Những được – mất của nền kinh tế Nga một năm sau chiến sự

Theo dõi VGT trên

Gần tròn 1 năm kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào 24/2 năm ngoái, nền kinh tế Nga vẫn trụ vững bất chấp nhiều dự đoán nền kinh tế sẽ sụp đổ hoặc tê liệt trước loạt đòn trừng phạt kỷ lục từ phương Tây.

Hứng chịu 11.000 đòn trừng phạt…

Sau khi chiến sự nổ ra, hàng loạt đòn trừng phạt của phương Tây đã dội xuống Nga. Đất nước này đã trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử phải hứng chịu số lệnh trừng phạt cao kỷ lục, vào khoảng 11.000 lệnh trừng phạt.

Các biện pháp trừng phạt từ phương Tây được áp dụng trên diện rộng nhằm vào các cá nhân, ngân hàng, doanh nghiệp, cũng như các lĩnh vực như tài chính, xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng và năng lượng của nước này. Trong đó, đáng kể như việc Nga bị Mỹ và các nước phương Tây loại khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu (SWIF). Nga cũng không được tiếp cận với các công cụ tài chính toàn cầu như phái sinh, phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ; bị “đóng băng” kho dự trữ ngoại hối trị giá 300 tỷ USD ở nước ngoài.

Những được - mất của nền kinh tế Nga một năm sau chiến sự - Hình 1

Nga trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử phải hứng chịu số lệnh trừng phạt cao kỷ lục (Ảnh: Acamstoday.org).

Mỹ cũng ngăn Moscow tiếp cận các công nghệ tiên tiến của phương Tây như cấm bán chất bán dẫn, linh kiện điện tử, thiết bị định vị… cho Nga khiến ngành hàng không vũ trụ, sản xuất xe hơi, điện tử… của Nga bị thiệt hại.

Mỹ cũng ban hành lệnh cấm vận với hơn 3.000 cá nhân là giới tinh hoa Nga. Nhiều nước phương Tây cũng liên tiếp tuyên bố tịch thu và phong tỏa nhiều tài sản như bất động sản, siêu du thuyền của tỷ phú Nga ở nước ngoài. Theo thống kê của Bloomberg, tài sản của các tỷ phú Nga trong năm ngoái đã giảm gần 95 tỷ USD do tác động của các lệnh cấm vận.

Nhằm cắt giảm nguồn thu từ dầu của Nga, kể từ tháng 12 năm ngoái, EU đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga vận chuyển bằng đường biển, đồng thời cùng các nước G7 và Australia áp trần giá đối với dầu thô của Nga. Gần đây nhất, ngày 5/2, nhóm các nước này cũng tuyên bố tiếp tục áp giá trần lên các sản phẩm dầu tinh chế của Nga, bao gồm xăng, dầu diesel và dầu nhiên liệu.

Trước “mưa” trừng phạt liên tiếp dội xuống Nga, tháng 3/2022 đồng rúp Nga đã rơi xuống mức thấp kỷ lục, có thời điểm xuống 121,5 rúp đổi 1 USD. Nga cũng đã đóng cửa thị trường chứng khoán từ ngày 25/2 đến ngày 24/3 nhằm ngăn chặn giá cổ phiếu lao dốc trên diện rộng.

Khi đó, nhiều chuyên gia đều dự báo nền kinh tế Nga sẽ giảm 10-15%, thậm chí 20%. Ngay cả ngân hàng trung ương Nga cũng có những nhận định bi quan về triển vọng của nền kinh tế, khi ước tính lạm phát đến cuối năm 2022 sẽ ở mức 20-22%. Gần như mọi dự đoán của phương Tây khi đó đều cho rằng nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ, sẽ quay trở về thời kỳ những năm 1990.

Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra.

…nhưng vẫn trụ vững

“Diễn biến thực tế tốt hơn dự báo từ nhiều chuyên gia. Theo Bộ Phát triển Kinh tế Nga, GDP 11 tháng đầu năm 2022 của Nga chỉ giảm 2,1%”, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc họp báo chính phủ ngày 11/1. Ông nhận định, GDP cả năm của nước này chỉ giảm 2,5%.

Phát biểu trên truyền hình Nga hôm 15/1, ông Putin một lần nữa nhấn mạnh nền kinh tế Nga vẫn đang trong tình trạng tốt hơn so với dự kiến và mọi thứ đang trên đà ổn định.

“Tình hình kinh tế không những ổn định mà còn tốt hơn nhiều. Một trong những chỉ số chính – tỉ lệ thất nghiệp – đang ở mức thấp lịch sử. Lạm phát thấp hơn dự kiến và đang có xu hướng giảm”, ông Putin nhấn mạnh.

Những được - mất của nền kinh tế Nga một năm sau chiến sự - Hình 2

Video đang HOT

Tổng thống Nga Putin khẳng định nền kinh tế Nga không những ổn định mà còn tốt hơn nhiều (Ảnh: Reuters).

Kết thúc năm 2022, lạm phát của Nga ở mức 11,9%, thấp hơn dự đoán hơn 12% của cả ngân hàng trung ương Nga và Bộ Phát triển Kinh tế Nga. Trước đó, lạm phát tại Nga đã đạt đỉnh 17,83% vào tháng 4, tuy nhiên sau đó đã giảm dần.

Một chỉ tiêu quan trọng khác là doanh thu từ dầu và khí đốt, chiếm hơn 1/3 nguồn thu ngân sách của Nga, vẫn tăng trong năm 2022. Mặc dù, doanh thu hàng tháng từ dầu khí của Nga giảm kỷ lục trong các tháng 8 và 9 năm ngoái, nhưng nhờ giá dầu cao, tính chung cả năm nguồn thu này vẫn tăng.

RT dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tại cuộc họp chính phủ hôm 16/1 cho biết, xuất khẩu năng lượng của Nga trong năm ngoái vẫn tăng bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây. Cụ thể, xuất khẩu dầu tăng 7%, trong khi xuất khẩu khí đốt tăng 8%. Sản lượng khai thác dầu tăng 2% so với năm 2021, đạt 535 triệu tấn. Nhìn chung, doanh thu từ xuất khẩu năng lượng của Nga trong năm 2022 tăng khoảng 28%, tương đương tăng 2.500 tỷ rúp (tức 36,6 tỷ USD) so với năm 2021.

“Bất chấp mọi khó khăn, ngành nhiên liệu và năng lượng đã hoạt động ổn định vào năm ngoái, chống lại các thách thức bên ngoài, đảm bảo an ninh năng lượng và hiện thực hóa tiềm năng xuất khẩu, đóng góp đáng kể vào ngân sách quốc gia”, ông Novak khẳng định.

Thực tế đời sống người dân ra sao?

Đó là những con số thống kê. Còn thực tế đời sống của người dân Nga ra sao trong vòng vây của loạt các biện pháp trừng phạt? Theo Moscow Times, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga có thể không dẫn đến sự sụp đổ kinh tế nghiêm trọng như một số dự đoán nhưng chúng vẫn có tác động sâu rộng đến doanh nghiệp và đời sống của người dân.

Tình trạng thiếu hàng hóa, hạn chế tiếp cận dịch vụ và các hạn chế khác đang dần thay đổi cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây, từ công thức làm kẹo bị thay đổi, tốc độ internet chậm hơn cho đến việc các lò hỏa táng bị đóng cửa và có ít xe bus hơn.

Những được - mất của nền kinh tế Nga một năm sau chiến sự - Hình 3

Lệnh trừng phạt đang có tác động sâu rộng đến doanh nghiệp và đời sống của người dân Nga (Ảnh: Moskva News Agency).

Tháng 10 năm ngoái, Boris Shvaytser – chủ một nhà máy bánh kẹo lớn nhất ở thành phố Perm – cho biết nhà máy đã phải thay đổi công thức một số sản phẩm sau khi lệnh trừng phạt của phương Tây khiến một số nguyên liệu chính không nhập khẩu được. Ngoài việc thay đổi công thức, nhà máy này còn buộc phải tìm kiếm các thiết bị mới sau khi các nhà cung cấp từ Italy, Đức và Anh ngừng hợp tác.

Tốc độ internet ở Nga cũng trở nên tồi tệ hơn khi những gã khổng lồ viễn thông châu Âu như Nokia và Ericsson rời khỏi nước này. Tốc độ internet di động của Nga đã giảm trung bình 0,6 megabit/giây so với thời điểm trước chiến sự, theo cơ quan phân tích thông tin Nga TelecomDaily.

Tỷ lệ mặt bằng trống ở các tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại ở Nga tiếp tục tăng lên do sự ra đi của các nhà bán lẻ lớn nước ngoài. Theo dữ liệu từ công ty tư vấn bất động sản NF Group, tỷ lệ trống tại các trung tâm mua sắm lớn ở Moscow ước đạt 17% vào cuối năm 2022. Trong khi 12% tòa nhà văn phòng ở Moscow cũng trong tình trạng bỏ trống, theo hãng tư vấn CORE.XP.

Hồi tháng 3 năm ngoái, khi nhiều công ty nước ngoài rục rịch tuyên bố rời khỏi Nga, nhiều chuyên gia đã dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Nga sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, theo công bố mới đây của Bộ Phát triển Kinh tế Nga, tỷ lệ thất nghiệp năm 2022 của nước này lại thấp nhất mọi thời đại khi ở mức 3,7%.

Những được - mất của nền kinh tế Nga một năm sau chiến sự - Hình 4

Tỷ lệ mặt bằng trống ở các tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại ở Nga tiếp tục tăng lên do sự ra đi của các nhà bán lẻ lớn nước ngoài (Ảnh: Getty).

Trong cuộc phỏng vấn với hãng Itar Tass mới đây, Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Polina Kryuchkova cho biết việc các công ty phương Tây rời khỏi Nga không ảnh hưởng nhiều đến thị trường lao động nước này.

“Tôi khẳng định không có làn sóng di cư nào trên thị trường lao động”, bà nói và cho rằng mặc dù số lượng nhân sự ở các công ty tuyên bố rời khỏi Nga rất lớn, song không có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế, bởi khi một công ty rời đi thì sẽ có một công ty Nga thế chỗ.

Mặt khác, kể từ năm 2014, nhiều thương hiệu phương Tây ở Nga đã nội địa hóa một số hoặc tất cả chuỗi cung ứng. Vì vậy, khi các công ty này rời đi, người Nga vẫn có thể dễ dàng mua lại và tiếp tục vận hành bằng cách đơn giản chỉ thay đổi thương hiệu, bao bì và giấy gói.

Vận may bắt đầu cạn?

Tờ Washington Post mới đây cũng thừa nhận, sau 1 năm, Nga vẫn kiên cường hơn nhiều dự đoán nhờ xuất khẩu dầu khí và sự điều hành khéo léo của ngân hàng trung ương Nga. Ngoài ra, sự hồi phục về thương mại với Trung Quốc và các nước khác gần đây đã giúp Nga tiếp cận được một số công nghệ bị cấm.

Đến tháng 11/2022, chỉ riêng xuất khẩu chip từ Trung Quốc và Hồng Kông vào Nga đã chiếm 55% tổng lượng chip mà Nga nhập khẩu từ các quốc gia trước chiến tranh, theo dữ liệu từ Silverado Policy Accelerator.

Nhưng theo Washington Post, “vận may” của ông Putin có thể bắt đầu cạn dần khi các nước phương Tây áp các giới hạn nghiêm ngặt đối với xuất khẩu năng lượng của Nga, điều mà ban đầu họ né tránh vì lo sợ làm tê liệt châu Âu và làm trầm trọng thêm lạm phát toàn cầu.

Cùng với việc giá dầu và khí đốt hạ nhiệt trong những tháng cuối năm, lệnh cấm vận dầu Nga của EU và cơ chế giá trần từ các nước G7 có hiệu lực từ ngày 5/12/2022 cũng đã bắt đầu tác động đến nguồn thu từ dầu khí của Nga.

Những được - mất của nền kinh tế Nga một năm sau chiến sự - Hình 5

Lệnh cấm vận dầu Nga của EU và cơ chế giá trần của G7 bắt đầu tác động đến nguồn thu từ dầu khí của Nga (Ảnh: EPA-EFE/Shutterstock).

Theo Bộ Tài chính Nga, nguồn thu từ dầu khí trong tháng 1 đã giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 426 tỷ rúp (tương đương 6 tỷ USD). Dầu Urals, loại dầu thô xuất khẩu chính của Nga, đã buộc phải chiết khấu sâu so với dầu Brent.

Theo dữ liệu từ Argus Media, vào đầu năm nay, dầu Urals của Nga tại cảng Primorsk ở Biển Baltic có thời điểm giao dịch ở mức 37,8 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent thời điểm đó là 78,57 USD/thùng. Mức giá này thậm chí còn thấp hơn nhiều so với mức giá trần 60 USD/thùng mà G7 áp đặt kể từ ngày 5/12/2022.

Doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt sụt giảm trong khi chi tiêu cho quốc phòng tăng nên thâm hụt ngân sách của Nga trong năm 2022 lên 3.300 tỷ Rúp (khoảng 47 tỷ USD), tương đương khoảng 2,3% GDP. Chỉ riêng trong tháng 1 vừa qua, theo Bộ Tài chính Nga, mức thâm hụt đã lên đến 1.760 tỷ rúp, tương đương 24,75 tỷ USD, chiếm 60% con số thâm hụt mà Nga dự kiến cho cả năm 2023.

Để bù đắp thâm hụt, chính phủ Nga đã phải thực hiện các biện pháp tăng thu khẩn cấp như phát hành trái phiếu trong nước, đánh thuế thu nhập bất thường đối với các công ty năng lượng. Nga cũng dự kiến sử dụng quỹ dự phòng khẩn cấp gồm chủ yếu là vàng và đồng nhân dân tệ. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng, quỹ này có thể cạn kiệt trong 2 năm tới.

Và mặc dù các nhà lãnh đạo Nga tự hào về mức sụt giảm GDP trong năm ngoái thấp hơn dự báo, cho thấy các biện pháp trừng phạt của phương Tây không có tác dụng, song các nhà kinh tế phương Tây ước tính nếu so với dự báo ban đầu GDP của Nga sẽ tăng trưởng 2,2% đến 3,5% trong năm 2022 thì mức sụt giảm là 10% hoặc hơn.

Một quan chức Nga giấu tên cũng thừa nhận, thống kê chính thức có thể sụt giảm không đáng kể, nhưng con số không chính thức có thể giảm sâu hơn. Ông cho biết một cuộc khảo sát gần đây cho thấy nhiều công ty Nga đã “bật chế độ sinh tồn” và “không thực hiện khoản đầu tư đáng kể nào”.

Tổng thống Putin nói Nga không thể bị đánh bại trên chiến trường

Trong thông điệp Liên bang, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định Nga không thể bị đánh bại trên chiến trường.

Tổng thống Putin nói Nga không thể bị đánh bại trên chiến trường - Hình 1
Tổng thống Nga Putin đọc Thông điệp Liên bang hôm 21/2. Ảnh: TASS

Theo đài Sputnik (Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc thông điệp liên bang tại hội trường toà nhà Gostiny Dvor, gần Điện Kremlin ở thủ đô Moskva. Đây là thông điệp thứ 18 của nhà lãnh đạo Nga sau gần 1 năm nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng.

Sự kiện này có sự tham dự của các nhà lập pháp từ Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) và Hội đồng Liên bang (Thượng viện), các thành viên nội các, các quan chức hàng đầu và các nhà lãnh đạo tôn giáo. Những người tham gia vào chiến dịch của Nga tại Ukraine cũng có mặt tại sự kiện. Ban tổ chức chỉ cho phép truyền thông Nga và phóng viên từ các quốc gia thân thiện tác nghiệp.

Thông điệp rất được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm này của Tổng thống Nga kéo dài 1h45 phút, đã đề cập đến nhiều vấn đề đối nội và đối ngoại quan trọng. Đây cũng là bức thông điệp đầy khúc triết, khẳng định nhu cầu độc lập, tự do phát triển của nước Nga và bày tỏ quan điểm của Điện Kremlin đối với các chính sách của phương Tây.

Vạch trần âm mưu của phương Tây

Mở đầu thông điệp liên bang, Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga đã làm mọi cách để giải quyết vấn đề Donbass một cách hòa bình, nhưng cam kết của các nhà lãnh đạo phương Tây đã không được thực thực hiện.

Tổng thống Putin cho rằng chính phương Tây khơi mào cuộc xung đột ở Ukraine và nói rằng các nước phương Tây - dẫn đầu là Mỹ - đang tìm kiếm "quyền lực vô hạn" trong các vấn đề thế giới.

Theo người đứng đầu Điện Kremlin, Nga đã sẵn sàng đối thoại mang tính xây dựng và đề xuất hợp tác trong nhiều năm để xây dựng cấu trúc an ninh chung, nhưng đã bị phương Tây phớt lờ.

"Chúng tôi đã làm mọi thứ có thể để giải quyết vấn đề ở Ukraine bằng các biện pháp hòa bình. Chúng tôi đã kiên nhẫn. Chúng tôi đang đàm phán một cách hòa bình để thoát khỏi cuộc xung đột khó khăn này, nhưng một kịch bản hoàn toàn khác lại đang được chuẩn bị sau lưng chúng tôi", ông Putin nói.

Tổng thống Putin cho biết Nga kiên quyết bảo vệ không chỉ lợi ích của nước này. Ông cho rằng thế giới không nên bị chia thành các quốc gia "văn minh" và phần còn lại.

Nhà lãnh đạo Nga cũng cho biết thêm: "Những người lên kế hoạch cho các cuộc tấn công mới vào Donetsk và Lugansk hiểu rõ rằng mục tiêu tiếp theo là một cuộc tấn công vào Crimea và Sevastopol. Chúng tôi biết và hiểu điều này. Giờ đây, những kế hoạch sâu rộng này đang được nói đến một cách công khai ở Kiev và chúng tôi đã biết rõ điều đó".

Nga không thể bị đánh bại trên chiến trường

Trong thông điệp Liên bang, Tổng thống Putin cũng khẳng định Nga không thể bị đánh bại trên chiến trường.

"Giới tinh hoa của phương Tây không che giấu mục đích của họ là khiến Nga - như họ nói thẳng ra - phải chịu một 'thất bại chiến lược'. Điều này có nghĩa là gì? Điều đó có lợi gì cho chúng ta? Có nghĩa là họ muốn loại bỏ chúng ta một lần và mãi mãi. Nói cách khác, họ muốn chuyển xung đột cục bộ sang giai đoạn đối đầu toàn cầu", ông Putin nhấn mạnh.

Theo đó, Tổng thống Nga nhận định phương Tây đang cố gắng biến cuộc xung đột khu vực thành cuộc xung đột toàn cầu và khẳng định sẽ phản ứng một cách phù hợp. Ông Putin bình luận mục đích đằng sau chính sách chống Nga của phương Tây là bắt đầu cuộc chiến ở châu Âu và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.

"Sự tồn tại của Nga đang bị đe dọa. Chúng tôi hiểu và sẽ phản ứng tương xứng", người đứng đầu Điện Kremlin cho hay.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Putin cũng khẳng định nền kinh tế Nga vẫn đứng vững trước những biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây. Cụ thể, nhà lãnh đạo Nga nêu rõ các nước phương Tây đã áp dụng các biện pháp trừng phạt gây tổn hại cho người dân nước này nhưng không đạt được mục đích đánh bại Nga trên mặt trận kinh tế.

Tổng thống Putin nói: "Những tính toán của họ đã không thành hiện thực. Nền kinh tế Nga và hệ thống quản trị cho thấy sức mạnh lớn hơn họ tưởng tượng". Ông khẳng định trước Quốc hội rằng nước này có mọi nguồn lực tài chính cần thiết để đảm bảo an ninh và phát triển quốc gia bất chấp những biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây.

Lần gần nhất Tổng thống Putin đọc thông điệp liên bang là hồi tháng 4/2021, với bài phát biểu kéo dài 1 giờ 19 phút. Bài phát biểu năm 2018 dài nhất, với thời lượng 1h55 phút trong khi năm 2004 và 2005, ông Putin chỉ phát biểu trong 48 phút. Tổng thống Putin không đọc thông điệp năm 2022 với lý do tình hình thực tế diễn biến quá nhanh, khó ghi nhận kết quả cũng như lên kế hoạch cho tương lai gần.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hé lộ bức thư viết tay của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắtHé lộ bức thư viết tay của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắt
01:27:46 16/01/2025
Ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ điều trần căng thẳng tại thượng việnỨng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ điều trần căng thẳng tại thượng viện
22:37:27 15/01/2025
TikTok lên tiếng về tin tỷ phú Elon Musk mua lạiTikTok lên tiếng về tin tỷ phú Elon Musk mua lại
08:49:54 16/01/2025
SEC khởi kiện tỷ phú Elon Musk gian lận chứng khoánSEC khởi kiện tỷ phú Elon Musk gian lận chứng khoán
16:57:56 15/01/2025
Ông Yoon đi vào lịch sử, thành tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc đầu tiên bị bắt giữÔng Yoon đi vào lịch sử, thành tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc đầu tiên bị bắt giữ
16:27:26 15/01/2025
Tổng thống Hàn Quốc bị bắt: Đồng won lao dốc, nhà đầu tư ngoại tháo chạyTổng thống Hàn Quốc bị bắt: Đồng won lao dốc, nhà đầu tư ngoại tháo chạy
01:16:35 16/01/2025
Cơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở MỹCơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở Mỹ
09:17:55 16/01/2025
Ông Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cửÔng Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cử
06:42:37 15/01/2025

Tin đang nóng

Á hậu Phương Nhi phản ứng thế nào sau 1 ngày tổ chức đám hỏi với thiếu gia Vingroup?Á hậu Phương Nhi phản ứng thế nào sau 1 ngày tổ chức đám hỏi với thiếu gia Vingroup?
15:27:47 16/01/2025
Sự trùng hợp khó tin: 4 Á hậu thi Hoa hậu Quốc tế xong đều lấy chồng, đàng trai toàn gia thế cực "khủng"Sự trùng hợp khó tin: 4 Á hậu thi Hoa hậu Quốc tế xong đều lấy chồng, đàng trai toàn gia thế cực "khủng"
16:58:19 16/01/2025
Cuộc sống của Top 3 Miss World Vietnam 2022 sau hơn 2 năm thành hoa hậu, á hậuCuộc sống của Top 3 Miss World Vietnam 2022 sau hơn 2 năm thành hoa hậu, á hậu
16:48:50 16/01/2025
Cảnh tượng diễn ra sau đính hôn với con trai tỷ phú làm lộ rõ gia thế của Á hậu Phương NhiCảnh tượng diễn ra sau đính hôn với con trai tỷ phú làm lộ rõ gia thế của Á hậu Phương Nhi
18:18:44 16/01/2025
Chảo mất hết lớp chống dính, làm cách này biến chảo cũ thành chảo mới thật dễ dàngChảo mất hết lớp chống dính, làm cách này biến chảo cũ thành chảo mới thật dễ dàng
14:20:13 16/01/2025
Hieuthuhai bất ngờ khi vượt mặt Sơn Tùng M-TP giành giải 'Nam ca sỹ của năm'Hieuthuhai bất ngờ khi vượt mặt Sơn Tùng M-TP giành giải 'Nam ca sỹ của năm'
14:54:26 16/01/2025
Sao nữ Vbiz bất ngờ lên tiếng: "Nếu là con riêng chỉ nên đóng vai hiền, vì sơ hở là thành mẹ ghẻ"Sao nữ Vbiz bất ngờ lên tiếng: "Nếu là con riêng chỉ nên đóng vai hiền, vì sơ hở là thành mẹ ghẻ"
17:01:38 16/01/2025
Con dâu các triệu phú, tỷ phú Việt làm gì sau khi kết hôn?Con dâu các triệu phú, tỷ phú Việt làm gì sau khi kết hôn?
15:32:30 16/01/2025

Tin mới nhất

Quan hệ Nga - Iran chuẩn bị xuất hiện bước ngoặt quan trọng

Quan hệ Nga - Iran chuẩn bị xuất hiện bước ngoặt quan trọng

19:53:08 16/01/2025
Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự thay đổi địa chính trị ở Trung Đông, mối quan hệ này có tiềm năng định hình lại trật tự khu vực.
Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol tiếp tục bị thẩm vấn

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol tiếp tục bị thẩm vấn

19:50:29 16/01/2025
Trước đó, sau hơn 10 giờ thẩm vấn tại văn phòng CIO ở Gwacheon, đêm 15/1, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã bị đưa đến Trại giam Seoul ở Uiwang, cách thủ đô Seoul 22 km về phía Nam.
Nga kiểm soát các mỏ lithium chiến lược của Ukraine và tác động với châu Âu

Nga kiểm soát các mỏ lithium chiến lược của Ukraine và tác động với châu Âu

19:31:24 16/01/2025
Tóm lại, cuộc xung đột đang diễn ra không chỉ ảnh hưởng đến khả năng khai thác lithium của Ukraine mà còn tác động sâu sắc đến nỗ lực của châu Âu trong việc xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu thô độc lập.
Tổng thống Zelensky tiết lộ tỷ lệ vũ khí từ Mỹ và châu Âu trên chiến trường Ukraine

Tổng thống Zelensky tiết lộ tỷ lệ vũ khí từ Mỹ và châu Âu trên chiến trường Ukraine

18:16:07 16/01/2025
Người phát ngôn Cơ quan Tình báo Quốc phòng Andrii Yusov cũng xác nhận con số này, cho biết lực lượng Nga ở Ukraine có quân số ổn định vào khoảng 600.000 người.
Vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Tác động chưa thể đo đếm từ việc rò rỉ khí methane

Vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Tác động chưa thể đo đếm từ việc rò rỉ khí methane

18:14:33 16/01/2025
Khí methane được thải ra từ cả các nguồn tự nhiên như đất ngập nước, sông ngòi và gia súc, cũng như các hoạt động của con người, đặc biệt là các dự án dầu khí.
Nhật Bản nâng dự đoán khả năng xảy ra siêu động đất làm hàng trăm nghìn người chết

Nhật Bản nâng dự đoán khả năng xảy ra siêu động đất làm hàng trăm nghìn người chết

18:14:17 16/01/2025
Theo dữ liệu lịch sử, siêu động đất xung quanh Rãnh Nankai xảy ra khoảng 100 đến 150 năm một lần. Lần gần đây nhất xảy ra động đất tại khu vực này là vào năm 1946, cách đây gần 80 năm.
Các binh sĩ Israel đầu tiên sẽ được thả tự do theo thoả thuận ngừng bắn-trao trả con tin

Các binh sĩ Israel đầu tiên sẽ được thả tự do theo thoả thuận ngừng bắn-trao trả con tin

18:12:14 16/01/2025
Bảy con tin, bao gồm năm nữ binh sĩ Israel và hai người Mỹ, dự kiến sẽ được trả tự do vào ngày 18/1 trong giai đoạn đầu của thỏa thuận ngừng bắn-trao đổi con tin vừa đạt được giữa Israel và phong trào Hamas ở Dải Gaza.
Ukraine mở chiến dịch tấn công sâu rộng nhất vào lãnh thổ Nga

Ukraine mở chiến dịch tấn công sâu rộng nhất vào lãnh thổ Nga

17:36:06 16/01/2025
Cuộc tấn công của Ukraine không chỉ sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) máy bay không người lái mà còn có sự tham gia của tên lửa tầm xa. Theo thông tin từ các nguồn tin quân sự, Ukraine đã phóng hơn 200 UAV trong chiến dịch này.
Căng thẳng tại Trung Đông: Na Uy tổ chức hội nghị toàn cầu về giải pháp hai nhà nước

Căng thẳng tại Trung Đông: Na Uy tổ chức hội nghị toàn cầu về giải pháp hai nhà nước

17:25:02 16/01/2025
Ông kêu gọi các đại biểu dự hội nghị tìm kiếm những cách thức sáng tạo để củng cố các thể chế của Palestine và đẩy nhanh quá trình xây dựng nhà nước, nhấn mạnh rằng quyền tự quyết của người dân Palestine là chìa khóa để đạt được hòa bìn...
Ba Lan ấn định ngày bầu cử Tổng thống

Ba Lan ấn định ngày bầu cử Tổng thống

16:22:27 16/01/2025
Quyết định này đã được chuyển tới Chủ tịch Ủy ban Bầu cử quốc gia Ba Lan Sylwester Marciniak cũng như Thủ tướng nước này Donald Tusk và đã được công bố trên công báo trong ngày 15/1, đánh dấu sự khởi đầu chính thức của chiến dịch bầu cử...
Quân đội Israel tuyên bố tịch thu hơn 3.000 đơn vị vũ khí và thiết bị của Syria

Quân đội Israel tuyên bố tịch thu hơn 3.000 đơn vị vũ khí và thiết bị của Syria

16:20:28 16/01/2025
Tháng 12/2024, Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhấn mạnh Israel sẽ tìm cách thiết lập quan hệ với chính quyền mới tại Syria, nhưng cũng không ngần ngại tấn công đáp trả nếu có nguy hiểm với Tel Aviv.
Loạt ngân hàng Thái Lan chuẩn bị hàng tỷ USD tiền mặt dịp Tết Nguyên đán

Loạt ngân hàng Thái Lan chuẩn bị hàng tỷ USD tiền mặt dịp Tết Nguyên đán

15:49:19 16/01/2025
Số tiền này sẽ được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trọng việc sử dụng tiền mặt để phát phong bao lì xì, mua sắm, du lịch và nhiều hoạt động khác.

Có thể bạn quan tâm

8 loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe mắt

8 loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe mắt

Sức khỏe

20:00:24 16/01/2025
Khoai lang là thực phẩm giàu vitamin A, cần thiết cho sức khỏe giác mạc và thị lực. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa nhiều beta-carotene - tiền chất của vitamin A rất tốt cho sức khỏe mắt.
'Đi về miền có nắng' tập 9: 'Em gái mưa' của Phong đến công ty dằn mặt nữ thư ký

'Đi về miền có nắng' tập 9: 'Em gái mưa' của Phong đến công ty dằn mặt nữ thư ký

Phim việt

19:59:25 16/01/2025
Trong Đi về miền có nắng tập 9, không cam tâm nhìn Phong ở bên cạnh Dương, Vân tìm đến tận công ty để dằn mặt nữ thư ký.
Sao Việt 16/1: Á hậu Phương Nhi và con trai tỷ phú sẽ làm đám cưới vào năm 2026

Sao Việt 16/1: Á hậu Phương Nhi và con trai tỷ phú sẽ làm đám cưới vào năm 2026

Sao việt

19:48:26 16/01/2025
Nguồn tin thân cận á hậu Phương Nhi cho biết cô và doanh nhân Phạm Nhật Minh Hoàng dự định tổ chức đám cưới năm sau.
Clip ghi lại hành vi khó tin của người phụ nữ đeo vàng kín tay trong quán bánh ngọt tại Hà Nội: Gần tết ai cũng cần đề phòng!

Clip ghi lại hành vi khó tin của người phụ nữ đeo vàng kín tay trong quán bánh ngọt tại Hà Nội: Gần tết ai cũng cần đề phòng!

Netizen

19:41:41 16/01/2025
Mới đây, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ đoạn video ghi lại hình ảnh hành vi trộm cắp trong một quán bánh kem tại Hà Nội thu hút sự chú ý của nhiều người.
Hot nhất Weibo: Bạch Lộc bị soi phim giả tình thật với mỹ nam có visual "yêu nghiệt" gây sốt MXH, còn công khai tình tứ giữa sự kiện?

Hot nhất Weibo: Bạch Lộc bị soi phim giả tình thật với mỹ nam có visual "yêu nghiệt" gây sốt MXH, còn công khai tình tứ giữa sự kiện?

Sao châu á

19:39:12 16/01/2025
Ngày 16/1, tờ Sinchew đưa tin MXH Weibo đang xôn xao trước nghi vấn Bạch Lộc nảy sinh tình cảm với bạn diễn Ngao Thụy Bằng khi hợp tác trong Bạch Nguyệt Phạn Tinh.
Harry Maguire hồi sinh giúp MU tiết kiệm 70 triệu bảng

Harry Maguire hồi sinh giúp MU tiết kiệm 70 triệu bảng

Sao thể thao

19:31:49 16/01/2025
Cầu thủ 31 tuổi đã gây ấn tượng mạnh kể từ khi Ruben Amorim đến Old Trafford và MU quyết định kích hoạt gia hạn hợp đồng thêm 1 năm với Harry Maguire.
Nam thần xứ Hàn gây sốt tại "Địa Ngục Độc Thân": Sở hữu chiều cao 1m89, hóa ra lại là tình cũ nhân vật này

Nam thần xứ Hàn gây sốt tại "Địa Ngục Độc Thân": Sở hữu chiều cao 1m89, hóa ra lại là tình cũ nhân vật này

Tv show

18:15:01 16/01/2025
Hậu chia tay, tình cũ người Hàn của Call Me Duy bất ngờ ghi danh tham dự show Địa Ngục Độc Thân của Netflix.
Bí ẩn loài cá sấu quý hiếm nhất thế giới, đôi mắt xanh như pha lê, vảy trắng, có giá 'trên trời'

Bí ẩn loài cá sấu quý hiếm nhất thế giới, đôi mắt xanh như pha lê, vảy trắng, có giá 'trên trời'

Lạ vui

17:40:45 16/01/2025
Với bộ vảy trắng muốt, đôi mắt xanh pha lê, cá sấu con này nặng 96 gram và dài 49cm, đánh dấu thành công vang dội của chương trình nhân giống kéo dài 15 năm tại Gatorland.