Những góc khác của sông Nho Quế
Sông Nho Quế bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam ở địa đầu cực Bắc thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Màu xanh đặc trưng trên nền cao nguyên đá đen thẫm tạo nên một dòng sông đặc biệt. Hơn cả một thắng cảnh, đó còn là con sông biên giới ghi dấu ấn của nhiều thế hệ người Việt bám biên giữ đất.
Góc “kinh điển” của sông Nho Quế nhìn từ điểm dừng chân đèo Mã Pì Lèng trên con đường Hạnh Phúc. Từ đây có thể thấy rõ toàn bộ đại hẻm vực sông Nho Quế, trong đó có hẻm vực Tu Sản. Đây cũng là góc được xem là “must-to -go” của mọi khách du lịch khi đến Hà Giang.
Sông Nho Quế nhìn từ một góc đường đi xuống thôn Tà Làng, xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc. Con sông nổi bật bên đoạn đường cua dốc ngoằn ngoèo, được đánh giá là có khả năng thử thách tay lái với bất kỳ ai muốn xưng là “phượt thủ”.
Dịch vụ đi thuyền trên sông Nho Quế mới phát triển vài năm trở lại đây. Du khách có thể chọn đi xuôi dòng từ bến thuyền Tà Làng hoặc đi ngược dòng từ bến thuyền xã Xín Cái (huyện Mèo Vạc).
Video đang HOT
Đi thuyền, bè hoặc chèo kayak trên dòng Nho Quế cho du khách cảm nhận đặc biệt khi đi giữa con hẻm Tu Sản – với chiều cao vách đá lên tới 700 – 800m, chiều dài tới 1,7km, sâu 700 – 900m.
Biên giới Việt Nam – Trung Quốc về phía Bắc được kéo dài xuống gần sông Nho Quế. Nhiều đời nay, người Mông ở bản Séo Lủng vẫn bền bỉ làm nương bên mốc biên giới giữ đất.
Phút nghỉ trưa của anh Sùng Chìa Na trên nương sát dòng Nho Quế, nguyên Trưởng thôn xã Séo Lủng – xã xa nhất cực Bắc Việt Nam. Gia đình anh Na có nương ở gần mốc 427. Anh Na cũng là một trong những người dân tham gia khảo sát thời kỳ đàm phán phân định biên giới trên bộ Việt – Trung.
Người dân Séo Lủng đã làm một con đường đất từ đường chính xuống gần sông Nho Quế để tiện chở ngô, lúa mỗi vụ thu hoạch.
Hẻm vực Tu Sản nhìn từ đường Hạnh Phúc. Năm 2013, Quy hoạch tổng thể công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012-2022, tầm nhìn 2030 được công bố. Theo đó, trong dự án Công viên khoa học địa chất trong Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, người ta sẽ xây dựng một hệ thống cáp treo phục vụ vu khách ngắm hẻm vực Tu Sản và thung lũng sông Nho Quế.
Cũng theo dự án, sông Nho Quế tương lai sẽ còn có cầu ngắm cảnh hẻm vực Nho Quế, dịch vụ bơi thuyền kayak ngược sông Nho Quế, leo núi mạo hiểm…Đến nay mới có dịch vụ bơi thuyền thành hiện thực. Trong ảnh là một quán bar ở vị trí có thể nhìn ra hẻm vực Tu Sản. Dịch Covid-19 khiến lượng du khách giảm đáng kể, thời điểm này quán bar này cũng không mấy hoạt động.
Cột cờ Lũng Cú, điểm đến nơi cực Bắc Việt Nam
Cột cờ Lũng Cú là cột cờ Quốc gia, nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển. Cột cờ thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Hãy một lần đến đây để cảm nhận về niềm tự hào thiêng liêng hai tiếng Việt Nam nơi cực Bắc Tổ quốc.
Ảnh: Dulichkhampha
Cột cờ Lũng Cú Hà Giang - một điểm đến nổi bật của miền Bắc, nơi mà bao bạn trẻ muốn khát khao chinh phục dường như từ lâu đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của đất nước Việt Nam. Những phượt thủ khi có chuyến du hí Hà Giang đều lựa chọn cách check in Lũng Cũ như là một cách để thỏa mãn niềm đam mê chinh phục của chính mình.
Ảnh: Dulichkhampha
Đoạn đường từ Hà Giang lên Đồng Văn, đến với cột cờ Lũng Cú dài khoảng tầm 140km, nếu mà chạy bằng xe máy vừa đi vừa ngắm cảnh rồi check in này nọ sẽ mất khoảng ít nhất 4 tiếng đồng hồ. Còn nếu không tự tin về khoản lái xe máy bạn có thể đón xe khách đi từ Hà Giang lên Đồng Văn.
Ảnh: Dulichkhampha
Từ Quản Bạ, bạn sẽ đi tới thị trấn Yên Minh, băng qua rừng thông nổi tiếng, mọi người có thể dừng chân tại đây để nghỉ ngơi một chút để lấy sức. Nếu bạn yêu thích các làng nghề thổ cẩm của người dân tộc, bạn có thể ghé vào theo biển chỉ dẫn sẽ tới với làng thổ cẩm có tên Lùng Tám. Đoạn đường này mất thâm tầm 50km nữa. Tới đây, dừng chân tại thị trấn Yên Minh ăn trưa là vừa lúc.
Rừng thông yên minh. Ảnh: Dulichkhampha
Ảnh: Dulichkhampha
Check in đỉnh cột cờ Lũng Cú Hà Giang thật là một điều tuyệt vời, khi đây chính là cực Bắc, 1 trong 4 điểm cực của Việt Nam. Đến đây, bạn sẽ có thể chạm tay vào cột cờ, ở trên là lá cờ với diện tích 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trên khắp cả nước.
Ảnh: Dulichkhampha
Đến tháng 9 là lúc mà bạn sẽ được nhìn ngắm mùa vàng của lúa chín từ trên đỉnh cột cờ Lũng Cú. Đặc biệt, mọi người thường hay chọn đi vào tháng 10-12 vì đây là mùa mà vạn vật ở Hà Giang đang bắt đầu sinh sôi nảy nở, cũng là lúc mà loài hoa tam giác mạch nở vàng cả một vùng đồi.
Để Hà Giang níu chân du khách Mặc dù chương trình kích cầu du lịch nội địa của tỉnh Hà Giang bắt đầu thực hiện từ đầu tháng 7, nhưng ngay sau khi hết giãn cách xã hội khách du lịch đã tìm đến Hà Giang. Vùng đất địa đầu Tổ quốc này vẫn là một trong những nơi thiêng liêng, hùng vĩ bất kỳ người Việt nào cũng mơ...