Những dụng cụ không nên dùng khi sắc thuốc
Khi sắc thuốc cổ truyền, cần chọn một loại dụng cụ thích hợp mới có hiệu quả cao trong điều trị.
Như ta đã biết, thuốc cổ truyền có thể sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau. Để trị bệnh mạn tính thường dùng các dạng thuốc hoàn, nang mềm, nang cứng… Để trị bệnh mang tính cấp tính hoặc một bệnh cụ thể nào đó, thường dùng dạng thuốc thang, đặc biệt loại thuốc sắc. Việc sắc thuốc cổ truyền đa phần tiến hành ở các gia đình người bệnh. Do vậy nhiều người cũng băn khoăn, không biết nên sử dụng loại dụng cụ nào sắc thuốc sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Dưới đây xin giới thiệu các loại dụng cụ nên dùng và nên tránh khi sắc thuốc.
Những loại nên dùng để sắc thuốc y học cổ truyền:
- Dụng cụ có chất liệu sành: loại dụng cụ này là rất tốt, vì bản thân chất liệu sành là từ đất đã được nung ở nhiệt độ cao. Do đó đã loại được các nguyên tố vi lượng trong đất : Fe, Cu, Al… là những thành phần có khả năng tham gia vào các phản ứng hóa học với các hợp chất hữu cơ có trong các vị thuốc cổ truyền, làm giảm đi tác dụng của thuốc. Nhưng chúng có nhược điểm là thời gian đun để đạt tới độ sôi rất lâu, dễ nứt vỡ. Để tránh được các nhược điểm nói trên, hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại ấm sành, cung cấp nhiệt từ điện năng, có bọc lớp bảo vệ bằng inox. Có thể điều chỉnh nhiệt độ và thời gian sắc thuốc.
Video đang HOT
- Loại dụng cụ có chất liệu là inox, vừa đảm bảo được hoạt chất trong thang thuốc không bị oxy hóa, vừa tránh được các nhược điểm dễ bị nứt vỡ, đun lại nhanh sôi, tiết kiệm được nhiên liệu. Có thể dùng nồi, ấm inox; hoặc các dụng cụ có các bộ phận cung cấp nhiệt từ điện năng, có thể điều chỉnh nhiệt độ để sắc thuốc, sẽ cho hiệu quả cao.
- Loại dụng cụ có chất liệu là thủy tinh chịu nhiệt, cũng thỏa mãn được các yêu cầu tốt như dụng cụ inox, nói trên.
Những loại không nên dùng để sắc thuốc
- Loại dụng cụ có chất liệu nhôm, có thể sử dụng được cho việc sắc thuốc, đun nhanh sôi, không bị nứt vỡ. Tuy nhiên với những thang thuốc có các vị thuốc trong thành phần chứa các hợp chất flavonoid như hoa hòe, trắc bách diệp, trần bì… thì không nên dùng nồi nhôm.
- Những dụng cụ có chất liệu đồng, gang, không được dùng để sắc thuốc cổ truyền. Vì dụng cụ bằng đồng sẽ ảnh hưởng đến những vị thuốc chứa các hợp chất acid hữu cơ, hoặc các thành phần dễ bị ôxy hóa… hoặc với dụng cụ bằng gang sẽ ảnh hưởng đến những vị thuốc chứa các hợp chất tanin, polyphenol, mà đa số các dược liệu đều có.
Tóm lại, khi sắc thuốc cổ truyền, cần chọn một loại dụng cụ thích hợp mới có hiệu quả cao trong điều trị.
Theo suckhoedoisong
Trung tâm Y tế Hoài Đức (Hà Nội): Tập huấn hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng
Lớp tập huấn giup củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn về dinh dưỡng cho đội ngũ cán bộ y tê cơ sở đồng thời giúp các học viên hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe.
Huyện Hoài Đức tổ chức tập huấn hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng
Trung tâm y tế huyện Hoài Đức vừa phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tổ chức lớp tập huấn dinh dưỡng cơ bản, dinh dưỡng trong phòng chống bệnh mạn tính không lây cho các học viên là trạm trưởng và cán bộ chuyên trách dinh dưỡng 20 trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoài Đức.
Tại lớp tập huấn, Bác sĩ CKI. Đặng Thị Thanh Hà - Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã truyền đạt cho các học viên tham dự các kiến thức về dinh dưỡng cơ bản, vai trò, nhu cầu của các chất sinh năng lượng; vai trò, nhu cầu của vitamin, khoáng chất với sự tăng trưởng và sức khỏe trẻ em, phụ nữ mang thai; dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời của trẻ. Đồng thời cung cấp các kiến thức về dinh dưỡng trong phòng và điều trị bệnh mạn tính không lây như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu.
Lớp tập huấn giup củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn về dinh dưỡng cho đội ngũ cán bộ y tê cơ sở đồng thời giúp các học viên hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe. Qua đó giúp các y, bác sĩ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ để đảm bảo người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại các trạm y tế không những được chăm sóc về mặt sức khỏe mà còn được tư vấn đầy đủ cả về mặt dinh dưỡng, góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân./.
Theo cpv.org
Nước giải nhiệt từ cây cỏ - cần chú ý khi sử dụng Vào những ngày hè, nhu cầu nước uống của cơ thể là rất lớn. Thật khó có thể kể hết các loại nước giải khát mang tính công nghiệp đang lưu hành trên thị trường hiện nay, nhưng xu hướng lựa chọn và tự chế biến các đồ uống từ những cây cỏ quanh nhà, quanh vườn theo kinh nghiệm dân gian vẫn...