Những dự án, khu đất bị thu hồi của Bầu Đức
Sau dự án trồng cỏ, nuôi bò 1.600 tỷ đồng, đến lượt dự án trồng tiêu của bầu Đức tại Gia Lai bị thu hồi. Ngoài ra, HAGL còn bị dọa thu hồi một số dự án khác.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Gia Lai, ông Kpă Thuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ký quyết định thu hồi trên 50 ha đất của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), đồng thời giao số đất này cho Công ty Nông nghiệp NUTI để tiếp tục đầu tư và chăm sóc cây hồ tiêu tại xã Ia Băng (Chư Prông) và xã Gào (TP Pleiku). Thời hạn sử dụng đất đến năm 2042.
Số đất trên do UBND tỉnh Gia Lai cấp cho tập đoàn HAGL do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) làm Chủ tịch HĐQT từ tháng 2/2001. Hiện, khu đất này đang thực hiện dự án trồng tiêu của bầu Đức. Ngày 11/5, Công ty Nông nghiệp NUTI có đơn đề nghị thuê đất và đến ngày 23/5 được UBND tỉnh Gia Lai chấp thuận.
Ngoài ra, tỉnh Gia Lai còn ra quyết định thu hồi 5,9ha đất của HAGL cho CTCP Bò sữa Tây Nguyên thuê để thực hiện dự án xây dựng khu thực nghiệm nuôi bò tại xã Gào (Pleiku, Gia Lai). Nguyên nhân thu hồi đất là do nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án. Ảnh: Trang trại bò Hoàng Anh Gia Lai.
Video đang HOT
Được biết, dự án trồng cỏ, nuôi bò thịt công nghệ cao của Hoàng Anh Gia Lai với tổng vốn 1.600 tỷ đồng. Quy trình chăn nuôi của dự án là khép kín và áp dụng công nghệ cao và cơ giới hóa vào chăn nuôi.
Tháng 12/2013, TP Đà Nẵng đã ra “tối hậu thư” dọa thu hồi đất bởi việc chậm tiến độ của dự án khu resort 5 sao của Tập đoàn HAGL. Dự án này nằm ven bãi biển Non Nước, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
Tuy nhiên, theo bầu Đức, việc thu hồi dự án resort của ông khó có khả năng xảy ra. Bởi tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào khách sạn, trung tâm thương mại, căn hộ tại Đà Nẵng, trong đó, nhiều dự án đã đi vào hoạt động.
Cũng liên quan tới vụ việc này, trong văn bản gửi tới UBND TP Đà Nẵng, Hoàng Anh Gia Lai dự kiến đến hết năm 2016 sẽ đưa vào vận hành dự án resort 5 sao ở Non Nước.
Tuy nhiên tại thời điểm đó, các hạng mục chính của khu resort như khối khách sạn gồm 160 phòng, 6 biệt thự sân vườn, hồ bơi lớn, hệ thống cấp thoát nước tổng thể, trạm điện và chiếu sáng hoàn toàn chưa được thi công.
Theo_Kiến Thức
Thu hồi dự án đổi đất "vàng" xây trường đại học
UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ thu hồi dự án xây dựng Trường ĐH Khánh Hòa để đổi lấy khu đất Trường CĐ Sư phạm Nha Trang của Công ty CP Dewan Projects
Ngày 23-2, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có buổi làm việc với các sở, ngành để xem xét về dự án "Đầu tư xây dựng Trường CĐ Sư phạm Nha Trang định hướng thành lập Trường ĐH Khánh Hòa" được giao cho Công ty CP Dewan Projects (Công ty Dewan - Tập đoàn Dewan, Ấn Độ) thực hiện.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Hòa Nam, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, cho biết UBND tỉnh xác định chủ đầu tư là Công ty Dewan không thể hiện được năng lực tài chính để thực hiện dự án. "UBND tỉnh chỉ đạo phải thực hiện kỹ một số nội dung. Trước mắt, rà soát lại dự án, sau đó làm thủ tục chấm dứt, thanh lý rồi mới thu hồi dự án" - ông Nam nói.
Dự án trên được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 23-11-2014 với tổng vốn 710 tỉ đồng, theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Trong đó, quy định trong vòng 90 ngày, chủ đầu tư phải góp đủ 5,5 triệu USD vốn điều lệ để thực hiện dự án.
Khu đất "vàng" Trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang hiện là trụ sở của Đại học Khánh Hòa
Hưởng lợi từ dự án này, Công ty Dewan sau khi xây cơ sở mới cho trường ở khu đất rộng 11 ha tại xã Vĩnh Lương (ngoại thành TP Nha Trang) sẽ được giao toàn bộ khu đất của Trường CĐ Sư phạm Nha Trang hiện tại. Đây được xem là khu đất "vàng" ở trung tâm TP Nha Trang, có diện tích hơn 2,2 ha với 3 mặt tiền gồm: đường biển Trần Phú, Nguyễn Chánh và Trần Hưng Đạo. Công ty Dewan dự kiến sẽ xây dựng 2 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao ở khu đất này.
Tuy vậy, Công ty Dewan không góp được vốn điều lệ theo quy định. Đến tháng 7-2015, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo thu hồi các dự án liên quan đến Tập đoàn Dewan do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính. Dù UBND tỉnh Khánh Hòa đã rất ưu ái khi tiếp tục gia hạn thời gian góp vốn thêm 30 ngày nhưng Công ty Dewan vẫn thất hứa. Đến tháng 11-2015, sau nhiều lần nhắc nhở, kiến nghị thu hồi dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa đã phạt công ty 15 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa, nếu Công ty Dewan chây ì sẽ làm trễ tiến độ tuyển sinh của Trường ĐH Khánh Hòa. Hiện Trường ĐH Khánh Hòa đã được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 3-8-2015. Năm học 2015-2016, trường tuyển sinh 300 chỉ tiêu bậc ĐH, cuối năm 2020 sẽ tăng lên 2.400, giai đoạn 2020- 2025 tăng lên 8.000 chỉ tiêu.
Khẳng định sự chây ì của Công ty Dewan, ông Trần Hòa Nam cho biết công ty có văn bản đề nghị góp 1 triệu USD, còn lại 4,4 triệu USD sẽ thực hiện sau khi UBND tỉnh với Công ty Dewan ký hợp đồng BT. Thế nhưng, đến hôm nay, nhà đầu tư vẫn chưa góp bất cứ khoản tiền nào.
Chưa hẳn do thiếu vốn
TS Đỗ Thị Thanh Vinh, Trưởng Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nha Trang, cho rằng về nguyên tắc, phải thấy có lợi thì nhà đầu mới bỏ tiền ra thực hiện dự án. Việc Công ty Dewan ngần ngại nộp vốn điều lệ có thể vì họ chưa chắc chắn về độ an toàn, ngần ngại về nguồn gốc khu đất của Trường CĐ Sư phạm Nha Trang, như việc người dân từng phản ứng quyết liệt khi Tập đoàn Dewan thực hiện dự án biển Phượng Hoàng chứ chưa hẳn nhà đầu tư này thiếu vốn.
KỲ NAM
Theo_Người lao động
Hà Nội: Thu hồi dự án đất vàng bỏ hoang Sở Xây dựng Hà Nội vừa kiến nghị UBND TP Hà Nội thu hồi chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư ở những dự án mà chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện... Dự án Sky Garden ở Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) đã dừng thi công vài năm nay, hiện khách hàng không thể liên lạc...