Những đứa trẻ ngây dại mồ côi cha khẩn cầu sự giúp đỡ
Sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư, người đàn ông xấu số qua đời. Từ ngày mất cha, 4 đứa bé nháo nhác như bầy chim non vỡ tổ, thương nhất cậu bé bại não 13 tuổi lơ ngơ, ngây dại.
Trong căn nhà cấp bốn của chị Hoàng Thị Hà (sinh năm 1983, thôn Đồng Du, xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), không khí tang thương vẫn bao trùm. Hơn một tháng trước, chồng chị Hà là anh Lê Văn Nhơn (sinh năm 1982), đã qua đời vì căn bệnh ung thư gan sau một thời gian chống chọi.
Anh Nhơn mất đi để lại mẹ già, vợ trẻ cùng 4 đứa con thơ, sống lay lắt, trong đó có một bé bị bại não bẩm sinh.
Chồng mất vì ung thư để lại cho chị Hoàng Thị Hà 4 đứa con thơ, trong đó có một đứa bị bại não bẩm sinh và một người mẹ già năm nay đã 83 tuổi.
Thắp nén nhang thơm lên bàn thờ người chồng xấu số, chị Hà cho biết, năm 2006 chị kết hôn với anh Nhơn rồi sinh được con gái là Lê Thu Hằng vào năm 2007. Một năm sau do bị nhỡ kế hoạch, anh chị sinh con trai là Lê Hồng Quang nhưng không may cháu bị bại não bẩm sinh.
“Quang được sinh ra cũng là lúc gia đình tôi kiệt quệ về kinh tế, phải vay mượn khắp nơi đưa cháu đi chữa trị với mong muốn cho cháu khỏe lại như bình thường như những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, dù đã đưa cháu đi chữa trị khắp nơi nhưng bệnh tình không tiến triển, nay cháu 13 tuổi mà vẫn như một đứa trẻ đang ẵm ngửa”, chị Hà cho biết.
Con trai thứ 2 của chị Hoàng Thị Hà là cháu Lê Hồng Quang, năm nay đã 13 tuổi nhưng bị bệnh tật nên bây giờ vẫn lơ ngơ không biết gì.
Gia đình chị Hoàng Thị Hà đã cho con đi chữa trị ở nhiều nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm.
Hai vợ chồng chị Hà không có việc làm ổn định, ngày còn sống chưa ốm đau, anh Nhơn làm nghề thợ sơn, còn chị làm may gần nhà. Thu nhập hai vợ chồng cũng chỉ đủ để lo cho gia đình, cuộc sống cũng vẫn luôn thiếu trước hụt sau. Khi sinh ra người con thứ 2 không may bị như vậy, chị Hà phải nghỉ việc thợ may để ở nhà chăm sóc con. Anh Nhơn một mình lo toan kiếm tiền nuôi gia đình.
Năm 2012, anh chị sinh thêm cháu thứ 3 là Lê Như Quỳnh, may mắn khi cháu Quỳnh sinh ra hoàn toàn bình thường. Biến cố xảy đến với gia đình chị Hà vào năm 2019 khi anh Nhơn đổ bệnh. Gia đình cho anh Nhơn đi viện khám thì được bác sĩ thông báo anh bị bệnh xơ gan nặng. Để có tiền cho chồng đi viện điều trị, chị Hà phải vay mượn họ hàng hai bên nội ngoại mỗi nhà 5, 10 triệu đồng.
Căn nhà cấp 4 cũ kỹ của gia đình chị Hoàng Thị Hà trống trơn không có đồ vật gì đáng giá.
Sau đó bệnh tình thuyên giảm, anh Nhơn được bác sĩ cho về nhà điều trị. Chị Hà kể, năm 2020 chị sinh được cậu con trai được vài tháng thì anh Nhơn đổ bệnh nặng. Lần này đi viện bác sĩ kết luận, bị ung thư gan giai đoạn cuối và qua đời vào ngày 29/5, khi đứa bé nhất mới 8 tháng tuổi.
Bà Đỗ Thị Viên (mẹ chồng chị Hà) năm nay đã 82 tuổi, chồng bà mất từ năm 2006 sau khi anh Nhơn cưới chị Hà được vài tháng. Suốt những năm qua, bà Viên sống cùng con dâu và chăm sóc 4 đứa cháu nội. Ở tuổi “gần đất xa trời” đáng lẽ bà Viên được tận hưởng những niềm vui bên con cháu. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình, hàng ngày bà vẫn phải giúp con dâu chăm sóc, trông nom cháu thứ 2 bị bại não và đứa cháu mới 8 tháng tuổi để chị còn lo toan công việc gia đình.
Ở tuổi “gần đất xa trời” nhưng vì hoàn cảnh, hàng ngày bà Viên vẫn phải một mình trông nom 3 đứa cháu nhỏ giúp con dâu.
“Khổ lắm chú ạ, giờ bố chúng nó mất rồi, nhà như mất nóc, tôi thì đã già, còn chút sức lực nào thì cũng giúp đỡ mẹ con nó. Hàng ngày tôi chỉ ở nhà trông cháu. Vất vả nhất là đứa cháu thứ 2 bị bại não, 13 tuổi rồi mà nó không khác gì một đứa trẻ lên ba”, bà Viên kể trong nước mắt.
Bà Viên cho biết thêm, do bệnh tật nên đứa cháu thứ 2 của bà không nói được, ăn cơm toàn phải xay nhuyễn như cháo, sữa thì phải bón từng thìa hoặc là cho tu bình như một đứa trẻ mới sinh.
Bà Viên kể, Quang đi lại được nhưng đầu óc không bình thường nên hay “nghịch dại”, nhiều lúc đập phá lung tung đồ đạc trong nhà. Có lần bà Viên vừa rửa được mớ rau để lên hè sau đó đi vào bếp, cháu ở ngoài hất tung rau xuống đất.
Vất vả nhất vẫn là việc chăm sóc nuôi dưỡng đứa cháu thứ 2 bị bại não.
Bà Viên bên đứa cháu trai thứ 4, mới được 8 tháng tuổi nhưng cháu đã mồ côi cha.
Video đang HOT
Bà Viên sinh được 4 người con, trong đó 2 người con lớn đi làm ăn xa tận trên Lào Cai, còn hai người sống chật vật ở quê nhà trong đó có anh Nhơn. Mới đây một người con của bà cũng bị tai biến, giờ đi phải chống nạng.
Chỉ tay xuống gian bếp mới được xây dựng lại bà Viên nói: “Gian bếp kia là được người con trai thứ 2 của tôi xây cho, trước khi bị tai biến nó là người có điều kiện nên cũng chăm lo cho gia đình nhiều, nó thương đứa cháu thứ 2 bị bại não lắm, nếu không có nó xây cho thì bây giờ mấy mẹ con bà cháu vẫn phải dùng cái bếp cũ nát từ ngày xưa”.
Ông Đặng Đình Đức, Trưởng thôn Đồng Du (xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ) cho biết, gia đình chị Hà có hoàn cảnh khó khăn, chồng không may mất sớm vì bệnh ung thư. Hiện giờ chị Hà đang một mình nuôi 4 con nhỏ, trong đó có một cháu bị bại não bẩm sinh. Ông Đức mong muốn các nhà hảo tâm mở rộng tấm lòng để giúp đỡ gia đình chị Hà vượt qua khó khăn, nuôi con không lớn.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 4157: Chị Hoàng Thị Hà
Địa chỉ: Thôn Đồng Du, xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, Hà Nội
ĐT: 0365.042.139
2. Quỹ Khuyến học Việt Nam
Phòng 401, 402, tòa nhà 25, phố Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 0243 9448503
3. Báo điện tử Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo điện tử Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 333556688888
- Chi nhánh Đông Đô – Phòng GD Thanh Xuân
4. Văn phòng đại diện của báo:
- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236.3653.725
- VP TPHCM: Số 51, Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TPHCM.
Tel: 028.3517.6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269
Được mẹ chồng chỉ cách dỗ con nín "trong một nốt nhạc", bà mẹ gục ngã nghe thông báo con trai 8 tháng bị bại não
Cô Linh cứ tưởng đó đã là kinh nghiệm của người xưa thì chắc sẽ an toàn, nhưng không ngờ cô đã vô tình đẩy con trai vào "vực thẳm".
Là cha mẹ, chắc chắn không ai muốn nghe thấy tiếng khóc của con, nhưng với trẻ sơ sinh, khóc lại là một phương thức giao tiếp giữa con với thế giới, là cách để con thể hiện mong muốn cũng như cảm xúc của mình. Theo lời khuyên của chuyên gia, để trẻ khóc một chút cũng không có vấn đề gì, nhưng trong mắt của các ông bà, để cháu khóc là có lỗi. Vì vậy, cứ hễ nghe tiếng e e của cháu là y như rằng ông bà sẽ đến dỗ ngay.
Sau khi sinh con, Tiểu Linh - một bà mẹ 9X sống ở Trùng Khánh (Trung Quốc), bị đau vết mổ nên mẹ chồng cô đã lên chăm sóc con dâu và cháu trong khi con trai đi làm. Tiểu Linh vô cùng cảm kích trước tấm lòng của mẹ vì bà chăm sóc con cháu rất chu đáo, chẳng hề nề hà việc gì. Thậm chí, biết Tiểu Linh còn bị đau nên bà dành luôn cả phần dỗ cháu cho con.
Đang khóc đỏ mặt tía tai với mẹ, chứ mà qua bà nội đung đưa chút thôi là con trai Tiểu Linh nín ngay (Ảnh minh họa).
Nhưng có một điều khiến bà mẹ trẻ thấy kỳ lạ là dù con đang khóc gắt ngủ đến đỏ mặt tía tai trên tay mẹ, thế nhưng chỉ cần bà nội bế lên, vỗ về đung đưa vài cái là đã im re. Vì vậy, cô đã hỏi bí quyết của mẹ. Mẹ chồng Tiểu Linh không chần chừ liền hướng dẫn con cách bế cháu, rằng trẻ con thích đung đưa 1 chút như thế này, càng đung đưa sẽ càng thích.
Thấy mẹ dỗ con hay quá và nghĩ kinh nghiệm của người xưa chắc an toàn, nên hết thời gian ở cữ Tiểu Linh cũng bắt chước mẹ đung đưa ru con ngủ. Chỉ là cô không ngờ rằng hành động này đã vô tình đẩy con trai vào "vực thẳm".
Khi được 8 tháng, một hôm con trai Tiểu Linh đột nhiên quấy khóc, khó chịu, sốt mãi không hạ. Cô lo lắng đưa con vào bệnh viện rồi kinh hãi nghe bác sĩ kết luận "đứa trẻ bị bại não, nguyên nhân là do bị rung lắc lâu ngày gây nên não bị tổn thương". Bà mẹ trẻ đã ngã gục ngay tại chỗ.
Nhưng khi được 8 tháng, Tiểu Linh ngã quỵ nghe bác sĩ thông báo con trai bị bại não (Ảnh minh họa).
Vì sao rung lắc đung đưa lại khiến trẻ bị bại não?
Theo thông tin từ Mayo Clinic - Trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ, hội chứng rung lắc trẻ nhỏ (Shaken baby syndrome - SBS) là một chấn thương não nghiêm trọng do em bé bị lắc với cường độ mạnh. Đây là một hình thức lạm dụng trẻ em gây tổn thương não nghiêm trọng.
Hội chứng rung lắc xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 6 - 8 tuần tuổi vì đó là thời điểm em bé khóc nhiều nhất, nhiều ông bà cha mẹ mất kiên nhẫn nên đã đung đưa để dỗ trẻ. Trẻ sơ sinh có bộ não mềm, cơ cổ yếu và các mạch máu mỏng manh, nên việc rung lắc, đung đưa dỗ con nín của người lớn đã khiến não của trẻ bị đập liên tục vào hộp sọ. Tác động của những cú va đập có thể gây ra bầm tím trong não, chảy máu não, sưng não.
Tác động của những lần rung lắc sẽ gây ra các cú va đập gây ra hiện tượng bầm tím trong não, chảy máu não, sưng não (Ảnh minh họa).
Các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Tổn thương nhẹ có thể làm con chậm phát triển, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở. Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.
Vậy làm thế nào để ngăn ngừa hội chứng em bé bị rung lắc?
Thật ra, hội chứng rung lắc ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng ngừa được, chỉ cần ông bà cha mẹ đừng bao giờ dỗ trẻ bằng cách đung đưa, đặc biệt không được tung hứng con lên cao vì điều này gây tổn thương não nghiêm trọng.
Thay vào đó, các cha mẹ hãy:
- Ôm con vào lòng: Ôm con vào lòng, vỗ mông, xoa lưng, xoa đầu sẽ giúp trẻ nhanh bình tĩnh và bớt khóc hơn.
- Tạo môi trường ngủ tốt: Cha mẹ cần nắm rõ thời gian ngủ của con và cho con nằm trong cũi, nôi ngay khi trẻ có vài dấu hiệu buồn ngủ đầu tiên là ngáp, dụi mắt... Đừng để đợi đến khi con buồn ngủ lắm rồi mới cho đi ngủ sẽ làm cho bé gắt ngủ, từ đó khóc lóc khó dỗ dành.
- Nghe nhạc trước khi đi ngủ: Cha mẹ đừng đánh giá thấp vai trò của âm nhạc trước khi đi ngủ, bởi chỉ cần âm nhạc đủ êm dịu sẽ dễ đưa trẻ vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể hát ru hoặc mở nhạc nhẹ nhàng cho con nghe, từ đó não của trẻ sẽ bắt được tín hiệu và điều chỉnh cơ thể về chế độ nghỉ ngơi, trẻ sẽ buồn ngủ gần như ngay lập tức.
Chàng sinh viên bại não có 8 bằng sáng chế quốc gia Tính cả xe lăn thông minh, Lưu Hâm đã có 8 bằng sáng chế quốc gia; chàng sinh viên này muốn trở thành nhà sáng chế từ khi còn nhỏ. Lưu Hâm là sinh viên Đại học Hàng không Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Anh bị chẩn đoán bại não do chứng loạn sản từ khi mới được sinh ra. Lưu...