Những gương mặt Forbes 30 Under 30 dính bê bối: Người gây chấn động giới startup, người bị tố quấy rối nữ sinh trung học
Forbes 30 Under 30 là danh sách được thực hiện bởi Tạp chí Forbes, nhằm tôn vinh những người trẻ dưới 30 tuổi, có hoạt động nổi bật ở nhiều lĩnh vực, được độc giả nhiều nước đón nhận như là một danh sách uy tín và danh giá.
Tuy nhiên, vẫn có những sự cố xảy ra đối với Forbes 30 Under 30, khi một vài gương mặt được vinh danh nhưng sau đó lại dính phải những bê bối.
Nguyễn Khôi – Nhà sáng lập WeFit
Nguyễn Khôi (sinh năm 1991) từng học ngành Kỹ thuật máy tính tại Học viện Công nghệ Illinois (Chicago, Mỹ). Khôi đã làm việc cho Microsoft một thời gian trước khi về Việt Nam khởi nghiệp.
Khôi thành lập WeFit vào tháng 9/2016, mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành Fitness tại Việt Nam. Trong giới startup Việt Nam, Nguyễn Khôi với ứng dụng WeFit được xem như người tiên phong trong việc đưa công nghệ vào lĩnh vực healthy và fitness ( sức khỏe và thể hình). WeFit được coi như Uber trong lĩnh vực Fitness, kết nối người có mong muốn luyện tập sức khoẻ với với hàng trăm phòng tập fitness gym, yoga, dancing… tại Hà Nội và TP. HCM.
Khôi Nguyễn – Forbes 30 Under 30 Việt Nam năm 2018
Năm 2017, WeFit được tạp chí DealstreetAsia đánh giá là một trong những “startup đáng chú ý nhất năm”. Đầu năm 2018, Nguyễn Khôi và Wefit được Forbes Việt Nam lựa chọn vào danh sách “30 Under 30″. Ngoài ra, Khôi còn từng lọt top 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 2017; top 3 CEO tiềm năng năm 2016 tại chương trình Startup Festival do VTV tổ chức; top 16 gương mặt trẻ Thủ đô khởi nghiệp xuất sắc năm 2017.
Tuy nhiên, cuối năm 2019, “bão tố” đến với WeFit khi nhiều phòng tập đối tác tố WeFit nợ đọng hàng trăm triệu đồng, khách hàng cũng phàn nàn cả tháng trời không xài được dịch vụ do các spa và phòng tập hủy liên kết.
Sau đó, WeFit phải đổi tên thành WeWow, Phó tổng giám đốc Nguyễn Hải Đăng thay Nguyễn Khôi giữ chức Tổng giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Tuy nhiên, sự thay đổi này không thể giúp WeWow lật ngược thế cờ. Đến 11/5/2020, Công ty cổ phần công nghệ Onaclover – WeWow gửi thư xin lỗi khách hàng, thông báo dừng hoạt động do cạn kiệt vốn. WeWow cũng cho biết đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần công nghệ Onaclover tại Toà án Nhân dân TP Hà Nội theo các quy định của pháp luật.
Nguyễn Khôi từng là gương mặt nổi bật và thường xuyên chia sẻ quan điểm kinh doanh, startup. Nhưng sau thất bại của WeFit, nhân vật này không còn xuất hiện trước truyền thông.
Bộ đôi Jesse Khánh Trần và Sơn Chu – nhà sáng lập Rens Original
Công chúng từng rất lấy làm tự hào khi bộ đôi nhà sáng lập thương hiệu giày Rens Original Khánh Trần – Sơn Chu xuất hiện trong danh sách Forbes 30 Under 30 của châu Âu. Cả hai đều từng là du học sinh Phần Lan, cùng nhau thành lập nên Rens Original – dự án startup với những đôi giày làm từ bã cà phê và thu về nửa triệu đô la tiền đầu tư trên Kickstarter. Con số này đã giúp Rens Original trở thành hiện tượng gọi vốn cộng đồng ngành thời trang thành công nhất Bắc Âu.
Jesse Khánh Trần (trái) và Sơn Chu (phải) – Forbes 30 Under 30 châu Âu
Tuy nhiên, vào tháng 5/2021, dư luận trong nước xôn xao khi Rens Original bị tố bóc lột, chèn ép nhân viên và lợi dụng sức lao động của sinh viên Việt ở Phần Lan. Cụ thể, một du học sinh đã đăng đàn trên LinkedIn, chia sẻ về việc bị công ty này huỷ ngang offer vô căn cứ, làm việc thiếu chuyên nghiệp. Một số người dùng MXH khác để lại bình luận, chỉ ra những mánh khoé bị cho là bóc lột du học sinh Việt Nam của Rens Original.
Video đang HOT
Vài ngày sau, Jesse Khánh Trần – CEO của Rens Original đã đăng video xin lỗi trực tiếp. Trong video, anh gọi đây là một sự việc rất đáng tiếc và ngu ngốc của Rens Original.
“Tôi cũng xin lỗi toàn thể cộng đồng người Việt ở Phần Lan vì đã làm các bạn rất thất vọng. Mình luôn tự hào khi là người Việt Nam dù ở Phần Lan hay ở bất cứ đâu, mình chưa bao giờ look down (tạm dịch: Coi thường) những người Việt khác. Chưa hề có việc đó“, Khánh Trần nói.
Bài tố Rens Original trên LinkedIn
Tuy nhiên, điều đáng nói là video xin lỗi này chỉ được đăng ở trạng thái không công khai trên một kênh YouTube cá nhân, được Khánh Trần đính kèm trong bình luận xin lỗi, dưới post của người tố. Hành động này tiếp tục vấp phải sự phẫn nộ của các startup cũng như cộng đồng người Việt ở Phần Lan.
Ngô Hoàng Anh – trưởng nhóm nghiên cứu chuyên gia công nghệ dự báo Covid
Gương mặt Forbes 30 Under 30 mới nhất vướng phải bê bối nghiêm trọng là Ngô Hoàng Anh – trưởng đơn vị nhóm chuyên gia công nghệ thông tin dự báo phòng chống dịch Covid-19. Hoàng Anh năm nay mới 22 tuổi – người trẻ nhất trong danh sách Forbes Under 30 Việt Nam năm 2022.
Hoàng Anh từng là du học sinh trường Đại học École Polytechnique (Pháp). 2 năm trước, khi trường đại học tạm đóng cửa vì đại dịch Covid-19, Ngô Hoàng Anh trở về Việt Nam và tham gia nhóm chuyên gia công nghệ thông tin phòng chống dịch COVID-19 của bộ Y tế. Ngô Hoàng Anh trở thành trưởng nhóm của một team nghiên cứu xây dựng nên mô hình dự báo COVID-19 riêng cho Việt Nam mang tên SEIQHCDRO.
Được biết, mô hình này đã được ứng dụng để dự báo cho hai đợt dịch lớn tại Hải Dương, Bắc Giang và kiểm tra chéo với đợt dịch tại Đà Nẵng với sai số dưới 5%. Ngô Hoàng Anh cùng cộng sự cũng mang mô hình của mình đi trình bày tại hội nghị Bệnh phổi Thế giới The Union lần thứ 52 và hội nghị khoa học Bệnh phổi Quốc gia lần thứ 8 năm 2021.
Tuy nhiên, thông tin tố Ngô Hoàng Anh quấy rồi tình dục nhiều nữ sinh trung học nổ ra chỉ một ngày sau khi Hoàng Anh được vinh danh trên Forbes, khiến công chúng cực kỳ bất ngờ.
Ảnh chụp màn hình tin nhắn của Ngô Hoàng Anh với nữ sinh trung học
Kim Anh (21 tuổi), đang học tại London (Anh) xác nhận với chúng tôi người bị tố trong bài viết cảnh báo về tình trạng quấy rối tình dục mà cô đã chia sẻ hồi tháng 2/2020 chính là Ngô Hoàng Anh. Kim Anh và Nhi cho biết là nạn nhân bị Ngô Hoàng Anh quấy rối tình dục khi chưa đủ 18 tuổi.
Nắm giữ các chứng cứ tin nhắn qua lại, Kim Anh cho biết, Ngô Hoàng Anh nhắn tin đề cập tới sex với cô từ năm 2018, khi Kim Anh mới 17 tuổi. Cậu thường xuyên sử dụng những từ ngữ khiếm như “Ch*ch”, “xo*c” để nói chuyện với các nữ sinh. Thậm chí, Kim Anh cho biết năm 2020, Ngô Hoàng Anh còn đề nghị nữ sinh này gọi điện, cởi đồ trong khi bạn trai của em đi vắng.
Hiện tại, chúng tôi đã liên hệ với Ngô Hoàng Anh và phía Forbes Việt Nam. Ngô Hoàng Anh vẫn chưa phản hồi, dù đã chắc chắn nhận được câu hỏi từ chúng tôi. Phía Forbes Việt Nam cho biết đã nhận được thông tin và đang tiến hành xác minh sự việc.
Founder Nghiện nhà: "Chi dưới 10 triệu/m2 thi công thiết kế quán ăn, cafe vẫn đạt hiệu ứng thẩm mỹ và hiệu quả kinh doanh cao"
"Từ khi có group Nghiện nhà, nhiều người thay đổi quan điểm về nơi ở, họ thích ở nhà đẹp hơn, thích sống có gu hơn", Nguyễn Hà Linh, Founder Nghiện nhà nhận xét.
Nguyễn Hà Linh (sinh năm 1988, Hà Nội) là CEO của hệ thống đồ ăn Thái gồm 7 cửa hàng trên địa bàn Hà Nội, đồng sở hữu 4 cửa hàng cà phê.
Năm 2015, Hà Linh là nữ doanh nhân lọt vào Top "30 Under 30" - Top những nhân vật trẻ nổi bật nhất Việt Nam do tạp chí Forbes bình chọn.
Năm 2020, chị là 1 trong những thành viên nhóm Founder Nghiện nhà với 2,2 triệu thành viên.
"Nhiều người sửa nhà với mục tiêu lên group Nghiện nhà"
Nguyễn Hà Linh- 1 trong những admin của group Nghiện nhà đình đám trên mạng xã hội Facebook.
Năm 2020, giữa bối cảnh giãn cách do ảnh hưởng của dịch bệnh, Hà Linh và một số chị em khác ở Hà Nội, bao gồm: Hà Cúc, An Toe, Ly Sún, Cilly Nguyen đã đồng sáng lập Nghiện nhà với tư tưởng "khi đời xô nhưng mình không ngã".
Hội Nghiện Nhà cũng được coi là một giải pháp cộng đồng khiến người ta thấy mình bớt trống trải khi đột ngột quá rảnh và phải ở trong nhà quá nhiều.
Chị Linh hào hứng kể rằng, nhiều khi chị nhận được những tin nhắn vui vui rằng " mình decor phòng ngủ rồi, nhớ cho mình lên Nghiện nhà nhé!" hay một vài dòng trạng thái đáng yêu như " Tôi sửa nhà chỉ với mục tiêu để được lên Nghiện nhà". Thậm chí, nhiều người nhắn tin trên group với làm cảm ơn " Trước đó mình chẳng biết nhà bạn mình đẹp đến thế cho đến khi thấy ảnh của bạn được đăng trên nhóm".
Với bản thân chị Linh nhận thấy rằng, kể từ khi có group này, quan điểm về cái đẹp, mong muốn nâng tầm cuộc sống của nhiều người ngày càng rõ rệt hơn. Từ việc cầu thị với cái đẹp, họ có xu hướng đầu tư cho không gian sống. Đặc biệt, việc làm này không cần nhiều tiền, đôi khi chỉ đơn giản là cải tạo chiếc bếp, hay sắm sửa thêm vài chậu hoa cho chiếc ban công,...
Một vài góc nhỏ trong ngôi nhà của chị Linh.
" Kể từ đó, Nghiện nhà đã trở thành nơi "sinh hoạt" của những người có tâm hồn đẹp. Ở đó, căn nhà lung linh, tiền tỷ cũng có nhưng có cả những điều đơn giản, xinh xắn như tips trồng cây, tự làm đồ handmade,...", chị Linh chia sẻ.
Nhờ Nghiện nhà có thêm nhiều cơ hội kinh doanh và sống "ĐẸP" hơn"
Không chỉ những người xung quanh, thành viên của Nghiện nhà, mà chính chị Linh cũng nhận thấy bản thân mình có quan điểm rõ ràng hơn về cái đẹp.
Nếu như trước đây chất "nghệ" luôn ẩn sâu trong một nữ doanh nhân, thì hiện tại, chị luôn luôn được gần gũi với nó bằng việc tham gia thiết kế chính ngôi nhà, phòng làm việc, quán ăn của mình.
Hà Linh hào hứng bật mí, sắp tới chị sẽ xây nhà cho bố mẹ và cũng chính là người lên ý tưởng decor, trang hoàng cho căn nhà này.
Nghiện nhà còn mang đến cho chị trải nghiệm nhiều công việc khác nhau. Ngoài công việc kinh doanh quán cà phê, đồ ăn, Hà Linh còn mở lớp đào tạo xây dựng cộng đồng. Tháng 12/2021, kênh Yotube của Nghiện nhà chính thức ra mắt và nữ CEO xuất hiện với tư cách là MC trong các series dẫn khán giả đi thăm nhà.
1 góc quán đồ ăn Thái của nữ CEO được thiết kế khá tiết kiệm nhưng vẫn đẹp mắt.
Cô tự thiết kế cho mình và team nhóm làm việc tại nhà.
Gắn bó với cái đẹp, nhiều năm với kinh nghiệm làm các mô hình kinh doanh, nữ CEO còn có nhiều bí quyết để tiết kiệm chi phí cho việc decor mà vẫn mang lại hiệu ứng cao.
" Trước tiên là kinh nghiệm chọn thuê nhà, tránh phải thay đổi kết cấu nhiều như phá tường, thêm cầu thang, bóc sơn. Tiếp theo, người chủ nên tham khảo việc trang trí bằng sơn, tranh, có thể thay ốp gỗ bằng dùng phôi giả gỗ,... Những điều này vừa giúp giảm chi phí còn không quá 10 triệu/m2, vừa giúp nhà đầu tư không phải lo lắng vấn đề quay vòng thu hồi vốn", chị Linh tiết lộ.
CEO không bằng đại học và những con số "khủng"
Không chỉ hiện tại thành công, chặng đường đã đi của Hà Linh cũng là nguồn động lực cho nhiều người trẻ mong muốn thử sức với kinh doanh hay phát triển cộng đồng.
Sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hà Nội, việc hoạt động buôn bán tấp nập, Hà Linh cho rằng việc kinh doanh đã ngấm vào máu mình từ bé.
Năm 16 tuổi, chị nảy ra ý tưởng sinh lời từ việc bán các loại balo "hàng hiệu giá rẻ" cho các cửa hàng xung quanh khu vực trường học.
Hà Linh chứng minh tấm bằng đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.
Vẫn nuôi dưỡng đam mê ấy, khi là sinh viên năm nhất đại học, Hà Linh đã quyết định thành lập trung tâm tiếng Anh chất lượng giá rẻ.
Một quyết định khá liều lĩnh của một cô gái ở tuổi 18 là điều không phải ai cũng dám nghĩ và dám làm.
Chị khởi nghiệp với số vốn 250.000 đồng đặt tiền thuê phòng học rồi hợp tác với thầy giáo từng giảng dạy tại ACET. Khi mô hình phát triển, chị mời thêm các giáo viên uy tín tại BC, ACET, Apollo sang dạy thêm.
Yêu thích mô hình của hệ thống cà phê Cộng, năm 2013 chị quyết định đầu tư nhượng quyền thương hiệu này và mở 1 quán nhỏ. Hiện tại, chị đồng sở hữu kinh doanh 4 quán cà phê thương hiệu này.
Năm 2014, Hà Linh tiếp tục xây dựng hệ thống đồ ăn Thái. Hiện tại, hệ thống đồ ăn này đang có mặt ở Hà Nội với 7 nhà hàng.
Với nhiều thành công trên con đường kinh doan, năm 2015, Hà Linh là nữ doanh nhân lọt vào Top "30 Under 30" ở Việt Nam do tạp chí Forbes bình chọn.
Top 5 YouTuber kiếm được nhiều tiền nhất năm 2021, vị trí số 1 bỏ túi tới 1.200 tỷ đồng, nhưng nhiều cái tên quen thuộc "mất hút"? Bạn không thể tưởng tượng YouTuber kiếm nhiều tiền nhất năm 2021 đã kiếm được con số 1.200 tỷ đồng! YouTube hiện là nền tảng xem video phổ biến nhất thế giới. Mỗi giờ trôi qua có hàng nghìn video được đăng tải, hàng triệu view từ người dùng khắp các quốc gia. Sự phát triển của YouTube đã khiến những YouTuber kiếm...