Những hero DOTA 2 có skill xuất phát từ game nhập vai Nhật Bản
Có một số ý tướng trong DOTA 2 xuất phát từ những tựa game nhập vai JRPG kinh điển mà nổi bật nhất chính là Final Fantasy. Trong vô vàn ý tưởng được sử dụng cho các hero DOTA 2, có một số xuất phát từ những tựa game nhập vai JRPG kinh điển mà nổi bật nhất chính là Final Fantasy.
Juggenaut và Omnislash
Trong lịch sử của làng game, Cloud Strife rõ ràng là một trong những kiếm sĩ có nhiều fan hâm mộ nhất. Vì thế không có gì lạ khi Ultimate của một samurai như Juggernaut lại lấy ý tưởng của Omnislash, tuyệt chiêu Limit Break mạnh nhất của chàng Cloud trong Final Fantasy VII.
Đòn Omnislash đánh bại Sephiroth vào cuối phim Advent Childrent.
Omnislash có thể hiểu là “những đòn chém đến từ mọi hướng”, và với Cloud, anh có khả năng tấn công những kẻ địch ngẫu nhiên tới 15 lần với hiệu ứng critical hits. Khả năng này sẽ trở nên quá imba trong DotA, vì thế, ultimate của Juggernaut so với bản gốc đã bị làm yếu đi ít nhiều kèm theo một số chỉnh sửa khác nhằm cân bằng lại sức mạnh của hero.
Và đòn Omnislash giúp bạn chiến thắng trận đấu trong DOTA 2.
Phantom Lancer và Spirit Lance
Chắc hẳn nhiều bạn đã biết điều này: model Phantom Lancer sử dụng trong DotA vốn không có sẵn mà được tạo hình hoàn toàn dựa theo Kihmari Ronso, một trong những nhân vật chính của Final Fantasy X. Skill đầu tiên của Phantom Lancer cũng được lấy theo tên vũ khí mạnh nhất của nhân vật này trong trò chơi ở phiên bản phát hành ở Bắc Mĩ: Spirit Lance.
Nguyên mẫu của Phantom Lancer trong Final Fantasy X.
Bane Elemental
Video đang HOT
Toàn bộ skill của Bane đều lấy ý tưởng từ tựa game Tactics Ogre: The Knight of Lodis, một trò chơi chiến thuật theo lượt trên hệ máy Game Boy Advance được phát hành tại Bắc Mĩ năm 2002 bởi Atlus. Trong trò chơi này, nguyên tố Bane Elemetal bao gồm những skill Nightmare, Brain Sap, Enfeeble và Fiend’s Grip cho phép bạn gây ngủ, hút máu hay mana của đối phương.
Sẽ ít ai nghĩ rằng hai hình ảnh này lại có mối liên hệ với nhau.
Tuy nhiên, ngoại trừ Nightmare còn giữ nguyên tác dụng gây ngủ khá giống so với phiên bản gốc, các skill còn lại đều đã được thay đổi rất nhiều để phù hợp với một trò chơi dựa trên thời gian thực như DotA. Một điều thú vị là ở DotA, tất cả các skill của Bane đều chỉ có tác dụng lên một đối tượng, trong khi bản gốc của chúng đều là những skill AOE.
Doom Bringer – Một Blue Mage chính hiệu
Nếu bạn là một fan của Final Fantasy, chắc hẳn Blue Mage không phải là cái gì xa lạ. Trong mỗi phần của serie này, luôn có ít nhất một nhân vật thuộc về class Blue Mage, những character có khả năng sử dụng phép thuật mà thông thường được sở hữu bởi các quái vật trong trò chơi. Ngoại trừ Scorched Earth, ba skill còn lại của Doom đều tương tự với các skill của class này.
Devour được lấy ý tưởng từ kĩ năng Eat/Cook của Quina (FF IX) hay kĩ năng Devour có được từ GF Eden trong (FFVIII), cả hai cho phép bạn “ăn thịt” các quái vật gặp trên đường đi và nhận được kĩ năng hoặc stats tương ứng. LVL? Death dựa trên rất nhiều những spell gây sát thương hay hiệu ứng dựa trên Level mà người chơi vẫn thường sử dụng trong các phần của Final Fantsay như LV? Death, Level 4 Holy, Level 3 Defless,…. Trong khi đó, Ultimate Doom cũng sử dụng cùng tên với một kĩ năng khác của Blue Mage, mặc dù có cơ chế tương đối khác biệt.
Theo VNE
Xếp hạng hero trong competitive DOTA 2 tháng 4: Ngôi sao Batrider
Batrider đã có một bước chuyển mình mạnh mẽ để trở thành ngôi sao trong DOTA 2 tháng 4. Sau đây là thống kê các hero được sử dụng trong DOTA 2 chuyên nghiệp tháng 4
Ngôi sao của tháng: Không ban thì phải pick
DOTA 2 Batrider có mặt trong tất cả 428 trận đấu chuyên nghiệp của tháng Tư vừa qua, hoặc bị ban hoặc được pick. Bộ skill cùng với các chỉ số hoàn hảo cho một initiator: ultimate xuyên BKB, lượng Intelligence và Strength cao, Flamebreak cho phép hất đối thủ vào vị trí mà bạn muốn, Firefly có khả năng gây một lượng sát thương lớn, control lane khủng với Sticky Napalm.
Bên cạnh đó là sự đa năng có thể đảm nhiệm nhiều vị trí từ solo mid, offlane, jungle cho đến trilane khiến cho Batrider luôn có chỗ trong chiến thuật của các đội khi thi đấu DOTA 2.
Tier 1: Thường xuyên được ban hoặc pick
Nhóm những hero luôn dành được sự chú ý của các đội, hầu hết những hero này đều là lựa chọn sáng giá phù hợp với nhiều đội hình. Bên cạnh những hero đã quá quen thuộc, Wisp đang được chú ý nhiều hơn bởi bộ skill khác biệt và khả năng gây đột biến trong trận đấu với ultimate của mình.
Một điều đáng chú ý khác là Lifestealer, Lone Druid, Magnus và Nyx Assassin có tỷ lệ 100% ban/pick tại khu vực Châu Á (thực tế là Trung Quốc và Đông Nam Á), điều này cho thấy các đội DOTA 2chuyên nghiệp ở đây thường chú trọng nhiều hơn vào sự ổn định và chiến thắng, thay vì sự đa dạng trong chiến thuật.
Tier 2: Đôi lúc bị ban, thường xuyên được pick
Có thể nói là Cancer Lancer đã ít được ưa chuộng đi một chút, nguyên nhân của việc này có thể nằm ở việc người bạn đồng hành Keeper of the Light bị nerf cộng với việc các đội đã tìm ra cách counter lại hero này bằng Gyrocopter và Shadow Demon. Dù sao thì việc Phantom Lancer và bè lũ của mình xuất hiện ít đi sẽ làm các trận đấu DOTA 2 mới lạ và ít nhàm chán hơn.
Một gương mặt khác đang quay lại đấu trường chuyên nghiệp trong thời gian gần đây là Bane, một anti-carrier với khả năng disable cũng như trừ damage đủ để vô hiệu hóa một, thậm chí hai hero đối phương trong thời gian dài.
Tier 3: Được ban/pick tùy vào chiến thuật
Khi những kẻ khác bước tới, một số những hero sẽ phải lùi lại phía sau một chút, những hero từng rất được ưa chuộng như Luna, Jakiro, Anti-Mage ít được sử dụng hơn. Alchemist và Juggernaut, sau một ít thay đổi về skill, đã trở nên tin cậy hơn khi sử dụng trong thi đấu DOTA 2 chuyên nghiệp.
Tier 4: Hiếm khi được ban/pick
Đã có một thời gian dài Windrunner luôn góp mặt trong các trận đấu bởi sự đa năng mà hero này mang lại, nhưng khi có nhiều gương mặt khác có thể đảm nhận vai trò offlane đồng thời mang lại nhiều ảnh hưởng hơn trong teamfight thì Windrunner dần dần rơi xuống nhóm hero ít được coi trọng. Trong khi đó, Naga, Morphling, Lycanthrope,... là những ví dụ về việc bị Icefrog nerf quá tay, khiến cho những hero này khá hiếm khi được pick hay ban trừ khi đó là hero tủ của một player nào đó.
Tier 4: Rất hiếm khi xuất hiện
Bị nerf trực tiếp lẫn gián tiếp, khả năng combat cũng như control lane của Invoker bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cho hero này không còn cạnh tranh được với những hero chuyên solo lane khác và rơi hẳn xuống đáy của bảng xếp hạng bên cạnh những kẻ đáng thương khác.
Tier 5: Không hề được ban/pick
Bloodseeker, Huskar, Spirit Breaker đều bị coi là những pubstar bởi chỉ có khả năng tấn công một đối tượng và quá yếu trong combat. Medusa từng là trùm trong chiến thuật nuôi rùa trong DotA, nhưng khi game đấu trở nên ngắn và nhanh hơn, hero này nhanh chóng bị loại khỏi vòng chiến. Necrolyte sau khi remake skill 3 từng được iG pick thử nghiệm trong một số trận đấu vào đầu năm nay, nhưng không đạt được kết quả khả quan.
Tusk cùng với Skywrath Mage là hai hero chỉ mới được đưa vào captain mode, Na`Vi là một trong những đội tiên phong sử dụng cả hai hero này trong trận đấu với Qpad Red Panda đầu tháng Năm cùng với combo Ice Shards - Mystic Flare khá đáng sợ.
Chưa được đưa vào captain mode trong tháng Tư:
Theo GameK
Tiếp tục phát hiện nghi vấn bán độ tại một trận đấu DOTA 2 chuyên nghiệp Đó là game đấu giữa Empire và mouz tại giải DOTA 2 ESL MAJOR SERIES ONE - SEASON 3. Ngày 22 tháng 10 vừa qua diễn ra trận đấu giữa hai top team trong làng DOTA 2 thế giới Empire và mouz tại giải ESL MAJOR SERIES ONE - SEASON 3. Tưởng chừng như mouz sẽ dễ dàng đánh bại Empire nhờ đẳng...