Những dự đoán sai lầm trong lịch sử công nghệ
Steve Ballmer cho rằng iPhone sẽ thất bại vì nó thiếu bàn phím cứng hay nhà đồng sáng lập YouTube không nghĩ dịch vụ của mình sẽ có số lượng video “khủng” như hiện nay.
“Tôi nghĩ thị trường thế giới dành cho máy tính chỉ khoảng 5 chiếc là cùng”, Thomas Watson, chủ tịch IBM, nhận định vào năm 1943. Trong khi đó, máy tính hiện nay là một trong những thiết bị công nghệ quan trọng trong cuộc sống và có số lượng đông đảo. Ảnh:Recopilado.
Lần đầu iPhone trình làng, Steve Ballmer, CEO của Microsoft, ngạc nhiên rằng “500 USD ư? Đã được trợ giá hoàn toàn bởi hợp đồng nhà mạng? Tôi khẳng định đây là chiếc điện thoại đắt nhất thế giới. Nó không có bàn phím nên chằng mấy hấp dẫn đối với các khách hàng doanh nghiệp cả. Vì không có bàn phím thì nó không thể đảm nhiệm tốt chức năng email được”. Hiện nay, iPhone là mẫu smartphone được nhiều người chuộng nhất. Ảnh: Zowchow.
Tại diễn đàn kinh tế thế giới 2004, Bill Gates nói như đinh đóng cột rằng “Hai năm tới, nạn spam sẽ được giải quyết”. Tuy vậy, thực tế lại không được khả quan như kỳ vọng của ông. Ảnh: Ponoma.
Video đang HOT
Lord Kelvin, người đứng đầu Hiệp hội Khoa học Hoàng gia (Royal Society) vào năm 1895, phát biểu rằng “Việc tạo ra các cỗ máy biết bay mà khối lượng của chúng lại nặng hơn không khí là điều không thể”. Tuy vậy, sự ra đời của máy bay đã chứng minh nhận định của ông hoàn toàn sai lầm. Ảnh: MSN.
Trước khi PC trở thành vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình, Ken Olson, Giám đốc tập đoàn Digital Equipment, từng dự đoán vào năm 1977 rằng: “Chả có cớ gì mà người ta lại để máy tính ở trong nhà của mình cả”. Ảnh: Complex.
Năm 1995, nhà thiên văn học Clifford Stoll từng nghi ngờ về khả năng Internet khi nói với giọng điệu đầy mỉa mai: “Nicholas Negroponte, Giám đốc của phòng nghiên cứu MIT Media, dự đoán rằng người ta sẽ mua sách và báo thông qua Internet. Ừ, phải rồi”. Đồng thời, ông còn khẳng định không cơ sở dữ liệu trực tuyến nào có thể thay thế báo in hay mạng máy tính này có thể thay đổi cách hoạt động của chính phủ. Ảnh: Digitaltrends.
“Thực tế là không bao giờ vệ tinh ngoài không gian có thể giúp cải thiện được sóng điện thoại, điện tín, TV hay radio ở Mỹ”, Uỷ viên T. Craven thuộc Uỷ ban Truyền thông Liên bang (Mỹ) khẳng định vào năm 1961. Mặc dù vậy, ông đã lầm. Ảnh: BI.
Tháng 3/2005, một tháng sau khi YouTube được thành lập, Steve Chen, nhà đồng sáng lập YouTube, từng nhận định một cách bị quan rằng “Trên đó chẳng có mấy video tôi muốn xem cả”. Lúc đó, website này chỉ có khoảng 50 clip khác nhau. Chưa đầy hai năm sau, Google đã quyết định mua lại YouTube với giá lên tới 1,65 tỷ USD và website này trở nên ngày một phổ biến tới hôm nay. Ảnh: Worldchineseweekly.
Daryl Zanuck, nhà đồng sáng lập của hãng phim 20th Century Fox, không mấy tin tưởng vào tiềm năng của TV rằng sản phẩm này “không thể trụ được ở bất kỳ thị trường nào trong 6 tháng đầu tiên. Người ta sẽ sớm chán chường với việc cứ dán mắt vào hộp gỗ dán vào mỗi tối”. Ảnh: MSN.
Trong cuộc phỏng vấn với Rolling Stone vào năm 2003, Steve Jobs cho biết “Hình thức đăng ký gói nghe nhạc đã phá sản. Tôi nghĩ nếu mọi người có cố hồi sinh nó lại lần nữa thì vẫn sẽ thất bại mà thôi”. Dù vậy, các dịch vụ như Spotify hiện nay vẫn được nhiều khách hàng ưa chuộng và chưa có dấu hiệu đi xuống.
Theo VNE
Đối tác của Microsoft: Windows 8 đã làm mất hàng triệu khách hàng về tay Apple
Theo một nguồn tin mới đây mà trang ZDnet có được, hai trong số các đối tác sản xuất PC của Microsoft (không được nêu đích danh) vừa tỏ thái độ thất vọng với HĐH Windows mới nhất. ZDnet cho biết một OEM nói rằng Microsoft đang "phá hủy" ngành công nghiệp PC, trong khi OEM còn lại cho biết Windows 8 đã "khiến các nhà sản xuất PC mất hàng trăm triệu khách hàng cho Apple".
Như vậy, tiếp sau những "ca thán" thẳng thừng từ Samsung, và mới đây là Dell, việc hai OEM giấu tên tiếp tục chê Windows 8 lại là một tín hiệu nữa không vui cho gã khổng lồ xứ Redmond. Trong báo cáo tài chính quý I/2013 vừa được công bố, Microsoft cũng "phớt lơ" không nói về doanh số của HĐH này.
CEO Steve Ballmer từng coi Windows 8 là sản phẩm mạo hiểm nhất mà Microsoft đặt cược vào.
Có nhiều thứ để người ta chỉ trích Windows 8, nhưng đến nay, hai yếu tố bị chê nhiều nhất chính là việc loại bỏ nút Start truyền thống, cùng việc bắt người dùng khởi động trực tiếp vào giao diện Modern UI thay vì giao diện desktop quen thuộc của Windows. Hiện nay, cả Lenovo và Samsung (S Launcher) đều trang bị nút Start riêng cho các laptop Windows 8 của họ khi bán ra.
Windows 8.1 sẽ là phương án B?
Microsoft từng xác định Windows 8 như là "một canh bạc". Chính CEO Steve Ballmer nói hồi tháng 10/2010 rằng Windows 8 là sản phẩm "mạo hiểm nhất" mà họ đặt cược vào. Điều này cho thấy Microsoft cũng không chắc chắn về sự thành công của hệ điều hành này khi phát triển nó. Bởi thế, rất có thể, Microsoft đã chuẩn bị phương án B trong trường hợp họ thất bại. Windows 8.1 - bản nâng cấp Windows 8 mà gần đây lộ diện các bản Build, có lẽ chính là kế hoạch của Microsoft nhằm xoa dịu những chỉ trích. Ít nhất 1 đoạn mã được phát hiện ở bản Build cho thấy Microsoft sẽ bổ sung tính năng cho phép lựa chọn boot thẳng vào chế độ Desktop thay vì giao diện Modern UI. Tuy nhiên, điều này cũng như con dao 2 lưỡi. Nếu Microsoft quyết định quay lại với Desktop, họ sẽ mất bớt sự quan tâm của giới lập trình viên trong việc viết các ứng dụng cho giao diện Modern UI. Bởi thế, có thể nói Windows 8.1 có vai trò rất quan trọng trong sứ mệnh phục hồi doanh số PC, vốn đã bị tụt giảm 14% trong quý I/2013 so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo GenK
Microsoft vẫn "sống khỏe" trong thời kỳ hậu PC Gã khổng lồ Microsoft mới đây cũng vừa công bố các báo cáo tài chính của mình trong quý I/2013 và là quý III năm tài khóa 2013 của họ. Các con số tài chính của Microsoft có vẻ như phản ánh một thực tế rằng họ chỉ bị ảnh hưởng bởi thời kỳ "hậu nghỉ lễ", chứ không phải "hậu PC" mà...