Những giai đoạn tập nói của trẻ và cách phát hiện sớm để giảm nguy cơ trẻ chậm nói các mẹ nên lưu ý nhé
Quá trình học nói của trẻ nhỏ chia ra nhiều giai đoạn, mẹ cần lưu ý để kịp thời phát hiện nếu bé có dấu hiệu chậm nói
Niềm vui và hạnh phúc nhất của bậc làm cha làm mẹ đó là thấy con yêu ngày càng phát triển và khỏe mạnh hơn. Trong đó khoảnh khắc em bé tập nói, biết nói mang lại niềm vui vô bờ bến cho các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ thường sẽ học cách nói chuyện trong 2 năm đầu đời. Tuy nhiên, phải tốn một khoảng thời gian rất lâu trước khi trẻ có thể tự thốt ra từ ngữ đầu tiên.
Mỗi trẻ có chu kỳ phát triển khác nhau và khi nào trẻ biết nói cũng không cụ thể (Ảnh minh họa)
Mỗi trẻ sẽ có chu kỳ phát triển không giống nhau và việc tập nói, biết nói cũng không giống nhau ở mỗi thời điểm. Các bé học cách nói chuyện theo từng giai đoạn, và đáng ngạc nhiên là giai đoạn đầu tiên xảy ra ngay từ trong bụng mẹ. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận hoạt động trung tâm ngôn ngữ của não thai nhi hoạt động từ tháng thứ 7 của thai kỳ. Sau khi sinh, quá trình học nói của trẻ nhỏ sẽ chia ra nhiều giai đoạn.
Các mẹ hãy tham khảo các giai đoạn, cột mốc phát triển trong quá trình tập nói của trẻ cụ thể như sau:
Quá trình tập nói của bé bắt đầu từ việc trẻ học cách sử dụng lưỡi, môi, vòm miệng và bất kỳ chiếc răng mới mọc nào để tạo ra âm thanh phù hợp, bắt đầu từ tiếng khóc, sau đó đến tiếng ọ, ẹ, ô, a trong tháng đầu tiên, và bập bẹ không lâu sau đó. Trẻ sẽ bắt đầu nói được những từ đơn giản như ma ma, đa đa, bà bà khiến mẹ vô cùng hạnh phúc. Kể từ cột mốc phát triển này, bé sẽ tiếp tục nói nhiều hơn, qua cách bắt chước và quan sát cử động miệng cũng như lắng nghe âm thanh từ mọi người xung quanh.
Trẻ sơ sinh sớm nhất có thể bập bẹ vài từ lúc 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, cách phát âm có ý nghĩa hơn chỉ xảy ra sau khi trẻ sơ sinh bước vào tuổi chập chững biết đi lúc 12 tháng tuổi. Kỹ năng nói chính xác phát triển từ 4-5 tuổi, lúc này trẻ sẽ nói chuyện khá trôi chảy.
Mẹ có hỗ trợ bé tập nói bằng các cách sau:
- Bắt đầu nói chuyện với bé ngay từ sớm: Nói chuyện với bé là một cách để bé tạo dựng vốn từ và câu. Hãy bắt đầu nói chuyện với bé ngay từ 3 tháng đầu sau sinh để bé có thể nắm bắt ngôn ngữ. Nghiên cứu cho thấy những em bé được bố mẹ trò chuyện sớm có vốn từ vựng phong phú hơn khi biết đi và lớn hơn.
- Đọc và hát cho bé nghe: Những hoạt động này vừa giúp bé thích thú hơn với các câu hát, nhịp điệu vừa kích thích phát triển ngôn ngữ.
- Khuyến khích bé bắt chước: Hãy để bé bắt chước lời nói của mẹ và khuyến khích bé nói to lên. Ban đầu nghe có vẻ vô nghĩa, nhưng khi bé bước vào tuổi chập chững biết đi, việc bắt chước lời nói, từ ngữ sẽ dần chính xác hơn, đặt nền móng cho việc hình thành câu có ý nghĩa.
Video đang HOT
Bắt chước là một cách giúp trẻ phát triển vốn từ và phát âm chính xác hơn (Ảnh minh họa)
- Miêu tả người, đồ vật: Mẹ chỉ vào đồ vật, sử dụng các danh từ chỉ người, chỉ vật và nói cho bé biết tên của chúng, giới thiệu mọi người cho bé với đầy đủ tên, mối quan hệ để làm gia tăng vốn từ vựng cho bé.
- Đặt câu hỏi và trò chuyện với bé: Các câu hỏi có tác dụng như một chất kích thích để làm cho bé suy nghĩ và tìm câu trả lời. Khi trẻ lên 3 tuổi, mẹ có thể nói chuyện lâu hơn với nội dung dài hơn để tăng thêm kỹ năng ngôn ngữ và diễn đạt cho con.
- Sử dụng ngôn ngữ thuận tiện nhất: Hiệp Hội Nói/Ngôn Ngữ/Nghe (ASHA) của Mỹ khuyên phụ huynh nên nói chuyện với bé bằng ngôn ngữ mà con thấy thuận tiện nhất chẳng hạn như tiếng mẹ đẻ. Nó giúp giảm sự lộn xộn ngôn ngữ cho bé đồng thời cho phép mẹ đánh giá sự tiến bộ của bé.
Mẹ cần để ý tới các dấu hiệu chậm nói của trẻ để kịp thời có phương án xử trí (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, mẹ cũng cần để ý tới các dấu hiệu chậm nói của trẻ để kịp thời có phương án xử trí và giúp trẻ hòa nhập, sớm đạt cột mốc biết nói như:
- Trẻ 12 tháng: Không bập bẹ, nói ma ma, bà bà.
- Trẻ 18 tháng: Thích dùng cử chỉ hơn giao tiếp bằng lời nói, không phát âm để giao tiếp, hầu như không biết nhiều hơn 4 từ.
- Trẻ 24 tháng: Không thể bắt chước các từ ngay cả khi được mẹ lặp đi lặp lại nhiều lần, không phản ứng gì khi được hỏi các câu hỏi cơ bản.
- Trẻ 36 tháng: Không thể nói tên đồ vật, người thân trong gia đình, không trò chuyện hoặc nói với giọng khá lạ, chỉ lặp lại 1 vài từ mà không mở rộng được vốn từ.
Học viên Nhi khoa AAP (Mỹ) cho hay có tới 1/5 số trẻ trong độ tuổi tập đi có biểu hiện chậm nói. Nhưng phần lớn đều chỉ là chậm nói tạm thời và trẻ vẫn đạt cột mốc biết nói khi lớn dần. Một số nguyên nhân khiến trẻ chậm nói có thể kể đến như: trẻ mắc bệnh tự kỉ, trẻ khiếm thính, rối loạn tâm thần, gặp vấn đề về hành vi.
Can thiệp sớm giúp trẻ mau chóng nói được và hòa nhập trở lại (Ảnh minh họa)
Với những trường hợp trẻ chậm nói, mẹ cần quan sát và phát hiện sớm để có phương án can thiệp kịp thời cho trẻ, giúp trẻ mau chóng bắt kịp các giai đoạn tập nói. Trẻ có thể được phẫu thuật để cải thiện thính giác hoặc dị tật khuôn miệng, tăng cường và bổ sung các bài luyện ngôn ngữ phù hợp, tập các bài tập trị liệu giúp tăng cường cơ miệng.
Như vậy, điều quan trọng là mẹ cần theo dõi sự phát triển và tiến bộ của con, giúp con tiếp tục mở rộng vốn từ và kĩ năng nói. Đồng thời phát hiện những dấu hiệu bất thường để giúp con cải thiện, tránh tình trạng để con chậm nói quá lâu khiến việc điều trị gặp khó khăn, bé càng khó phát triển kĩ năng nói.
Nguồn: Mom
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng sức khỏe như thế nào
Con người có thể bị tự kỷ, đau tim, xương khớp, vô sinh... do ô nhiễm không khí.
Ảnh minh họa
Tự kỷ
Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai sống ở khu vực nhiều khói bụi nguy cơ sinh con tự kỷ cao gấp đôi nơi khác.
Trong ba tháng đầu thai kỳ, ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng đến não thai nhi, theo Reader's Digest.
Gây hại cho tim và phổi
Một nghiên cứu mới của Đại học Duke Mỹ cho biết người trên 60 tuổi tập thể dục nơi đường phố nhiều khói bụi sẽ có hại cho tim, phổi.
Tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới
Tiến sĩ Xiang Qian, Đại học Trung văn Hương Cảng, Hong Kong cho biết ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng.
Những người thường xuyên hít không khí ô nhiễm dễ bị biến dạng tinh trùng, chất lượng kém.
Bệnh về xương
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí sức khỏe The Lancet Mỹ, ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ loãng xương hoặc dễ gãy xương.
Suy thận
Các nhà nghiên cứu đã xác định, trong gần 44.793 người mắc bệnh thận có tới 2.483 trường hợp suy thận có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Các phân tử xấu trong không khí xâm nhập vào máu. Thận là cơ quan lọc máu, do đó thận bị ảnh hưởng bởi các thành phần ô nhiễm.
Lão hóa da
Ô nhiễm không khí gây ra sự thay đổi sắc tố da, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Các phân tử xấu làm hỏng tế bào da, giảm sức đề kháng của da, gây đồi mồi, đốm xỉn màu, nếp nhăn.
Tăng nguy cơ bị bệnh tim, đột quỵ
Tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ tỷ lệ thuận với mức độ ô nhiễm trong không khí.
Mặt nạ chống ô nhiễm không khí không thực sự hiệu quả. Vì vậy hãy cân nhắc ở nhà trong những ngày có mức độ ô nhiễm cao.
Ý Như
Theo VNE
Sống chậm cuối tuần: Học đi Ông cha ta có câu "Học ăn, học nói, học gói, học mở" để nói về cái việc học đầu đời của mỗi con người. Nhờ được "học ăn, học nói, học gói, học mở" ngay từ thuở ấu thơ nên con người đã hình thành nên nhân cách, hiểu được cách ứng xử trong cuộc đời. Nhưng sao chỉ có học ăn,...