Những hero đang hot trở lại trên đấu trường DOTA 2
Trong thời gian gần đây, xu hướng chiến thuật trong các game đấu DOTA 2 chuyên nghiệp đã thay đổi khá nhiều với sự xuất hiện của những hero từng bị “ghẻ lạnh” suốt những năm qua như Spirit Breaker, Sniper, Axe…
Nếu thường xuyên theo dõi các game thi đấu chuyên nghiệp DOTA 2thời gian vừa qua, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy được khá nhiều sự thay đổi trong xu hướng chiến thuật của game. Theo nhận xét của nhiều game thủ thì số lượng hero được lựa chọn ban pick hiện nay trong DOTA 2 đã mở rộng ra khá nhiều chứ không còn bị giới hạn trong một vài gương mặt “không ban thì pick” như trong giải The International 4 trước đây.
Điều này đã tạo cơ hội cho một số hero từng bị “ghẻ lạnh” trong suốt một thời gian dài và hiếm khi được xuất hiện trong các trận đấu giải yêu cầu độ try-hard cao. Đây cũng là điều làm cho các lượt ban-pick của DOTA 2 giờ đây trở nên bất ngờ, khó đoán và thú vị hơn bao giờ hết. Chúng ta hãy cùng điểm lại những hero hot nhất được giới game thủ chuyên nghiệp DOTA 2 đưa trở lại vào đấu trường Competitive trong thời gian qua.
1, Sniper
Nếu là một hai năm trước đây, có lẽ ít ai có thể nghĩ được rằng sẽ có một ngày anh chàng xạ thủ Sniper lại được ưu ái trở thành “hot boy” trong các giải chuyên nghiệp. Yếu điểm ở lượng máu ít, dễ bị gank và cần khá nhiều đồ để trở nên mạnh mẽ đã khiến các pro-player bỏ qua anh chàng này.
Thế nhưng kể từ khi được thay đổi lại kĩ năng Shrapnel cho phép tích 3 charges lại để sử dụng đủ để anh chàng gây slow sát thương cho hero địch trong một vùng rộng lớn khiến chúng tiến không được, lùi cũng không xong. Chỉ cần có support bảo kê tốt, khi Sniper có một vài item cơ bản, anh chàng sẽ trở thành một cỗ máy def trụ tuyệt vời, đủ sức bắn nát cả team địch từ khoảng cách cực xa.
2, Juggernaut
Từng khá nổi tiếng trong tay của MangaQ – StarBoba một thời nhưng phải mất một thời gian dài, Juggernaut mới tìm được chỗ đứng của mình trong các game thi đấu chuyên nghiệp của DOTA 2. Thực tế thì hero này không hề yếu, đơn giản chỉ là các pro-player chưa tìm ra được hướng đi thích hợp trong competitive cho anh chàng mà thôi.
Phải mãi đến khi xu hướng Juggernaut lên Mask of Madness trở nên phổ biến, khiến Juggernaut có thể đánh thêm các đòn đánh thường nhanh hơn kể cả khi đang sử dụng Ultimate. Điều này khiến cho lượng sát thương mà Juggernaut gây ra được tại thời điểm late game trở nên rất lớn, đủ sức cày nát cả đội hình đối phương trong combat. Ngoài ra, khả năng hồi máu, gây sát thương ban đầu nhờ kĩ năng Blade Fury cũng là lợi thế lớn của anh chàng khi đi lane vào thời điểm early game.
3, Axe
Có thể nói rằng trong thời gian vừa qua, Axe là một trong những hero hot nhất tại các giải đấu competitive của DOTA 2. Sức mạnh của Axe nằm ở khả năng tank, dứt điểm nhanh các hero ít máu hay thậm chí là cả khả năng áp đảo lane vào thời điểm ban đầu.
Khi về late game, kĩ năng Berserker’s Call nếu kết hợp cùng Blink Dagger sẽ cho thời gian disable hero địch lên tới 3.2 giây, một khoảng thời gian đủ để làm nên rất nhiều điều trong DOTA 2. Thời gian disable này gần bằng level 3 ultimate khủng bố của Magnus là Reverse Polarity.
4, Spirit Breaker
Tuy chưa thực sự được coi là “hot boy” nhưng Spirit Breaker cũng đã được trở lại trong một số game thi đấu chuyên nghiệp gần đây. Hi vọng rằng trong giải The International 5 sắp tới, anh chàng này sẽ được sử dụng nhiều hơn nữa để các trận đấu DOTA 2 trở nên tốc độ và nổ ra combat thường xuyên hơn.
Sức mạnh của Spirit Breaker đến từ khả năng đánh dấu và lao về phía một hero địch. Điều này khiến cho anh chàng có thể lao đi hỗ trợ các lane, phát động combat và gank lẻ khá tốt. Ngoài ra, bộ combo Charge of Darkness và Nether Strike cũng đủ để cấu một lượng máu lớn, thậm chí tiễn một hero ít máu lên bảng mà hắn không kịp phản kháng. Việc đưa Spirit Breaker vào competitive đã khiến các game đấu trở nên nhanh hơn, kịch tính và thường xuyên nổ ra combat hơn trước.
5, Lina
Trước đây, cô nàng pháp sư lửa Lina thường được sử dụng trong vai trò support nhưng dạo gần đây, xu hướng Lina carrier đang dần được trở lại trong competitive. Tất cả là nhờ ultimate Laguna Blade của cô nàng có thể gây sát thương pure và xuyên qua cả BKB.
Điều này đã tạo nên một lợi thế lớn cho Lina khi cô nàng vào vai trò carrier. Với sát thương pure 950 tại level 3 cùng tốc độ đánh cộng dồn tối đa khi combo lên tới 255 (ít hơn 316 của vua tốc độ Troll Warlord). Lina sẽ giành được lợi thế khá lớn khi dễ dàng kết liễu carrier của địch. Tốc độ đánh, tốc độ di chuyển lớn, khả năng dồn damage phép cũng cao khiến Lina trở nên hot hơn bao giờ hết trong vai trò carrier.
6, Zeus
Sau khi được thay đổi trong cơ chế sử dụng kĩ năng Lightning Bolt cho phép cast skill ra đất để soi ward, soi các hero tàng hình khiến Zeus trở nên khá hot trong vai trò support. Ngoài ra, anh chàng cũng được trở lại với lane mid nhờ khả năng gây sát thương phép khá lớn.
7, Troll Warlord
Video đang HOT
Troll Warlord thực sự đang được coi là carrier hot nhất trong các game đấu competitive hiện nay nhờ sự toàn diện về mọi mặt của anh chàng này. Sát thương tay ổn, tốc độ di chuyển khá, tốc độ đánh cao dễ ăn Roshan sớm cùng khả năng gây sát thương, gây hiệu ứng miss, slow bằng kĩ năng khiến Troll trở nên cực đáng sợ khi đi lane.
Do quá mạnh như vậy nên đôi khi trong giai đoạn đi lane, chỉ cần 1 hoặc thậm chí không cần có hero support đi cùng vẫn có thể “đì lane” cũng như farm thoải mái. Tầm giữa game, Troll cũng dễ tổ chức ăn roshan hay push trụ sớm. Nếu phải đấu đến late game, Troll cũng vẫn là một carrier mạnh nhờ tốc độ đánh nhanh hàng đầu trong DOTA 2.
Theo Gamek
Mini Guide DOTA 2: Troll Warlord - Bậc thầy "quay tay" DOTA 2
Có thể nói rằng Troll Warlord là một carry có tốc độ ra đòn nhanh nhất trong thế giới DOTA 2 nhờ bộ kĩ năng buff tốc độ đánh cực nhiều. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cách chơi của Troll Warlord thông qua bài hướng dẫn Guide DOTA 2 dưới đây.
Có thể nói rằng Troll Warlord là một trong những Carrier được ưa chuộng và đang dần trở lại với đấu trường Competitive trong thời gian gần đây. Sức mạnh của vị tướng này nằm ở tốc độ đánh nhanh cùng khả năng chuyển đổi giữa đánh xa, đánh gần tùy mục đích. Không những thế, anh chàng này cũng là một ứng cử viên giúp team ăn Roshan sớm bậc nhất trong DOTA 2.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách chơi của Troll Warlord thông qua bài hướng dẫn Guide DOTA 2 dưới đây.
1, Thông tin chỉ số
Strength: 17 ( 2.2/level)
Agility: 21 ( 2.75/level)
Intelligence: 13 ( 1.0/level)
Lượng máu gốc (Level 1/25): 473/1841
Mana: 169/741
Sát thương: 38-56 / 124-142
Tầm đánh: 500
Armor: 1.94/13.98
Tốc độ di chuyển: 300
Đánh giá: Lượng chỉ số của Troll Warlord được cân bằng giữa Strength và Agility khiến cho vị tướng này không quá yếu ớt trong giai đoạn đầu game. Tuy nhiên, lượng chỉ số Intelligence cộng trên một level khá thấp khiến cho Troll Warlord khá thiếu thốn mana nếu lạm dụng nhiều kĩ năng khi đi đường. Do đó, ở các level sau, bạn nên lên một số item cho chỉ số cơ bản cũng như tăng khả năng hồi mana để cải thiện điều này.
2, Thông tin kĩ năng
Berserker's Rage
Cho phép Troll Warlord chuyển đổi giữa đánh xa và đánh gần. Khi chuyển về dạng đánh gần (cận chiến), Troll Warlord được tăng sát thương đánh thường, máu, giáp, tốc độ di chuyển và có tỉ lệ làm choáng trong mỗi cú đánh của mình.
Sát thương thêm: 15
Máu tăng thêm: 100
Giáp cộng thêm: 3
Tốc độ di chuyển thêm: 10/20/30/40
Thời gian đánh cơ bản: 1.55
Tỉ lệ choáng: 10%
Sát thương thêm khi choáng: 20/30/40/50
Thời gian choáng: 0.8/1.2/1.6/2s
Đánh giá: Đây là kĩ năng cho phép Troll Warlord có thể "đì lane" khá tốt và đồng thời cũng giúp anh chàng có thể thoải mái tận dụng lướng sát thương, máu, giáp cộng thêm khi chuyển dạng đánh gần để lăn xả vào gank hoặc ăn Roshan.
Whirling Axes (Dạng đánh xa)
Troll Warlord ném rìu về phía trước 900 range theo một hình nón, gây sát thương và làm chậm tất cả kẻ thù trong đó.
Tầm sử dụng: 900
Tầm ảnh hưởng: 945
Sát thương: 75
Tốc độ di chuyển giảm: 30%
Thời gian slow: 3/3.75/4.5/5.25s
Thời gian hồi: 20/19/18/17s
Mana tiêu tốn: 50
Đánh giá: là kĩ năng cho phép Troll Warlord giữ chân đối thủ và harass khi đi lane. Hãy chờ khi creep đối phương chết gần hết rồi dùng kĩ năng này, sau đó đuổi theo và bồi thêm một hai cú đánh để cấu máu khi đối phương bỏ chạy.
Whirling Axes (Dạng cận chiến)
Troll Warlord xoay hai chiếc rìu quanh người hắn, hai chiếc rìu sẽ xoay ra xa rồi lại quay trở lại và gây sát thương cũng như khiến các đối phương trúng đòn bị miss trong một khoảng thời gian.
Tầm xoay của rìu: 350
Sát thương: 75/125/175/225
Tỉ lệ miss: 60%
Thời gian tác dụng: 4/5/6/7s
Thời gian xoay: 3s
Thời gian hồi: 12s
Mana tiêu tốn: 50
Đánh giá: Đây là kĩ năng cho khả năng đơn đả độc đấu khá tốt của Troll Warlord bởi đối phương khi trúng đòn sẽ bị miss 60% các đòn đánh thường khiến hắn khó có thể ở lại để solo với Troll được.
Fervor
Sau mỗi cú đánh, tốc độ đánh của Troll Warlord sẽ được tăng thêm. Nếu chuyển mục tiêu thì tốc độ đánh sẽ phải tích lại từ đầu.
Số lượng Stack tối đa: 4
Tốc độ đánh tăng thêm: 16/22/28/34
Đánh giá: Đây là kĩ năng nội tại cho Troll Warlord khả năng solo Roshan cực tốt, không những thế khi về late game, đây cũng là kĩ năng làm nên sự khác biệt khi Troll Warlord solo với các carry khác.
Battle Trance
Troll Warlord hét lên một tiếng, tăng tốc độ đánh của hắn cùng đồng đội trên toàn bản đồ.
Tầm ảnh hưởng: Toàn bản đồ
Tốc độ đánh cộng thêm: 60/120/180
Thời gian tác dụng: 7s
Thời gian hồi: 30s
Mana tiêu tốn: 75
Đánh giá: Có thể nói rằng kĩ năng này mang chất hỗ trợ nhiều hơn cho Troll Warlord bởi thời gian tác dụng khá ngắn, chỉ khoảng 7s. Do đó, bạn nên căn bật lúc push trụ hoặc khi combat được mở ra đã khá sâu để tận dụng triệt để kĩ năng này.
3, Hướng dẫn tăng điểm kĩ năng
Bạn nên tăng một điểm trước vào Berserker's Rage để lấy khả năng chuyển đổi giữa dạng đánh xa và đánh gần. Sau đó hãy ưu tiên vào Whirling Axes để lấy sát thương và khả năng "đì lane" từ kĩ năng này. Kĩ năng Fervor nên tăng 1 điểm lúc đầu cũng đã khá đủ để bạn solo Roshan rồi, hãy tăng tối đa kĩ năng này khi về late game.
4, Hướng dẫn mua item
Ban đầu, bạn có thể mua Ring of Protection trước hoặc đơn giản hơn là mua Wraith Band để lên Ring of Aquila sau này.
Tốc độ đánh của Troll Warlord khá cao rồi nên bạn không nhất thiết phải lên Power Tread mà hãy lên cho mình Phase Boots để có tốc độ di chuyển cùng sát thương lớn cho các đòn đánh. Ngoài ra, Orb of Venom cũng là một item khá hữu ích khi Troll chuyển sang dạng đánh gần. Helm of Dominator với khả năng hút máu cũng như thu phục đệ là item cực hữu ích cho Troll Warlord khi vào solo Roshan.
Ở giai đoạn giữa cho tới late game, nếu team địch có nhiều skill stun và slow thì bạn nên lên sớm Black King Bar trước khi mua các item khác. Các Item sau đó là Butterfly, Daedalus, Santanic... Nếu đối phương sở hữu Carry có khả năng né đòn như Phantom Assassin, Faceless Void, Brewmaster... thì nên lên thêm Monkey King Bar để khắc chế chúng.
5, Một số lưu ý khi chơi Troll Warlord
- Ở giai đoạn đầu game, tuy rằng Troll khá mạnh khi sở hữu hai bộ skill xoay rìu (dạng đánh xa và đánh gần) nhưng bạn vẫn không nên quá ham đánh nhau và hãy cố farm sớm lên Phase Boots rồi hẵng "hổ báo" đánh nhau.
- Bạn cũng có thể thay đổi lên combo item Vladmir và Diffusal Blade để có thể giữ chân 1 con mồi lại và... tiêu diệt hắn.
- Hãy tập làm quen với các dạng kĩ năng lúc đánh xa và đánh gần để đổi dạng cho thuần thục, phù hợp với mục tiêu sử dụng. Không nên sử dụng dạng đánh gần nếu chưa chắc thắng combat bởi việc lao vào combat cũng sẽ khiến bạn phải chịu nguy cơ "đột tử" sau khi dính nhiều skill bên kia.
- Hãy cố gắng farm lên hút máu sớm và vào solo Roshan để lấy lợi thế cho team. Sau đó bạn có thể lựa chọn push sớm hoặc đơn giản là... đi farm tiếp để trở nên giàu hơn nữa.
Theo Gamek
Mê mẩn với vẻ đẹp vũ khí trong game ngoài đời thực Những vũ khí hay món đồ trong game luôn mang một vẻ đẹp đặc trưng cho dòng game hay sản phẩm đó. Việc chúng được tái tạo lại ngoài đời thực sẽ khiến fan hâm mộ phải mê mẩn và thèm muốn được sở hữu chúng hơn bao giờ hết. Hãy cùng trang tin tức game Game4V chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chúng...