hãng tin ABC, 2013.
12. "Một đứa trẻ, một thầy giáo, một quyển sách và một cây bút có thể thay đổi cả thế giới. Giáo dục là giải pháp duy nhất. Giáo dục là ưu tiên số 1", Phát biểu tại Hội đồng Thanh thiếu niên Liên Hiệp Quốc, 2012.
Theo Infonet
Báo nước ngoài: Tướng Giáp Vị tướng của các tướng Hàng loạt tên của các vị tướng chỉ huy đã trở lên vang dội trên toàn thế giới sau Thế chiến II như Patton, Montgomery, Rommel, Eisenhower, MacArthur... Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng người vĩ đại nhất trong số họ đó chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thần tượng được sùng kính nhất của Việt Nam sau Chủ tịch...