Những hero DOTA 2 thách thức tài phán đoán của game thủ (Phần 1)
Những hero DOTA 2 đòi hỏi sự phán đoán của các game thủ (và cả một chút may mắn nữa) là những hero đem lại nhiều thử thách và hứng thú khi chơi, tập luyện.
Số lượng các hero DOTA 2 hiện nay rất nhiều (khoảng 100 heroes). Mỗi hero lại có những điểm độc đáo, ưu nhược khác nhau. Nhờ vậy người chơi sẽ thỏa sức sáng tạo khi hóa thân vào những anh hùng đầy quyền phép. Trong số đó, những hero đòi hỏi sự phán đoán của các game thủ (và cả một chút may mắn nữa) là những hero đem lại nhiều thử thách và hứng thú khi chơi, tập luyện. Xin nhấn mạnh ở đây sự phán đoán của game thủ là quyết định đối với lối chơi các hero này. Còn nói chung, khi chơi DOTA 2 bạn phải đọc map, đọc được diễn biến trận đấu và đoán được chuyện gì sắp xảy ra cho dù đang chơi bất cứ hero nào.
Đầu tiên có thể kể đến Mirana- Princess of the Moon (Công chúa Mặt trăng). Sở hữu một vẻ đẹp bí ẩn như ánh sáng của những đêm trăng huyền ảo, Mirana mê hoặc các game thủ bởi bộ skill rất hay của mình. Nàng có thể là một ganker đầy nguy hiểm hoặc một carry mạnh mẽ về late game.
Kỹ năng làm nên tên tuổi của Mirana chính là những mũi tên Sacred Arrow có thể stun đối phương đến 5 giây! Tuy nhiên để thi triển chính xác được Arrow không dễ dàng chút nào. Người chơi phải đoán được hướng di chuyển của địch, ước lượng khoảng cách đến đối phương, thời gian tên bay. Chưa hết, khi kẻ thù là một player có kinh nghiệm, họ có thể “lạng lách đánh võng” để né tránh.
Tạo hình xinh đẹp của Mirana trong DOTA 2 với thú cưỡi cực “cool”.
Dù vậy, một game thủ có thể cải thiện dần những pha Sacred Arrow của mình bằng cảm giác và kinh nghiệm tập luyện. Khi trình độ nâng lên bạn sẽ thực hiện được những cú stun khó, khuất sight, hạ gục mục tiêu tàng hình trong sự phấn khích của bản thân và thán phục của bạn bè. Một điểm hấp dẫn khác là Mirana trong DOTA 2 được chăm chút tạo hình xinh đẹp hơn nhiều và luôn có những vật phẩm mới để cô nàng “làm điệu” đấy nhé.
Video đang HOT
Một hero có ngoại hình khác xa nhưng có lối chơi “gần giống” Mirana, đó là tên đồ tể bặm trợn Pudge (Butcher). Gã hàng thịt khát máu này thường rình rập ở những góc bí hiểm rồi tung sợi xích chết chóc kéo con mồi về cắn xé. Như đã nói, lối chơi của Pudge có phần giống Mirana vì sự tương đồng giữa Meat Hook và Sacred Arrow. Tuy nhiên, Meat Hook lại có phần khó hơn vì Pudge có thể Hook nhầm những unit đồng đội trong khi tên có thể bay xuyên qua. Bù lại, “nhược điểm” này có thể được tận dụng để Butcher kéo và cứu thoát đồng đội trong những tình huống nguy hiểm.
Pudge là một hero khó nhưng lại rất thú vị khi chơi, nhất là khi chúng ta rình mò và tóm được một kẻ thù trong sự ngỡ ngàng của hắn. Cũng như Sacred Arrow, khi đã “lên trình”, bạn có thể thực hiện những pha Hook không sight, kéo những hero tàng hình, thực hiện những combo với Wisp, Chen để bắt cóc kẻ thù đem về hồ nước của mình. Tất cả những điều này chỉ có thể đạt được nếu bạn chăm chỉ tập luyện và có một cảm quan tốt khi chơi. Nhân đây chúng tôi xin giới thiệu một đoạn clip nhỏ chơi Pudge ở pub game của đội trưởng Na`Vi- Puppey. Nếu trước giờ bạn thán phục Pudge của Na`Vi.Dendi thì hãy xem Puppey đánh hero này như thế nào nhé.
Ngoài Mirana, Pudge, có một hero với lối chơi có thể xếp vào hàng “nghệ thuật” và cùng với hai hero kia tạo thành bộ ba được làm video clip nhiều bậc nhất DOTA. Chắc hẳn các bạn đã đoán được, chính là con quỷ đến từ địa ngục Shadow Fiend. Không hề có skill chạy trốn, mỏng manh dễ chết vào đầu game, là mục tiêu rất được yêu thích “cần phải hạ gục ngay” của đối thủ trong combat tổng, Shadow Fiend vẫn được đông đảo game thủ yêu thích.
Có cảm giác người ta quan niệm nếu đánh DOTA “pro” thì phải là một “pro” Shadow Fiend. Hơn nữa hero này còn là một công cụ để các “game thủ nguy hiểm” giải quyết ân oán trong game. Nếu có cãi nhau, cay cú khi chơi, họ sẽ thách thức nhau bằng câu cửa miệng “có ngon ra solo Shadow Fiend mày?” “làm kèo solo Shadow Fiend không?”
Vậy điều gì đã làm Shadown Fiend hấp dẫn đến như vậy? Điểm chính yếu đến từ skill Shadowraze. Ở level 4, mỗi cú raze gây 300 dmg (có thể vẩy 3 lần theo những khoảng cách khác nhau), một lượng dmg lớn giúp Shadow Fiend farm rất dễ dàng đồng thời là một “ganker” nguy hiểm từ mid game trở về trước.
Tuy nhiên, Shadowraze không hề dễ dàng thực hiện một chút nào.
Người chơi phải bình tĩnh, tính toán chuẩn xác và thật quyết đoán để raze hạ gục kẻ thù. Vẩy raze giết hero tàng hình, vẩy xuyên đồi, vẩy khuất sight v…v là những kỹ năng cần thiết của một pro Shadow Fiend nhưng chưa đủ. Cái làm nên một Shadow Fiend đẳng cấp là khả năng xử lý nhanh nhạy, chính xác trong những tình huống hiểm nghèo nhất. Những tình huống mà có thể gây “cóng tay” với một game thủ chưa đủ bản lĩnh.
Huyền thoại YaphetS đã chuyển sang DOTA 2. Còn bạn thì sao?
Như chúng ta đều biết player được cho là người đánh Shadow Fiend hay nhất từ trước tới nay là YaphetS, một pro player của DOTA Trung Quốc và hiện nay đã chuyển sang tập luyện, thi đấu DOTA 2. Tên của anh đã được đặt cho Shadow Fiend như một sự tưởng thưởng cho những màn trình diễn tuyệt vời của anh với hero này.
(còn tiếp)
Theo GameK
Các carrier được ưa chuộng ở phiên bản DotA 6.77b (Phần 2)
Theo bạn, đó sẽ là những heroes nào, cùng theo dõi ngay sau đây.
Chaos Knight
Là một hero luôn có vị trí đứng trong DotA, CK vẫn luôn khẳng định được mình ở khắp các đấu trường. Với bộ skill cực mạnh mẽ và thời gian disable khá lâu, nhược điểm duy nhất của anh ta ở đầu game là thiết mana. Nhưng hiện nay, trào lưu Bottle Crow đã được sử dụng cho mọi hero và Chaos cũng không nằm ngoài chỗ đó, vậy nên hero này đã giải quyết được mọi nhược điểm. Ngoài ra, Chaos cũng không cần quá nhiều item mà vẫn có thể thỏa sức tung hoành, cùng với đó là khả năng trở thành và pusher cực mạnh ở giữa và cuối game với Ultimate phân bóng của mình.
Traxex
Là một trong những hero được buff nhiều nhất ở phiên bản đó, thực sự Traxex đã được để tâm hơn rất nhiều. Cô nàng này là một trong vài heroes của DotA có thể đạt được lượng damage vật lí trên 100 ngay khi ở level 6. Với khả năng slow cực mạnh từ Frost Arrow cùng skill Silence khá khó chịu, khó có các supporter máu giấy nào có thể chạy thoát khỏi Traxex. Về late game, Traxex lại càng mạnh mẽ hơn khi đã có đủ item và có thể một mình thổi bay cả một lane của địch trong nháy mắt. Tuy nhiên, nhược điểm của Traxex là máu giấy khiến cho cô nàng này vẫn thường xuyên "ăn hành" trong các trận đấu chuyên nghiệp, vậy nhưng Traxex vẫn thường xuyên nằm vào top ban-pick của các đội.
Nevermore
Bóng ma này không bao giờ thiếu chỗ đứng ở cả public lẫn đấu trường chuyên nghiệp. Tuy rằng có nhiều nhược điểm như máu thấp, không có skill disable thì SF lại có khả năng gây damage cả phép lẫn vật lí một cách khủng khiếp. Với khả năng giết người cũng tăng soul cho skill 2 và Ultimate được sửa lại khá imba, Ice Frog đã giúp SF tự tin tham gia vào các cuộc gank lẻ và combat nhiều hơn.
Mong rằng bài viết này giúp các bạn có thêm cái nhìn khái quát hơn về các hot carrier phiên bản vừa qua.
Theo GameK
Đại gia làng eSport bị phạt vì đến muộn: Công bằng hay không? Thực ra thì Na`Vi cũng đã có một lịch sử không được tốt đẹp lắm về việc đi muộn trong các giải đấu.... Tại vòng bảng giải đấu Copenhagen Games 2013 vừa qua, đại gia của cộng đồng Counter Strike: Global Offensive Đông Âu đã có trận thắng 2-1 trước đội game BX3 của Norway. Tuy thắng, nhưng phải nói đó cũng là...