Những góc nhìn khác biệt về xu hướng thị trường chứng khoán tuần tới
Nếu không có thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump dương tính với COVID-19 có lẽ giới phân tích đã có thể đưa ra nhận định đồng nhất về sự tích cực của thị trường.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở BVSC (Hà Nội). (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Đà tăng của thị trường chứng khoán đột ngột bị chặn lại trong phiên cuối tuần qua (từ 28/9-2/10) do thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump dương tính với COVID-19, nhưng với lực cầu tăng mạnh đã giúp thị trường chứng khoán không giảm sâu.
Dù vậy, việc khối ngoại bán ròng hàng nghìn tỷ đồng trong tuần qua là một điểm tiêu cực đáng quan tâm.
Trước những diễn biến này, giới phân tích từ các công ty chứng đã có nhận định khá khác biệt về xu hướng thị trường trong tuần giao dịch tới (từ 5-9/10).
Tăng tiếp hay đảo chiều?
Ở chiều hướng tích cực, nhóm phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC cho rằng thị trường chứng khoán khoán Việt Nam kết thúc một tuần giao dịch chao đảo trước khi thông tin Tổng Mỹ bị dương tính với COVID-19 lan rộng ra trên toàn cầu.
Tuy nhiên, dòng tiền mạnh mẽ đã giúp chỉ số VN-Index không giảm sâu, đây là điểm nổi bật và điều này cho thấy xu hướng vẫn tích cực khi dòng tiền “khổng lồ” đang chờ đợi để “kích hoạt” thị trường.
Cũng có quan điểm tích cực, các nhà phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS) nhận định thị trường tiếp tục tăng điểm trong tuần qua với thanh khoản tiếp tục gia tăng so với tuần trước đó cho thấy lực cầu mua lên của nhà đầu tư trong giai đoạn hiện tại là khá tốt.
Trên góc nhìn kỹ thuật, VN-Index tiếp tục giữ được trên ngưỡng 900 điểm và ngưỡng 910 điểm, qua đó dư địa tăng là vẫn còn, kháng cự tiếp theo quanh ngưỡng 925 điểm.
Có quan điểm thận trọng, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) cho biết phiên cuối tuần qua chỉ còn 3/19 nhóm ngành tăng điểm, trong khi đó khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX.
Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước, đồng thời độ rộng thị trường ở trạng thái tiêu cực phản ánh tâm lý bi quan nhất thời của các nhà giao dịch.
Theo BSC, VN-Index có thể vẫn sẽ duy trì vận động trong khu vực 905-915 trong tuần tới khi mà tác động từ các thông tin trong và ngoài nước vẫn chưa có sự đồng nhất với nhau.
Các nhà phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán MB – MBS cho biết kể từ giữa tháng 9, thị trường trong nước ngược dòng so với thị trường quốc tế, quán tính này tiếp tục được thể hiện trong phiên cuối tuần qua.
Video đang HOT
Đã có thời điểm chỉ số VN-Index giảm hơn 16 điểm xuống dưới ngưỡng 900 điểm, tuy vậy lực cầu bắt đáy đã kéo thị trường hồi phục và thu hẹp mức giảm còn hơn 4 điểm.
Xét về mặt dòng tiền thì nhịp hồi cuối phiên cuối tuần qua và việc thị trường có thể hấp thụ lớn hơn lượng hàng T 3 về tài khoản là mặt tích cực. Rủi ro lúc này là ở thị trường quốc tế trong bối cảnh thị trường trong nước đang duy trì chuỗi tăng kéo dài.
Chuyên viên phân tích và chiến lược thị trường của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), ông Trần Xuân Bách nhận định tuần tới, VN-Index có thể sẽ dao động trong vùng được giới hạn bởi ngưỡng hỗ trợ 895-900 điểm và ngưỡng cản quanh 920 điểm.
Áp lực điều chỉnh của thị trường vẫn đang hiện hữu khi chịu ảnh hưởng từ biến động tiêu cực của thị trường thế giới.
Do đó, ông Bách lưu ý rằng, nếu vùng hỗ trợ 895-900 điểm bị xuyên thủng, chỉ số có thể bước vào nhịp điều chỉnh mạnh và lùi về các vùng hỗ trợ sâu hơn trong ngắn hạn.
Ông Bách cho biết trong những tuần tới, thị trường sẽ bị chi phối nhiều hơn bởi các thông tin kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp niêm yết và diễn biến thị trường cũng sẽ có sự phân hóa mạnh theo từng nhóm cổ phiếu riêng lẻ.
Thực tế, nhìn tổng thể, tuần qua thị trường vẫn diễn biến khá tích cực với sự đi lên của chỉ số, đi kèm với đó là thanh khoản tăng cao.
Kết thúc tuần giao dịch từ 28/9- 2/10, VN-Index tăng 1,64 điểm lên 909,91 điểm; HNX-Index tăng 3,386 điểm lên 134,91 điểm.
Thanh khoản gia tăng với tuần trước đó và tiếp tục cao hơn mức trung bình 20 tuần với khoảng hơn 8.200 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn.
Về giao dịch khối ngoại, tuần qua, khối này giao dịch rất sôi động khi họ mua vào 78,5 triệu cổ phiếu, trị giá 2.020 tỷ đồng và bán ra 139,6 triệu cổ phiếu, trị giá 3.874 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng bán ròng của khối ngoại tuần qua đạt 61 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng 1.854 tỷ đồng.
Theo thống kê từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), phần lớn các nhóm ngành cổ phiếu chính đều có sự tăng trưởng trong tuần qua.
Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu tăng mạnh nhất với 2,1% giá trị vốn hóa, với các mã tiêu biểu như HPG tăng 3,7%, HSG tăng 1,3%, DPM tăng 3%, DCM tăng 14,1%…
Tiếp theo là nhóm cổ phiếu công nghiệp với mức tăng 1,8% giá trị vốn hóa. Đáng chú ý, cổ phiếu VCG trong nhóm này tăng 2,6%.
Nhóm hàng tiêu dùng tăng 1% giá trị vốn hóa nhờ lực kéo từ trụ cột trong ngành là VNM tăng 3,1%. Các ngành khác đều có mức tăng nhẹ như tài chính tăng 0,2%, ngân hàng tăng 0,1%.
Ở chiều ngược lại, nhóm dầu khí giảm mạnh nhất 1,7% giá trị vốn hóa với các mã tiêu biểu như PLX giảm 1,9%, PVD giảm 0,4%), PVB giảm 3,5%…
Nhóm công nghệ thông tin mất 1,1% giá trị vốn hóa với trụ cột là FPT giảm 1%, CMG giảm 2%… Nhóm tiện ích cộng đồng cũng giảm 0,6% giá trị vốn hóa.
Nếu không có thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump dương tính với COVID-19 có lẽ giới phân tích đã có thể đưa ra nhận định đồng nhất về sự tích cực của thị trường. Việc Tổng thống Trump có kết quả dương tính với COVID-19 cũng làm thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh phiên cuối tuần qua.
Chứng khoán Mỹ nhiều biến động
Chứng khoán Mỹ trải qua tuần giao dịch nhiều biến động. Chỉ số Dow Jones và chỉ số S&P 500 đều chấm dứt chuỗi mất điểm bốn tuần, trong khi chỉ số Nasdaq Composite tăng tuần thứ hai liên tiếp.
Kết quả đi lên của chứng khoán Mỹ tuần qua có được là hầu hết các phiên giao dịch trong tuần đều tăng điểm, chỉ đến phiên cuối tuần, thông tin Tổng thống Trump có kết quả dương tính với COVID-19 mới xuất hiện khiến chứng khoán Mỹ giảm trở lại.
Bảng chỉ số chứng khoán tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 2/10, do các nhà đầu tư chịu sức ép tâm lý sau khi Tổng thống Donald Trump có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và báo cáo việc làm tháng Chín của Mỹ yếu hơn dự kiến trong bối cảnh có những hy vọng về gói kích thích kinh tế mới.
Trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Trump cho biết ông và phu nhân có kết quả dương tính với COVID-19, sẽ bắt đầu cách ly và bắt đầu quá trình phục hồi.
Đệ nhất phu nhân Melania Trump nói bà và Tổng thống vẫn cảm thấy ổn, trong khi ông Trump nói ông có triệu chứng nhẹ và đang làm việc tại Nhà Trắng.
Chỉ số Dow Jones chốt phiên cuối tuần giảm 134,09 điểm, hay 0,5%, xuống 27.682,81 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 32,36 điểm, 1%, xuống 3.348,44 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 251,49 điểm, 2,2%, xuống 11.075,02 điểm.
Người phụ trách đầu tư của UBS Global Wealth Management, Mark Haefele, nhận định rằng tin ông Trump mắc COVID-19 càng khiến cuộc bầu của Tổng thống sắp tới trở nên khó dự đoán hơn, đồng thời làm tăng sự chú ý tới thực tế là nền kinh tế chưa quay lại trạng thái bình thường hơn.
Nếu có sự thay đổi trong chính sách y tế cộng đồng thì khả năng là các biện pháp hạn chế sẽ được tăng cường, từ đó khiến triển vọng kinh tế và thị trường trở nên không chắc chắn.
Sáng 2/10 (theo giờ Việt Nam), Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 2.200 tỷ USD khi cuộc đàm phán giữa Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và quan chức Nhà Trắng về gói hỗ trợ tiếp theo không có tiến triển.
Tuy nhiên, bà Pelosi trong phát biểu với báo giới cho rằng sẽ đạt thỏa thuận với Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, khi kết quả xét nghiệm của Tổng thống đã làm thay đổi tình hình. Bà cũng nói Hạ viện sẽ thúc đẩy việc hỗ trợ cho các lao động ngành hàng không, hoặc theo quy định riêng hoặc theo thỏa thuận về gói kích thích.
Diễn biến về các cuộc đàm phán về gói kích thích mới và việc Tổng thống mắc COVID-19 đã khiến báo cáo việc làm tháng Chín của Mỹ gần như không được chú ý.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ tạo thêm được 661.000 việc làm trong tháng 9/2020.
Con số này thấp hơn kỳ vọng nhưng đã góp phần đưa tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ xuống mức 7,9%, đánh dấu nỗ lực phục hồi của Mỹ trong cuộc khủng hoảng COVID-19./.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 15/6 đảo chiều lên điểm
Chốt phiên 15/6, chỉ số Dow Jones tăng 157,62 điểm, lên 25.763,16 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 25,28 điểm, lên 3.066,59 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite tăng 137,21 điểm, lên 9.726,02 điểm.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 15/6 đảo chiều lên điểm. Ảnh: TTXVN phát
Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 15/6 lên điểm, đảo ngược đà giảm mạnh trong phiên, khi nhà đầu tư đánh giá thông báo mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Chỉ số Dow Jones tăng 157,62 điểm, hay 0,62%, lên 25.763,16 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 25,28 điểm, hay 0,83%, lên 3.066,59 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 137,21 điểm, hay 1,43%, lên 9.726,02 điểm.
Cả ba chỉ số đều giảm mạnh vào đầu phiên, với chỉ số Dow Jones giảm hơn 760 điểm.
Toàn bộ 11 lĩnh vực chủ chốt trong chỉ số S&P 500 đều chốt phiên tăng, với lĩnh vực tài chính tăng 1,38%, vượt qua các lĩnh vực còn lại.
Trước đó, Fed công bố các biện pháp bổ sung hỗ trợ thị trường trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Ngày 15/6, Fed đã thông báo các điểm cập nhật Chương trình tín dụng doanh nghiệp thị trường thứ cấp, với việc mua rộng rãi và đa dạng trái phiếu doanh nghiệp để hỗ trợ thanh khoản trên thị trường và nguồn tín dụng cho các doanh nghiệp lớn.
Trong tuần trước, chỉ số Dow Jones giảm 5,6%, chỉ số S&P 500 giảm 4,8% và chỉ số Nasdaq giảm 2,3%, đánh dấu tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ ngày 20/3.
Tại Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 15/6, VN - Index giảm 31,05 điểm (3,6%) xuống 832,47 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 708,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 22.734 tỷ đồng. Toàn sàn có 96 mã tăng, 45 mã đứng giá và 291 mã giảm giá.
HNX - Index giảm 3,09 điểm (2,64%) xuống 113,82 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 88,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 827,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 57 mã tăng giá, 49 mã đứng giá và 109 mã giảm giá./.
Sau "cú sút" mạnh của thị trường, nhà đầu tư nên làm gì? Thị trường chứng khoán đã có phiên giảm điểm với khối lượng giao dịch cao nhất lịch sử. Ảnh: Quý Hòa. "Cú sút" của thị trường có bất ngờ? Diễn biến của thị trường chứng khoán phiên 11.6 rất sôi động khi khối lượng giao dịch đạt mức cao kủ lục, ghi nhận hơn 700 triệu cổ phiếu được giao dịch trên sàn...