Những gam màu sáng quay trở lại thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
Kỳ nghỉ hè năm nay được xem là bước tái khởi động đầy lạc quan cho bất động sản nghỉ dưỡng sau 2 năm đóng băng.
Bất động sản nghỉ dưỡng đang sôi động trở lại
Ông Mauro Gasparotti – Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương – cho biết: Hoạt động kinh doanh khách sạn và resort đang khôi phục trở lại sau đại dịch. Công suất và giá phòng ghi nhận sự cải thiện ở khắp mọi nơi trên thế giới và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ.
“Kỳ nghỉ hè năm nay được xem là bước tái khởi động đầy lạc quan tại các điểm đến du lịch”- ông Mauro Gasparotti dự báo.
Theo đó, tại các địa điểm ven biển như Vũng Tàu – Hồ Tràm, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, trong mùa hè năm nay, nhiều khách sạn và resort ghi nhận tốc độ hồi phục ấn tượng, một số resort thành công trong việc thu hút khách nội địa thậm chí kỳ vọng đạt mức công suất 50-70%.
Ảnh minh họa
Và thực tế tình hình du lịch 7 tháng đầu năm nay cũng cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của du lịch nội địa khi lượng khách đạt 71,8 triệu lượt người, tăng 1,795 lần lượng khách của cả năm 2021.
Video đang HOT
Các chuyên gia dự báo rằng, sự tăng trưởng này sẽ góp phần thúc đẩy ngành bất động sản nghỉ dưỡng sôi động trở lại. Tuy nhiên, để hoạt động du lịch có thể đạt được mức như năm 2019 chúng ta vẫn phải chờ đến khi thị trường khách quốc tế hoàn toàn khôi phục.
Những thách thức mới hậu đại dịch
Có ba yếu tố chính đang cản trở quá trình khôi phục của nguồn cầu du lịch là lạm phát, chi phí chuyến bay gia tăng và sự chậm khôi phục của hai thị trường khách Trung Quốc và khách Nga.
“Chúng tôi kỳ vọng nguồn cầu sẽ hoàn toàn khôi phục vào năm 2024. Tuy nhiên bên cạnh vấn đề nguồn cầu, ngành du lịch Việt Nam còn phải phải đối mặt với thách thức khác là tình trạng dư thừa nguồn cung. Chúng tôi ước tính trong ba năm tới, nguồn cung tại các điểm đến du lịch trọng điểm sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 20% mỗi năm. Với tốc độ này, nếu nguồn cầu không tăng theo kịp thì có thể dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, qua đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công suất phòng của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong nước”, Mauro Gasparotti phân tích.
Ngoài ra, vị chuyên gia đánh giá hiện nay thị trường Việt Nam có rất nhiều dự án cùng cạnh tranh trong một phân khúc với mô hình và sản phẩm tương tự nhau. Nhiều chủ đầu tư vẫn chưa thực sự chú trọng đến chất lượng, mà chỉ tập trung theo đuổi số lượng và cách tiếp cận “ sao chép – cắt dán”, khiến cho các dự án bị thiếu điểm nhấn.
Bên cạnh đó, thị trường hiện chủ yếu chú trọng vào quy mô, với các dự án có mật độ xây dựng dày đặc và tập trung quá nhiều vào các sản phẩm bán. Nhiều chủ đầu tư chạy đua phát triển các sản phẩm “luxury” và “wellness” nhưng chưa thật sự hiểu đúng các khái niệm này cũng như thiếu sự cân nhắc đến các yếu tố cộng hưởng xung quanh. Một điển hình có thể thấy rõ trong những năm gần đây là sự hình thành của các dự án phức hợp quy mô lớn với sản phẩm shophouse chiếm chủ đạo. Số lượng sản phẩm lớn sẽ gây nhiều khó khăn cho quá trình vận hành cũng như kinh doanh cho thuê trừ khi dự án được hoạch định rất cẩn trọng.
Do đó, để thị trường khôi phục cần có sự chung tay của cơ quan ban ngành, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn chuyên môn nhằm đưa ra những dự án chất lượng, nắm bắt tốt các xu hướng trên thị trường. Có như thế, Việt Nam mới có thể xây dựng hình ảnh điểm đến trên bản đồ du lịch quốc tế và giúp ngành du lịch – nghỉ dưỡng Việt Nam phát triển một cách bền vững.
Xuất hiện tình trạng nhà đầu tư bất động sản chịu cắt lỗ vẫn khó bán
Chuyên gia cho rằng, mức giảm giá tài sản trên thị trường thứ cấp hiện chỉ mới là giảm một phần lợi nhuận, chưa xuất hiện trường hợp bán tháo.
Tuy nhiên, nếu việc siết tín dụng tiếp tục kéo dài, nhiều khả năng làn sóng giảm giá cắt lỗ sẽ diễn ra.
Cắt lỗ vẫn khó bán đất
Giai đoạn 2020 - 2021, thị trường bất động sản khắp nơi liên tục xảy ra tình trạng "sốt nóng", giá đất biến động mạnh theo chiều hướng đi lên. Theo đó, không ít nhà đầu tư tay ngang cũng kiếm bội tiền từ địa ốc, thậm chí chỉ cần xuống tiền trong thời gian ngắn đã lãi vài trăm triệu đồng, người có vốn lớn có thể lãi đến tiền tỷ.
Mặc dù, cơn sốt bất động sản đã kéo trong thời gian dài nhưng nhiều người vì sợ mất cơ hội vẫn tiếp tục ôm tiền lao vào cơn sốt đu đỉnh. Đến nay, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chững lại ở nhiều địa phương, đặc biệt là phân khúc đất nền. Không ít nhà đầu tư "tay ngang" đang lo lắng, khi mua vào đúng vùng đỉnh giá đất.
Theo anh Nguyễn Văn Tú, nhà đầu tư tay ngang tại Hà Nội, đầu năm 2021 thấy thị trường bất động sản "nóng" anh đã không ngần ngại vay tiền để mua một lô đất tại Bắc Giang. "Từ năm 2021, thấy bạn bè tôi kéo nhau về Bắc Giang mua đất, nghe nói thời điểm đó thị trường không có hàng để bán, cứ ra lô nào là hết ngay lô đấy. Chỉ trong vài ngày tôi đã chốt mua lô đất rộng 150m2, với giá 22 triệu đồng/m2, tổng 3,3 tỷ đồng, trong đó, khoảng 2 tỷ đồng là tôi đi vay", anh Tú nói.
Đến đầu năm 2022, thấy môi giới tại khu vực này tiếp tục đồn thổi "sốt đất", vì cũng đang cần tiền nên anh tranh thủ "ăn theo" bán lô đất đang nắm giữ. Nhưng rao bán suốt 4 tháng chỉ có 5 người thiện chí đến tận nơi xem đất, còn lại người ta chỉ hỏi để biết giá mà không có nhu cầu mua thực. Mà muốn bán cho người có nhu cầu thực thì đều bị "chê" giá cao.
"Trước khi rao bán tôi có tham khảo người môi giới bán mảnh đất này, họ định giá mảnh đất của tôi phải được 27 triệu đồng/m2, còn nói thêm nên giữ lại vì sẽ tăng giá tiếp. Nhưng rao bán mãi không thấy ai mua mà tôi đang cần tiền. Cuối cùng, đầu tư hơn 1 năm lời lãi chưa thấy đâu nhưng mỗi tháng tôi phải lo mấy chục triệu đồng mỗi tháng để trả ngân hàng. Thấy thị trường sang năm nay cũng chững hơn nên tôi đành rao bán 3 tỷ đồng nhưng vẫn chưa thấy khả quan", anh Tú than thở.
Đang rao bán cắt lỗ đất nền, anh Sử, nhà đầu tư tay ngang tại Nam Từ Liêm (Hà Nội), thời điểm tháng 10/2021 có mua một mảnh đất rộng 90m2 tại Hưng Yên với giá 3 tỷ đồng, tương đương hơn 33 triệu đồng/m2. Theo dự định ban đầu, anh Sử chỉ tính "lướt sóng" vài tháng, khi thị trường vẫn đang còn "nóng". Tuy nhiên, mọi toan tính của nhà đầu tư này đổ vỡ khi thị trường bất ngờ hạ nhiệt.
"Thực tế, lúc mua thị trường vẫn đang nóng nên tôi quyết định vay tới 50% giá trị mảnh đất. Dù bây giờ chưa quá cần tiền nhưng tôi muốn bán để thanh toán ngân hàng cho xong. Giờ bán bằng giá là rất khó, nên tôi rao bán cắt lỗ khoảng gần 500 triệu đồng, nhưng vẫn chưa có người mua", anh Sử nói.
Chưa xuất hiện trường hợp bán tháo
Chia sẻ với truyền thông về vấn đề này, ông Trần Khánh Quang, chuyên gia bất động sản cho rằng, việc ngân hàng kiểm soát tín dụng đã tác động rất mạnh và gần như ngay lập tức đến tâm lý thị trường thứ cấp. Tiếp cận vốn vay khó khăn trong 2 - 3 tháng qua đã khiến nhiều nhà đầu tư có động thái giảm giá tài sản để thoát hàng. Đây là phản ứng bình thường của thị trường.
"Mức giảm giá tài sản trên thị trường thứ cấp hiện chỉ mới là giảm một phần lợi nhuận, chưa xuất hiện trường hợp bán tháo. Tuy nhiên, nếu việc siết tín dụng tiếp tục kéo dài, nhiều khả năng làn sóng giảm giá cắt lỗ sẽ diễn ra, khi đó có thể dẫn đến tác động tiêu cực đến nền kinh tế", ông Quang nói.
Vị này cho rằng, việc đầu tư những sản phẩm có giá trị thực là lựa chọn tối ưu lúc này. Các nhà đầu tư cần chậm lại, xem xét kỹ, nên mua các sản phẩm có đầy đủ pháp lý, sản phẩm có giá trị thực để ở hoặc cho thuê kinh doanh, quan trọng nữa là phải có mức giá hợp lý.
Trong trường hợp, nhà đầu tư có nguồn vốn lớn tự có, dài hạn, thì có thể tìm mua bất động sản khu công nghiệp hoặc bất động sản nghỉ dưỡng. Không nên mua sản phẩm giá quá cao so với thu nhập để tìm kiếm lợi nhuận, bởi vì nguồn vốn từ tín dụng bây giờ cũng hạn chế và khó khăn hơn, lãi suất cao hơn, nên khi mua vào rồi, nếu không có nhu cầu để ở hay không cho thuê, không thanh khoản được thì sẽ rủi ro.
Đâu là phân khúc bất động sản sẽ được nhà đầu tư ngoại săn lùng? Chuyên gia Savills cho rằng, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản chăm sóc sức khỏe, bất động sản nhà ở, văn phòng và đặc biệt bất động sản công nghiệp là những phân khúc mà các nhà đầu tư ngoại có thể tìm kiếm cơ hội để gia nhập vào thị trường bất động sản Việt Nam. Số liệu...