Những hình ảnh về lính Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam
Các phóng viên chiến trường của AP đã bất chấp nguy hiểm để chụp những hình ảnh lột tả sự khốc liệt của chiến tranh tại Việt Nam trong thời kỳ 1955 -1975.
Một lính Mỹ giơ hai tay lên cao để chỉ dẫn trực thăng hạ cánh xuống một khu rừng gần thành phố Huế, tháng 4/1968. Nhiều binh sĩ khác xung quanh anh đang bị thương. Đây là bức ảnh của nhiếp ảnh gia Art Greenspon.
Thủy quân lục chiến Mỹ đóng quân ở khu phi quân sự (DMZ) phía nam sau cuộc giao tranh vào tháng 9/1966. Trực thăng ở bên trái bức ảnh đã rơi khi thực hiện nhiệm vụ tiếp tế.
Lính nhảy dù thuộc Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 173 của Mỹ vác súng trên vai khi di chuyển qua một con sông tại vùng rừng rậm thuộc huyện Bến Cát, miền nam Việt Nam, ngày 25/9/1965. Lính Mỹ tới đây để tìm nơi ẩn náu của các chiến sĩ giải phóng.
Binh sĩ Mỹ điều khiển trực thăng và nã súng máy vào hàng cây trong cuộc tấn công một căn cứ của giải phóng quân ở khu vực phía bắc tỉnh Tây Ninh, gần biên giới Campuchia vào tháng 3/1965. Đây là ảnh của nhiếp ảnh gia Đức Horst Faas, người từng hai lần đoạt giải báo chí Pulitzer.
Một lính Mỹ chạy khỏi trực thăng CH-21 sau khi nó rơi gần một ngôi làng ở Cà Mau ngày 11/12/1962.
Một binh sĩ Mỹ không rõ danh tính đội mũ cối với dòng chữ “Chiến tranh là địa ngục” (ảnh trái). Dù một mắt bị thương, binh sĩ Thomas Cole vẫn cố gắng giúp trung sĩ Harrison Pell chữa trị vết thương.
Video đang HOT
Binh sĩ nhăn mặt vì đau đớn khi chờ di tản khỏi căn cứ ở thung lũng A Shau, Huế.
Sự khốc liệt của trận Đồng Xoài thể hiện rõ trên khuôn mặt của trung sĩ Philip Fink vào ngày 12/6/1965.
Lính bộ binh Mỹ của đại đội A, tiểu đoàn 1, sư đoàn bộ binh số 16 bế một đứa trẻ ra khỏi làng Cam Xe, gần đồn điền cao su Michelin Dầu Tiếng, phía tây bắc Sài Gòn, sau vụ tấn công ngày 22/8/1966.
Một kỵ binh Mỹ đỡ một bà cụ Việt Nam tới trại tị nạn vào ngày 5/1/1968.
Lính thủy đánh bộ bị thương nằm trên sàn của trực thăng H34 khi di tản khỏi vùng chiến sự ở bán đảo Vạn Tường, Quảng Ngãi, ngày 19/8/1965.
Thi thể của một lính nhảy dù Mỹ được nâng lên trực thăng để rời khu rừng nhiệt đới, gần biên giới Campuchia, sau cuộc giao tranh ở chiến khu C vào ngày 14/5/1966.
Bác sĩ Joseph Wolfe (ở giữa) cùng nhiều nhân viên y tế khác đang điều trị cho một binh sĩ bị thương tại Charlie Med, một bệnh viện dã chiến dưới lòng đất ở Khe Sanh vào tháng 3/1968.
Peter Arnett Gregg, nhà báo New Zealand, chụp ảnh cuộc đổ bộ của Thủy quân lục chiến Mỹ ở bãi biển Đỏ, Đà Nẵng vào ngày 10/4/1965.
Theo Tri Thức
Hình ảnh ám ảnh về Lào, Campuchia trong chiến tranh Việt Nam
Sau khi Lon Nol đảo chính lật đổ chính quyền của Quốc trưởng Sihanouk theo chỉ đạo của Mỹ ngày 18/3/1970, hàng trăm nghìn người Việt ở Campuchia rơi vào thảm cảnh.
Binh lính của tướng Lon Nol đốt nhà, cướp bóc tài sản của nông dân Việt Nam sống lâu đời ở Campuchia sau vụ đảo chính ở Phnompenh tháng 3/1970. Hình ảnh trích từ sách ảnh "Chiến tranh giải phóng Việt Nam" của phóng viên chiến trường Nhật Bản Ishikawa Bunyo, được scan và đăng tải trên diễn đàn TTVN.
Binh lính Lon Nol hành quân trên đường số 1 của Campuchia.
Linh Lon Non khiêng xác đồng đội tại Prasot, ngày 12/4/1970.
Quân Mỹ trên lãnh thổ Campuchia tháng 5/1970 (ảnh trái) và quân Lon Nol tác chiến ở Prasot (ảnh phải).
Người dân Campuchia run sợ trước họng súng của quân đội Lon Nol, Prasot ngày 11/4/1970.
Linh thông tin của Lon Nol tại Coquitlam, 10/5/1970.
Lính Sài Gòn khiêng một nông dân Việt Nam bị quân Lon Nol bắn trọng thương ở vùng biên giới Việt Nam - Campuchia, tháng 5/1970.
Hiện trường sau một vụ thảm sát người Việt của quân Lon Nol ở Takeo.
Người Việt Nam sinh sống ở Phnompenh bị cướp đoạt tài sản, bị tập trung và giam giữ trong trường học, ngày 12/5/1970.
Quân Lon Nol bắt giữ những người Việt bị tình nghi ủng hộ quân giải phóng ở Kampong Cham, 11/4/1970.
Lính Lon Nol áp giải một bà mẹ và em bé người Việt. Không biết số phận của họ sau tấm ảnh này ra sao.
Theo Kiến Thức
Lời thú tội của Kim Ki Tae sĩ quan Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam Một khi đã bắn một thường dân vô tội, chúng tôi không thể không giết tất cả bọn họ. Bởi vì một người còn sống sót có thể làm nhân chứng về những việc làm sai quấy của chúng tôi, tôi phải ra lệnh như vậy với tư cách là một đại úy. Bài viết của tác giả Hwang Sang Cheol đăng tải...