Những hệ điều hành smartphone nhỏ bé liệu có khả năng sống sót?
Đã bao giờ bạn có ý định mua một chiếc smartphone chạy hệ điều hành Ubuntu, Tizen hay Firefox.
Câu trả lời của đa số các bạn sẽ là: Không.
Tại sao vậy? Hiện tại, trên thế giới chỉ có Android và iOS là hai hệ điều hành đang có khả năng tranh giành vị trí thống trị thế giới và không hề có dấu hiện đi xuống. Cả hai hệ điều hành này đều có một hệ sinh thái cực kì phát triển khiến cho việc chia sẻ thông tin từ dịch vụ này sang dịch vụ khác và thậm chí là giữa các thiết bị cầm tay với một quá trình khá đơn giản và thống nhất. Ứng dụng dành cho chúng được phát triển rất tốt và các cập nhật phần mềm của chúng luôn đủ để những người sở hữu nó có những trò mới để khoe khoang.
Trong thời điểm hiện nay, Microsoft đang phải móc hết hầu bao của mình để bảo vệ thị phần 2 con số của mình và BlackBerry OS 10 của RIM đang được kì vọng sẽ kéo được lượng fan hùng hậu của nó quay trở lại. Đây không phải là thời điểm mà những hệ điều hành mới chập chững bước chân vào thị trường sẽ được chào đón.
Vì thế, với bốn hệ điều hành đang cạnh tranh nhau mạnh mẽ như hiện nay thì có vẻ như sẽ chẳng có ai để ý nhiều đến một nền tảng được tung ra bởi một nhà chế tạo trình duyệt (Firefox), một tên tuổi phần cứng có một hệ thống phần mềm ghi nhận và đưa ra chỉ dẫn giọng nói kém cỏi (Tizen của Samsung) và một hệ điều hành dựa trên nhân Linux vẫn chủ yếu chỉ được dùng cho máy bàn dù đã nỗ lực trong bao năm.
Những mù mờ khi lựa chọn
Tất nhiên là bạn có thể cho rằng cuộc đua tứ mã này không có vẻ gì là thú vị lắm khi mà BlackBerry vẫn còn đang đứng trên một vách núi chênh vênh còn một số phiên bản của ba hệ điều hành còn lại là iOS, Android và Windows Phone có vẻ sẽ được chào đón nồng nhiệt. Bên cạnh đó, khách hàng luôn muốn có nhiều lựa chọn. Về mặt lý thuyết thì là như vậy nhưng hãy nhớ lại thời điểm năm 2009 khi mà 6 hệ điều hành di động lớn là BlackBerry, Symbian, Windows Mobile, Palm WebOS, iPhone và Android đang ganh đua nhau tranh giành lượng người dùng. Sự cạnh tranh khi đó vô cùng khắc nghiệt và cũng không kém phần phức tạp với số lượng người dùng lên xuống thất thường, số thiết bị cầm tay hạn chế cùng sự phát triển ứng dụng và hệ điều hành bị kìm hãm.
Một năm trước, Windows Phone của Microsoft và WebOS của Palm đã ngã gục còn BlackBerry của RIM thì chẳng có gì mới mẻ. Công nghệ của Nokia vẫn hỗ trợ Symbian nhưng khi Windows Phone được Microsoft khởi động lại thì nó lại bị xem nhẹ.
Có rất nhiều lý do giúp cho toàn cảnh thị trường di động được ổn định như hiện nay khi mà vị trí của một số hệ điều hành trên đã được củng cố. Để giúp những hệ điều hành non trẻ chiến thắng trong cuộc đua khốc liệt này, nó phải có một ngân quỹ lớn, phần cứng có khả năng cạnh tranh cực kì cao cùng những tính năng hoặc cách tiếp cận thực sự mới.
Video đang HOT
Trong ba hệ điều hành này, Firefox và Ubuntu có những nhà phát triển tận tâm nhất còn Samsung thì có đủ tiền và sức mạnh để đưa hệ điều hành của mình đến với một thiết bị công nghệ cao. Tuy vậy, hiện tại thì vẫn chưa có bất kì hãng nào trong số này có một kế hoạch phần cứng cụ thể cho năm 2013 hoặc 2014.
Nhân tố Android
Không phải tôi muốn lập luận rằng tình trạng hiện tại sẽ đủ vững chắc để không có bất kì ai có thể chen chân vào được. Thực tế, iPhone và Android đã cực kì thành công khi mới nhảy vào thị trường di động giai đoạn trước năm 2007.
Cả iOS và Android đều có một mô hình phát triển mới (khả năng điều khiển bằng trực giác của iOS và mã nguồn mở của Android) và được hậu thuẫn bởi rất nhiều các công ty có một túi tiền không đáy và các phần cứng tuyệt vời. Ngoại trừ Samsung, ba hệ điều hành trên khó mà có được một sự phát triển mạnh mẽ như vậy.
Vẫn còn cơ hội?
Tuy vậy, việc toàn cảnh thị trường di động hiện nay khó chấp nhận một nền tảng smartphone thứ năm hay thứ sáu không có nghĩa là không có hệ điều hành nào trong 3 hệ điều hành này có thể được sử dụng rộng rãi.
Các tổ chức và nhà phát triển yêu mến Linux đã gắn bó với Ubuntu và Firefox OS bằng tất cả nhiệt huyết của mình. Hai hệ điều hành trên có thể trở thành một môi trường mở cho những thử nghiệm thú vị trước khi các tính năng và thiết kế của nó trở thành một trào lưu chính thống.
Chúng vẫn còn rất nhiều cơ hội tại các nước đang phát triển nơi mà rất nhiều người giờ mới chuyển từ điện thoại thường sang smartphone. Theo một ước tính thì có khoảng 1,7 tỉ smartphone đã được bán ra trong năm 2012. Con số này cho thấy số người dùng smartphone đang tăng theo từng năm khi smartphone đang tiến sâu hơn vào các thị trường vẫn chưa được khai thác hết.
Những phần cứng rẻ tiền đi cùng một mã nguồn mở đơn giản có thể “lừa” được những người mới dùng smartphone sử dụng những thương hiệu OS không tên tuổi.
“ Web là nền tảng”
Một thứ đáng để chúng ta chú ý đến Tizen, Ubuntu và Firefox đó là sự chú trọng vào mã nguồn mở linh hoạt và bộ tiêu chuẩn Web HTML5 đáng tin cậy. Cả hai hệ điều hành này dựa vào các giao thức Web được sử dụng phổ biến trong các thiết bị của nhiều thương hiệu khác nhau và những mã lệnh riêng để lưu trữ dữ liệu lên nền tảng đám mây ngay cả khi offline. Để có một cơ hội để đột phá và tạo vị trí vững chắc như iOS và Android từng làm thì cả RIM và Windows Phone đã phải trải qua ít nhất một lần thất bại rồi sau đó được phục hồi lại giống như cách mà WebOS sẽ có thể làm. Và chúng ta sẽ còn thấy các hệ điều hành mới này làm như vậy cho đến khi cảm thấy đủ, tức thành công hoặc thất bại hoàn toàn và đi vào quên lãng. Tuy vậy, chờ đến được thời điểm đó thì những kẻ đang dẫn đầu cuộc đua cũng đã có những phương sách đối phó và những hệ điều hành mới tiến vào sẽ chẳng bao giờ gây được tiếng vang nào đáng kể.
Theo Genk
Ubuntu: Tiềm năng nhưng "chậm chạp"
Canonical vừa công bố những thông tin đầu tiên về hệ điều hành Ubuntu dành cho di động và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Sự kiện quy mô nhỏ của họ cũng đủ sức khuấy động làng công nghệ thế giới và không ít người đã kỳ vọng đây có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh với "bộ đôi" iOS-Android.
Giao diện mới của Ubuntu có tính tương tác cao và sử dụng "gesture" để truy cập nhanh các ứng dụng. Tuy nhiên, cảm giác thiếu mượt mà và thỉnh thoảng "lag" một chút khiến chúng ta bắt đầu băn khoăn.
2014 là quãng thời gian chờ đợi quá dài
Nói về thời điểm ra mắt chính thức của hệ điều hành này cũng được đặt một dấu hỏi lớn. Canonical cho biết các thiết bị chạy Ubuntu sẽ không có mặt trước năm 2014. Quãng thời gian chờ đợi thực sự quá dài và làm chúng ta chợt liên tưởng đến những "bom xịt" trong quá khứ.
Đơn cử, hệ điều hành webOS của Palm đã gây ấn tượng mạnh khi tham dự triển lãm CES 2009, nhưng tiến độ hoàn thiện rất "ì ạch". iOS của Apple và Android của Google khi đó cũng mới "chập chững" nhưng đã chớp thời cơ rất nhanh để chiếm lĩnh thị phần. Hay như MeeGo Harmattan, được cho là thành tựu lớn nhất của nhóm phần mềm Nokia, cũng bị "ruồng bỏ" vì không có khả năng cạnh tranh. Cả hai hệ điều hành webOS và MeeGo đều có những mặt tích cực khi công bố nhưng lại vô cùng chậm chạp trong việc tiếp cận thị trường và buộc phải nhận "trái đắng".
Chúng ta có thể nhận thấy nhiều điểm tương đồng từ 2 hệ điều hành "xấu số" của Palm và Nokia trên giao diện người dùng của Ubuntu. Và bên cạnh đó, Ubuntu cũng truyền tải rất nhiều tham vọng đến từ Canonical. Nhưng lộ trình phát triển dài và không có một mốc xác định làm cho nhiều người dùng không thực sự tin tưởng vào dự án này.
Tiềm năng nhưng cần bứt tốc
Hiện tại Ubuntu vẫn chưa xuất hiện trên máy tính bảng, nhưng tương lai Canonical khẳng định sẽ hoàn thành "hành trình" mang hệ điều hành nhân Linux lên cả điện thoại, máy tính bảng, máy tính để bàn và TV. Ông Mark Shuttleworth, người sáng lập Canonical cho biết: " Ubuntu sẽ trở thành hệ điều hành mã nguồn mở duy nhất trải rộng trên tất cả các nền tảng máy móc, đảm bảo một hệ sinh thái ứng dụng thống nhất và khả năng tương thích đa thiết bị".
Shuttleworth đang cố gắng tạo nên một niềm tin nhằm thuyết phục không chỉ các nhà đầu tư mà còn cả các nhà phân phối chú ý tới nền tảng Ubuntu. Nếu không thể tạo được một cộng đồng người dùng đông đảo và thu hút các nhà phát triển ứng dụng để tạo nên hệ sinh thái đủ lớn, dù sở hữu nhiều tính năng ưu việt đến đâu, Ubuntu cũng sẽ thất bại.
Android giờ đây đang trở nên cực kỳ "hùng mạnh" và các thiết bị này đang có xu hướng giảm giá gần như ngang với dòng điện thoại feature phone. Bên cạnh đó, Google, cha đẻ của Android là công ty có tính sáng tạo gần như không giới hạn. Vì vậy, trong thời điểm này, cơ hội thành công cho những hệ điều hành nhỏ ngày càng bị thu hẹp trước sức phát triển quá nhanh của Android. Nếu còn chần chừ và bắt người dùng chờ đợi hơn 1 năm nữa, khả năng soán ngôi iOS và Android của Ubuntu là không hề được đánh giá cao.
Theo Genk
Samsung sẽ ra mắt nhiều thiết bị chạy Tizen trong năm nay Vừa qua, hãng điện tử Hàn Quốc đã xác nhận sẽ cho ra mắt nhiều thiết bị smartphone sử dụng hệ điều hành Tizen trong năm nay. Đây là một trong những dấu hiệu phòng bị đầu tiên của Samsung do lo ngại Google sẽ phát trển nền tảng Android theo hướng khép kín sau khi đã sở hữu Motorola. Tizen là hệ...