Những game thủ LMHT thành công với việc đổi vị trí thi đấu (Phần 1)
Hãy cùng điểm qua 10 cái tên nổi bật trong lịch sử LMHT chuyên nghiệp đã có được thành công sau khi thay đổi vị trí thi đấu.
10. WildTurtle (Đường trên -> Xạ thủ)
Jason &”WildTurtle” Tran bắt đầu sự nghiệp LMHT chuyên nghiệp ở vị trí đường trên cho đội Monomaniac Dominatus. Tuy nhiên tại giải đấu lớn đầu tiên là IPL Face off: San Francisco Showdown, WildTurtle lại đóng vai trò người đi đường giữa dự bị cho Team LegioN và đã cùng đội tuyển này giành được ngôi vị thứ 3 đầy bất ngờ sau chiến thắng trước World Elite và Curse.
Sau đó 2 tuần, WildTurtle tiếp tục vai trò đóng thế nhưng lần này trong màu áo của CLG.Black. Họ đánh bại chính LegioN nhưng lại để thua trước Team Dynamic – đội tuyển đầu tiên mà WildTurlte tham gia – và không thể lọt vào top 4. Mặc dù thi đấu khá ấn tượng khi phải chơi trái tay nhưng vị trí giúp cho WildTurtle nổi tiếng khắp thế giới như hiện nay lại là xạ thủ chứ không phải là pháp sư đường giữa.
WildTurtle bắt đầu chơi xạ thủ ở Orbit Gaming, kế đến là Quantic Gaming/Cloud 9 nhưng thành công chỉ thực sự đến với game thủ gốc Việt này khi Team SoloMid gặp vấn đề về nhân sự. Sau khi Chaox – xạ thủ kỳ cựu bị đẩy lên băng ghế dự bị vì cư xử không đúng mực, WildTurtle đã được chọn vào đội hình xuất phát và nhanh chóng gây ấn tượng với một pha Pentakill trong trận đấu gặp CompLexity. Kể từ thời điểm đó, anh đã chứng minh được rằng mình không chỉ mạnh ở khu vực Bắc Mỹ khi đưa TSM đến với hai trận chung kết LCS liên tiếp mà còn thi đấu nổi bật tại vòng chung kết thế giới mùa ba.
Màn trình diễn trong vai trò xạ thủ của WildTurtle nổi bật hơn rất nhiều so với lúc anh còn thi đấu ở các vị trí khác. Lối chơi hổ báo của anh khi kết hợp cùng Xpecial đã góp phần vực dậy và đưa một Team SoloMid tưởng chừng đã hết thời kể từ giai đoạn cuối mùa hai trở lại đúng vị thế của mình.
9. Chauster (Xạ thủ -> Hỗ trợ)
Sự nghiệp của Steve &”Chauster” Chau gắn liền với việc thay đổi vị trí thi đấu nhưng thành công nhất trong số đó là khi anh chuyển sang chơi hỗ trợ cho Counter Logic Gaming. Chauster từng được biết đến là một trong những xạ thủ giỏi nhất khu vực Bắc Mỹ cho đến khi người hỗ trợ quen thuộc là Elementz dứt áo ra đi. Thay vì đưa HotshotGG xuống lấp chỗ trống như kế hoạch ban đầu, CLG quyết định chiêu mộ Doublelift – người mới chuyển sang xạ thủ không lâu – và đưa Chauster xuống vị trí hỗ trợ.
Ở mùa giải thứ hai, bộ đôi đường dưới chính là những người có khả năng gồng gánh team mạnh nhất. Mặc cho sự sa sút phong độ của HotshotGG hay sự ra đi của ngôi sao Saintvicious thì sức mạnh đáng kinh ngạc của Doublelift – Chauster đã giúp Counter Logic Gaming giữ được vị thế hàng đầu của mình.
Chauster không chỉ chơi tốt ở vị trí mới này mà anh còn trực tiếp giúp đỡ Doublelift, giúp cho game thủ này trở thành một trong những xạ thủ hàng đầu thế giới, đặc biệt nổi danh với vị tướng Vayne.
Video đang HOT
8. Doublelift (Hỗ trợ -> Xạ thủ)
Yiliang &”Doublelift” Peng là một trong những xạ thủ nổi tiếng nhất của LMHT chuyên nghiệp. Ít ai biết rằng Doublelift từng được biết đến với Blitzcrank ở vị trí hỗ trợ và thường xuyên.. cắm mặt vào bụi. Westrice – đồng đội cũ của Doublelift tại Epik Gamer – cho biết rằng anh chưa bao giờ nghĩ Doublelift sẽ trở thành một người chơi xuất sắc nhưng chính những pha thi đấu có phần ngờ nghệch đã giúp anh có thêm kinh nghiệm và nền tảng vững chắc như ngày hôm nay.
Sau quãng thời gian thi đấu cho Curse không mấy thành công, chuyển đến Counter Logic Gaming đã đưa sự nghiệp của Doublelift sang một trang mới. Dưới sự dẫn dắt của cựu xạ thủ đồng thời là người hỗ trợ Chauster, Doublelift trở thành một con quái vật và nhanh chóng nổi danh khắp thế giới. Thậm chí đã có thời điểm, Doublelift và Chauster được coi là bộ đôi mạnh nhất khu vực đường dưới. Điều đó cũng giúp cho Counter Logic Gaming luôn nằm trong danh sách ứng cử viên hàng đầu tại mỗi giải đấu họ tham gia.
7. Impact (Hỗ trợ -> Đường trên)
Jung &”Impact” Eon – yeong từng thi đấu cho Xenics Storm ở vị trí hỗ trợ vào năm 2012. Đó là quãng thời gian mà Madlife và Lustboy của anh em nhà Azubu thi nhau tỏa sáng, chính vì vậy Impact hầu như không để lại bất cứ ấn tượng nào. Chỉ đến khi anh chuyển sang thi đấu ở đường trên, tất cả đã thay đổi.
Sau thành công của SK Telecom T1 đội 1 với một chức vô địch IEM dưới sự dẫn dắt của huyền thoại đường trên của Azubu Blaze là Reapered, người ta đã kỳ vọng rất nhiều vào SKT đội 2 được xây dựng xung quanh thần đồng Faker. Tuy nhiên họ đã để thua trước Ozone ở giải đấu đầu tiên tham dự và Impact cùng đồng đội chỉ được biết đến ở mùa giải tiếp theo.
Impact (ngoài cùng bên phải, người thấp hơn) và đồng đội cùng chức vô địch thế giới.
Chiến thắng ở OGN Mùa xuân, OGN Mùa đông và trên hết là chức vô địch thế giới mùa thứ ba đã đưa SKT trở thành đội hình mạnh nhất thế giới. Cả 5 thành viên đều chứng minh được sự vượt trội ở vị trí của mình. Impact bỗng nổi lên như một trong những người đi đường trên xuất sắc nhất.
Có thể Impact không giống Flame – người có thể gánh cả đội Blaze bất chấp họ thi đấu tệ thế nào nhưng trong chín tháng qua, anh đã nỗ lực hoàn thiện và đưa khả năng thi đấu đường trên của mình lên một tầm cao mới. Thi đấu trong một đội hình sở hữu nhiều ngôi sao có khả năng thu hút các lượt cấm, cựu game thủ của Xenics Storm không vì thế trở thành điểm yếu của team mà ngược lại, Impact luôn thi đấu cực kỳ chắc chắn và biến SKT trở thành cỗ máy bất khả chiến bại.
6. inSec (Đi rừng -> Đường trên)
Trong lịch sử, Choi &”inSec” In-seok là người chơi duy nhất từng công khai cạnh tranh với Diamondprox cho danh hiệu người đi rừng xuất sắc nhất thế giới. Những người chơi khác có thể có một giải đấu thành công, vài trận đấu xuất thần nhưng ít ai có thể làm lu mờ hoàn toàn được siêu sao người Nga. Chỉ đến khi inSec – một người chơi kỳ lạ với nền tảng kỹ năng vững chắc – xuất hiện. Đôi khi những quyết định của inSec khiến chúng ta phải đặt dấu hỏi nhưng không thể phủ nhận rằng game thủ Hàn Quốc này thi đấu ở vị trí đi rừng với kỹ thuật của một người chơi đường trên thượng hạng.
Pha combo mang thương hiệu inSec.
Nổi danh khi còn thi đấu cho CJ Entus, inSec sau khi chuyển sang KT Bullets đã đưa tên tuổi của mình lên một tầm cao mới. Nếu không bất ngờ để thua tại OGN Mùa xuân thì có lẽ inSec và đồng đội đã có được chiếc vé tới chung kết mùa ba và sự nghiệp đi rừng của inSec đã không kết thúc một cách lặng lẽ như thế. Vào thời điểm đó, Ozone với lối chơi tập thể đã đánh bại được siêu sao đi rừng inSec và gián tiếp khiến cho anh chàng này chuyển lên thi đấu đường trên.
Khó có thể so sánh màn trình diễn của inSec sau khi chuyển lên đường trên với thời điểm còn đi rừng nhưng KT Bullets đã đạt được những thành công đáng kể. Với sự thay đổi vị trí đó, người đi rừng mới KaKAO có cơ hội thể hiện và sự phối hợp của hai người chơi có kỹ thuật cá nhân xuất sắc bậc nhất này giúp cho KT B trở thành đội tuyển mạnh thứ hai ở Hàn Quốc trong 7 tháng vừa qua.
inSec (ngoài cùng bên phải) cùng KT Bullets thi đấu rất thành công.
Chỉ để thua trước SK Telecom T1 – đội hình được đánh giá là mạnh nhất trong lịch sử LMHT, inSec đã ở gần chiếc cúp vô địch OGN hơn bao giờ hết. Có thể anh sẽ không bao giờ trở thành người đi đường trên giỏi nhất nhưng rất có thể KT Bullets sẽ thay thế SKT ở vị trí số 1 trong thời gian tới, đặc biệt là sau sự ra đi của PoohManDu.
Theo VNE
Earthshaker vs Sand King: Sự khác biệt giữa đất và cát DOTA 2
Hai hero DOTA 2 tưởng chừng như rất giống nhau: đều là cận chiến, với một stun mạnh, một ultimate có khả năng thổi tung đội hình đối phương khỏi mặt đất. Tuy nhiên, mỗi hero có những điểm mạnh yếu khác nhau mà bạn nên biết.
Cả hai hero strength DOTA 2 thường được chơi ở vai trò tương tự nhau, là những hero có khả năng mở combat tốt bằng bộ skill AoE, cả hai đều rất cần có Blink Dagger để có sự cơ động cần thiết, và cả hai đều thường được pick ở vai trò support thứ hai. Tuy nhiên, khi trận đấu bắt đầu, hai hero con quái vật này sẽ đi theo những hướng đi riêng.
Kĩ năng đặc trưng của Earthshaker là Fissure - với khả năng tạo một kẽ nứt dài trên mặt đất, stun đồng thời khiến cho đối thủ cũng như đồng minh không thể đi qua. Trong khi Sandking có khả năng đi xuyên mặt đất, stun đối thủ trên đường đi và xuất hiện ở vị trí đã chọn. Burrow Strike mang lại sự cơ động cho Sand King nhưng cũng là lí do hero này phụ thuộc vào level hơn Earthshaker.
Trong khi Fissure đã là một stun rất mạnh với tầm xa và khả năng cản đường ngay từ level 1, Burrow Strike có range và damage khá ngắn ở đầu game và tăng dần theo level. Điều này khiến Sand King thường sẽ phải bám lane, farm, pull creeps hay gây sức ép lên hero đối phương ở cùng lane. Trong khi đó Earthshaker là một roamer mạnh, không cần tới nhiều level hoặc sẽ chỉ đứng rình rập trong góc khuất ở lane của mình. chờ đợi cơ hội để tung ra skill một cách chuẩn xác - mang lại một mạng kill cho team, hoặc cứu sống đồng đội (hoặc ngược lại). Ở thời kì tri-lane thống trị DotA, Earthshaker đã luôn được pick trong hầu hết các trận đấu chính là nhờ vào Fissure.
Tại phiên bản 6.79, Fissure đã được buff tầm xa lên 1400.
Sự khác biệt càng rõ ràng hơn vào mid game. Bộ skill của Sand King khiến con bọ cạp này là một ganker cơ động, với khả năng solo kill cũng như có thể farm, push một cách nhanh gọn khi cần thiết. Combo Burrow Strike - Epicenter có thể được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh và mang lại lợi ích trong suốt trận đấu. Ngược lại Earthshaker phụ thuộc nhiều hơn vào đồng đội, farm kém hơn và dễ "thọt" nếu không ở trong tay một player giỏi - với người cầm Earthshaker thì khả năng sử dụng skill Fissure hợp lí là điểm mấu chốt quyết định thành bại của trận đấu.
Tầm xa và khả năng cản đường của skill này cũng giúp Earthshaker trội hơn so với Sandking khi nói tới chuyện phòng thủ hay phân tách đội hình đối phương. Earthshaker có thể được pick để hỗ trợ những hero cơ động với blink, hay có khả năng tung skill từ xa như Keeper of the Light, Kunkka,...Cặp đôi ES-AA một thời đã từng xuất hiện trong rất nhiều những trận đấu DotA chuyên nghiệp.
Một pha solo kill khi đã đỏ máu điển hình của Sand King.
Mặt khác, không như Epicenter, ultimate của Earthshaker chỉ có hiệu quả khi xung quanh có nhiều kẻ địch, điều này khiến cho Earthshaker rất mạnh khi đối mặt với những hero như Broodmother, Phantom Lancer hay những hero sử dụng phân bóng/summon khác. Mặt khác, nó khiến cho hero này buộc phải lên Blink Dagger trong hầu hết các trận đấu, hoặc chấp nhận rằng rất hiếm khi có thể có một ulti đẹp như mơ. Người chơi Earthshaker thiếu kinh nghiệm khi không farm được Blink Dagger thường có xu hướng đi vào giữa đội hình đối phương để có thể sử dụng Echo Slam, điều này thường dẫn tới hai trường hợp: đối phương có gắng chạy ra xa, hoặc đưa bạn lên bảng trước khi bạn có thể kịp làm gì.
Nhược điểm rất lớn của ES mà chúng ta có thể nhìn thấy ở đây là hoàn toàn không có một skill nào để ra vào combat. Có thể thấy Earthshaker bị động hơn rất nhiều, thiên về vị trí support hơn và cần có những đồng đội phù hợp để có thể hoạt động một cách hiệu quả.
Nhìn chung, lượng sát thương mà cả hai hero có thể gây ra cho đối phương là tương đương nhau. Sand King là một hero khá dễ chơi, cơ động và phù hợp với nhiều hoàn cảnh. Trong khi Earthshaker khó chơi hơn rất nhiều và không phải lúc nào cũng phát huy được sức mạnh. Với nhiều trường hợp khi phải so sánh hai hero với nhau, Sand King sẽ được pick. Tuy vậy, nếu được pick cho tri-lane, hay chống lại đội hình nặng về sử dụng summon/illusion, Earthshaker sẽ là lựa chọn khó có thể thay thế.
Theo VNE
Hãng Gear chuyên nghiệp Ozone Gaming xuất hiện tại Việt Nam Trong thời gian qua, hãng Gaming Gear đến từ Châu Âu Ozone Gaming đã có một số hoạt động khuếch trương thương hiệu của mình tại Việt Nam. Vào ngày 10 tháng 01 năm 2014, Ozone Gaming đã công bố nhà phân phối chính thức của mình tại Việt Nam là Công ty Cổ Phần Thương Mại Tin Học Hưng Long. Được biết...