Những dự báo về cuộc điều trần “bộ tứ quyền lực” thế giới công nghệ
Vẫn chưa rõ liệu Quốc hội Mỹ sẽ cố gắng tổ chức phiên điều trần với cả 4 CEO Amazon, Facebook, Apple và Google, hay riêng biệt cho mỗi công ty.
Những vấn đề sẽ được chất vấn “bộ tứ”
Bốn vị CEO của “bộ tứ quyền lực” trong thế giới công nghệ gồm Amazon, Facebook, Apple và Google sẽ phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ vào cuối tháng 7 này để trả lời các câu hỏi liên quan đến cuộc điều tra chống độc quyền hiện nay.
Để hình dung về quy mô và tác động của cuộc điều trần, giá trị của 4 công ty trên cộng lại lên đến 5,5 nghìn tỷ USD. Tất cả đều đứng trong top đầu danh sách công ty công nghệ trên thế giới.
Trong khi đó xét riêng tài sản cá nhân của 4 CEO bao gồm Jeff Bezos của Amazon, Mark Zuckerberg của Facebook, Sundar Pichai của Google và Tim Cook của Apple, cộng lại cũng lên đến 240 tỷ USD.
Bốn vị CEO của “bộ tứ quyền lực” trong thế giới công nghệ gồm Amazon, Facebook, Apple và Google sẽ phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ vào cuối tháng 7 này để trả lời các câu hỏi liên quan đến cuộc điều tra chống độc quyền.
Tim Cook, Mark Zuckerberg và Sundar Pichai đều đã từng phải ra điều trần trước Quốc hội, chỉ có Jeff Bezos là lần đầu.
Dự báo đối với Google, cuộc chất vấn sẽ tập trung vào sự kiểm soát của công ty này trên thị trường quảng cáo. Đối với Facebook, trọng tâm sẽ là các vụ mua bán sáp nhập.
Với Apple, vấn đề chính sẽ là Apple App Store và chính sách đối với các đối tác phát triển ứng dụng. Với Amazon, đó là nghi vấn lạm quyền với đối tác bán hàng bên thứ ba.
Video đang HOT
Ngoài điều tra chống độc quyền, hội đồng cũng có khả năng chất vấn về các vấn đề nổi cộm khác của các công ty, như quản lý phát ngôn thù hận trên Facebook, cũng như cách đối xử với nhân viên kho bãi của Amazon.
Phương thức điều trần sẽ là trực tuyến?
Cuộc điều tra chống độc quyền thực hiện bởi Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã bắt đầu vào mùa hè năm ngoái, rà soát đến cách những “người khổng lồ” công nghệ cạnh tranh với các đối thủ và với chính các đối tác của họ.
Mục tiêu sẽ là xác định liệu các luật chống độc quyền hiện hành có phù hợp để quản lý quyền lực của họ hay không, hoặc có cần phải viết luật mới hay không.
Khi kết thúc, tiểu ban sẽ đưa ra báo cáo về những phát hiện của mình, có thể đi kèm các khuyến nghị để cập nhật luật chống độc quyền. Những phát hiện này và các khuyến nghị có thể gây áp lực lên các cơ quan quản lý như Ủy ban Thương mại Liên bang để có hành động pháp lý.
Bản kết luận cũng có thể dẫn đến các luật chống độc quyền mới, kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động của các nền tảng công nghệ trực tuyến khổng lồ.
Vẫn chưa rõ liệu Quốc hội Mỹ sẽ cố gắng tổ chức phiên điều trần với cả 4 CEO hay riêng biệt cho mỗi công ty. Thêm vào đó với diễn biến của đại dịch Covid-19, chưa rõ liệu có kế hoạch nào để chuyển sang điều trần trực tuyến hay không.
Dù sao, sự kiện này chắc chắn sẽ rất được quan tâm, với rất đông các nhà báo và các bên liên quan tham dự.
Bốn CEO công nghệ quyền lực phải điều trần những gì
Việc CEO Apple, Amazon, Facebook và Google cùng ra điều trần trước Quốc hội Mỹ cuối tháng 7 được giới công nghệ đánh giá như là "một màn trình diễn lịch sử".
Tim Cook, Mark Zuckerberg và Sundar Pichai đều đã có kinh nghiệm trong việc trả lời chất vấn, trong khi Jeff Bezos của Amazon được coi là "tân binh" vì chưa bao giờ xuất hiện trước Quốc hội Mỹ. Sự kiện thu hút sự chú ý lớn của giới công nghệ và các CEO này sẽ phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi liên quan tới vấn đề độc quyền.
Lần đầu tiên, bốn CEO của bốn hãng công nghệ cùng ra điều trần tại Mỹ. Ảnh: Wion.
Liệu công ty có độc quyền?
Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã dành nhiều tháng thu thập chứng cứ sau khi có đơn tố cáo rằng Apple, Amazon, Google và Facebook vi phạm luật chống độc quyền.
Những đơn khiếu nại này đến từ nhiều công ty, như News Corp, Oracle, Spotify, TripAdvisor và Yelp, khẳng định các ông lớn công nghệ của Mỹ đã lạm dụng vị trí thống trị của mình trên thị trường để bắt nạt các đối thủ yếu hơn.
Trong khi đó, bốn hãng trên đều đưa ra phản hồi giống hệt nhau rằng: Chúng tôi không độc quyền. Thậm chí, CEO Apple Tim Cook còn khẳng định: "Tôi không nghĩ bất cứ ai có thể kết luận Apple là công ty độc quyền".
Apple có đối xử công bằng với các nhà phát triển ứng dụng?
App Store gần như là nơi duy nhất người dùng có thể cài ứng dụng lên iPhone của mình. Tuy nhiên, để ứng dụng có mặt trên App Store, nhà phát triển phải nộp cho Apple 30% doanh thu trong năm đầu và 15% doanh thu các năm tiếp theo.
Dù không hài lòng với khoản phí "bảo kê" đắt đỏ, nhiều năm qua, giới phát triển vẫn phải chấp nhận và nâng giá dịch vụ để đảm bảo lợi nhuận. Tuy nhiên, vấn đề là Apple cũng tung ra nhiều dịch vụ tương tự, như Apple Music cạnh tranh với dịch vụ âm nhạc Spotify hay Apple Book cạnh tranh với công ty bán lẻ Rakuten. Hành động này khiến Bộ Tư pháp Mỹ và Ủy ban châu Âu phải mở cuộc điều tra xem liệu Apple có đối xử không công bằng với các nhà phát triển.
Google ưu tiên hiển thị dịch vụ của mình trong kết quả tìm kiếm
Việc sản phẩm, dịch vụ, bài viết... xuất hiện ở những vị trí hàng đầu trên kết quả tìm kiếm trực tuyến là điều chủ sở hữu các website luôn mong muốn. Các nhà điều tra Mỹ đang xem xét cách thức hoạt động của Google Search, đặc biệt là cách công cụ này xếp hạng và hiển thị kết quả, sau khi nhận được một số đơn khiếu nại, như của Yelp.
Đầu năm nay, Yelp cung cấp một số bằng chứng cho các nhà chức trách Mỹ, cho thấy Google ưu tiên hiển thị dịch vụ, sản phẩm do họ phát triển và cố tình "dìm" những đường link khác, ngay cả khi chúng chứa những thông tin với chất lượng cao xét theo nội dung từ khóa mà người dùng nhập vào.
Amazon sử dụng dữ liệu không công bằng
Song song với cuộc điều tra của EU, Amazon cũng bị Bộ Tư pháp Mỹ "sờ gáy" về hành vi độc quyền.
Hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới bị tố sử dụng dữ liệu về hàng hóa của các nhà bán lẻ khác trên hệ thống của mình, từ đó tạo ra hơn 100 thương hiệu riêng, cạnh tranh trực tiếp với chính các doanh nghiệp đó. Nhiều nhà bán lẻ cho biết bị thiệt hại nặng nền khi Amazon sao chép hình ảnh và thông tin sản phẩm của họ.
Tương tự Tim Cook, Jeff Bezos sẽ phải chứng minh hãng luôn tuân thủ các quy tắc cạnh tranh khi đóng vai trò kép: vừa là nhà cung cấp nền tảng vừa là nhà bán lẻ.
Facebook thâu tóm các nền tảng để thống trị mạng xã hội
Nếu tính là một quốc gia, Facebook là nước đông dân nhất thế giới với 2,6 tỷ người dùng tính đến quý I/2020. Nhiều chính trị gia bày tỏ sự lo ngại khi mạng xã hội này liên tục củng cố vị thế thống trị của mình bằng cách chi các khoản tiền khổng lồ để mua lại những nền tảng nhỏ hơn.
Hai vụ sáp nhập được đặc biệt chú ý là Instagram với giá một tỷ USD vào năm 2012 và WhatsApp với giá 19 tỷ USD năm 2014. Tháng 2, WhatsApp cán mốc 2 tỷ người dùng trong khi Instagram cũng đã có hơn một tỷ thành viên.
Facebook được cho là nắm trong tay quyền lực quá lớn và nhiều chuyên gia đề xuất chia tách mạng xã hội này để dễ quản lý hơn.
Theo CNBC, cuộc điều trần sẽ được tiến hành cuối tháng 7 nhưng chưa rõ diễn ra trực tiếp hay trực tuyến vì Covid-19. Phát ngôn viên của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ cho biết chi tiết về thời gian và hình thức tổ chức chưa được xác định.
Mark Zuckerberg củng cố quyền lực ở Facebook Mark Zuckerberg được cho là đang tăng cường kiểm soát Facebook bằng cách củng cố quyền lực, đẩy những người bất đồng chính kiến khỏi công ty. Tháng 12/2019, hàng chục nhân sự cấp cao của Facebook tập trung tại một khu nghỉ mát rộng gần 3.000 mét vuông của Zuckerberg ở Kauai, Hawaii (Mỹ) để bàn cách chuyển hướng công ty sau...