Những dự án bất động sản lớn của “Khải Silk” hiện giờ ra sao?
Doanh nhân Hoàng Khải – ông chủ tập đoàn Khaisilk từng có sự nghiệp kinh doanh huy hoàng với nhiều lĩnh vực, khối tài sản bất động sản đồ sộ. Thế nhưng, sau vụ việc lùm xùm scandal bán lụa Trung Quốc, tình hình có vẻ bi đát đối với vị doanh nhân này.
“Lâu đài của Khaisilk” – khách sạn TajmaSago và tòa nhà Cham Charm, được xem là 2 BĐS biểu tượng của doanh nhân Hoàng Khải vừa được tiếp quản bởi chủ mới là Tập đoàn Chloe Hospitality và sẽ được đổi tên thành Chloe Gallery. Cả hai công trình này sẽ mang thương hiệu mới là Chloe Gallery với mô hình hoạt động có nhiều đổi mới so với trước đây. Không dừng lại ở đó, ông Khải Silk là người khá nổi tiếng với các kiểu chơi siêu xe, và cũng đang rao bán những “đứa con cưng” của mình.
Khaisilk gắn liền với doanh nhân Hoàng Khải. Chính ông Khải đã là người sáng lập, tạo dựng, điều hành và đưa Tập đoàn Khải Silk (Khai Silk Corp) phát triển như hiện nay, trở thành một trong những thương hiệu Việt hàng đầu trong lĩnh vực xa xỉ phẩm.
Ông Khải sinh ngày 01/11/1963 tại Hà Nội, là con trai cả trong một gia đình có cửa hàng thêu trên phố Hàng Gai, Hà Nội. Tuổi thơ trong ký ức của ông là những ngày tháng cơ cực khi “chiều chiều lọc cọc đạp ngoáy mông trên chiếc xe đạp cà tàng đi học nhạc chỉ ước một que kem cốm Tràng tiền. Có hôm đi học tiếng Anh trời mưa, Mẹ thương cho 5 xu đi tàu điện, mua luôn que kem ăn, rồi nhảy tàu trốn vé”.
Ngoài việc phát triển chuỗi cửa hàng độc lập, Khải Silk còn mở thêm các cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm tại các khách sạn 5 sao. Hiện Khaisilk có 7 cửa hàng lớn nằm tại một số khách sạn lớn, Legend, Sài Gòn và Hà Nội.
Khi thành công trên thị trường tơ lụa, ông Khải đầu tư vào bất động sản và nhà hàng cao cấp tại TP.HCM, như Au Menoir de Khai, Ming Dynasty, Nam Phan chuyên ẩm thực Việt Nam; Cham Charm, Trois Pommes chuyên ẩm thực Pháp; Tao lI chuyên về hải sản; London Steak House, Khai’s Brothers và That’s Café.
Ngoài ra, tập đoàn Khải Silk còn khai thác TajmaSago, một biệt thự trị giá 15 triệu USD lấy cảm hứng từ ngôi đền Taj Mahal Ấn Độ tại khu Phú Mỹ Hưng làm resort và sở hữu một trung tâm thương mại cao cấp có tên Saigon Paragon, trị giá 35 triệu USD khai trương vào tháng 7 năm 2009. Trong tương lai gần sẽ xây dựng 2 khách sạn tại Bãi dài Cam Ranh 15 triệu USD, tòa cao ốc The Khai trị giá 30 triệu USD và một dự án cao ốc khác có tên The Prince tại quận 7.
Toạ lạc ngay mặt tiền đường Nguyễn Lương Bằng, trung tâm tài chính của khu Phú Mỹ Hưng, quận 7 nhưng tòa nhà Saigon Paragon sau khi Parkson trả lại mặt bằng cũng rơi vào tình trạng kinh doanh không mấy khả quan.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2016 TTTM Parkson phải đóng cửa và trả lại mặt bằng tại tòa nhà Saigon Paragon do ông đầu tư và hiện nay đang trưng dụng làm văn phòng cho thuê. Nhà hàng Au Menoir de Khai nằm trên đường Hai Bà Trưng (quận 1) đang thuộc quyền khai thác của SKL sau một thời gian dài kinh doanh không mấy khả quan.
Đối với dự án tòa cao ốc The Khai Tower và The Prince tọa lạc ngay cạnh Saigon Paragon hiện vẫn là bãi đất trống sau một thời gian được ông Khải tuyên bố khởi công và dự kiến hoàn thành trong năm 2018 này.
Được biết, tòa nhà The Khai cao 18 tầng và The Prince cao 20 tầng. Tòa tháp The Khai mang kiến trúc hình dải lụa đã khởi công xây dựng từ hồi tháng 3/2016 còn The Prince với ý tưởng những quyển sách chồng lên nhau sẽ tiếp tục được xây dựng trong thời gian tới. Theo kế hoạch thì 2 dự án này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018 và đó sẽ là những công trình kiến trúc độc đáo trong tổng thể của đô thị Phú Mỹ Hưng.
Với tòa nhà The Khai, ông đã dành khá nhiều tiền để đầu tư cho căn Penthouse 7 phòng ngủ, với 3 tầng có thang máy đi riêng có tên là Lightning ( tia chớp ) và có 1 hồ bơi trên tầng 20 được chứa đầy nước biển có tên gọi là Infinity (vô đối) .
Video đang HOT
Ngoài ra, trong căn Penthhouse đó có 1 chiếc cầu thang để dẫn thẳng lên khu Spa có tên là Cloud ( Mây trắng ) và có 1 cái nhìn toàn cảnh của thành phố với góc nhìn 360 độ trên đỉnh của tòa nhà The Khai. Ông còn có một ước mơ là sẽ mở một nhà hàng 3 sao với một đầu bếp đẳng cấp quốc tế phụ trách bên trong để biến nơi đây không chỉ là tòa trung tâm thương mại mà còn là điểm tham quan, giải trí bậc nhất của TP.HCM.
Phác thảo thiết kế hiện đại hai tòa cao ốc The Khai Tower và The Prince.
Tuy nhiên, hiện nay hai khu đất này vẫn đang bị bỏ hoang sau một thời gian được ông Hoàng Khải quảng bá rộng rãi.
Nói về mục tiêu xây dựng 2 dự án BĐS này, có lần ông Khải cho biết chính dòng dịch chuyển văn phòng, trụ sở kinh doanh từ các quận trung tâm ra các quận giáp ranh của thành phố đang rất mạnh mẽ. Trong xu hướng này, nhiều tập đoàn đa quốc gia, các công ty tài chính, bảo hiểm và ngân hàng đang chuyển kế hoạch tìm kiếm những back office tại quận 7 vì họ không muốn hoạt động các trung tâm rải rác và có khả năng tiết kiệm được một nửa tiền.
Từ đó, ông đã đoán được những làn sóng này từ trước nên tập trung đầu tư những dự án này để đón đầu cơ hội. Tuy nhiên, có mặt tại khu vực của cả 2 dự án, cho thấy cũng chỉ là bãi đất trống với ngổn ngang vật liệu xây dựng.
“Lâu đài của Khaisilk” – khách sạn TajmaSago và tòa nhà Cham Charm sẽ chính thức thuộc quyền quản lý của Tập đoàn Chloe Hospitality và sẽ được đổi tên thành Chloe Gallery.
Theo nhiều lời đồn đoán trên thị trường, tình hình kinh doanh bết bát diễn ra suốt nhiều năm của Khải Silk ở cả lĩnh vực kinh doanh tơ lụa, nhà hàng, kinh doanh bất động sản cộng với vụ việc bán lụa Trung Quốc gắn mác “made in Việt Nam” hồi cuối năm 2017 đã khiến doanh nghiệp này rơi vào tình trạng khó khăn. Do đó việc bán tài sản để trang trải tài chính cũng là điều dễ hiểu.
Cụ thể, tính đến cuối năm 2016 Công ty TNHH Khải Đức – doanh nghiệp hạt nhân chi phối lĩnh vực lụa và chuỗi nhà hàng cao cấp ghi nhận khoản lỗ lũy kế hơn 47,7 tỷ đồng. Lợi nhuận ghi nhận trong năm 2016 chỉ hơn 1 tỷ đồng so với mức 6 tỷ đồng của năm trước. Điều này khiến vốn chủ sở hữu của Khải Đức đến cuối năm 2016 vẫn đang âm hơn 1 tỷ đồng, toàn bộ tài sản hiện tại của công ty được tài trợ bằng nợ phải trả.
Không chỉ Khải Đức, tình trạng tài chính bết bát cũng là thực trạng của những doanh nghiệp khác có liên quan đến Hoàng Khải. Kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Khải – hoạt động chính là kinh doanh bất động sản, phụ trách mảng cho thuê bất động sản trong năm 2016 cũng không mấy tích cực. Dù doanh thu đạt gần 28 tỷ đồng, tăng 4 tỷ so với cùng kỳ năm trước nhưng doanh nghiệp tư nhân Hoàng Khải lỗ gần 6 tỷ, trong khi cùng kỳ lãi gần 4 tỷ đồng.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Những bất thường khi giao hơn 30ha đất tái định cư cho doanh nghiệp
Theo Thanh tra TP HCM, từ đầu năm 2018 đến nay, đã có đến 2.000 đơn, thư phản ánh, kiến nghị được người dân địa phương gửi tới chính quyền quận 2. Thực tế này cho thấy bức xúc của người dân tại khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Qua phân lọc nội dung của ngành chức năng thành phố, thắc mắc, khiếu nại của người dân Thủ Thiêm vẫn chủ yếu tập trung vào 3 vấn đề, gồm hỗ trợ ngay ở mức thỏa đáng cho người dân; làm rõ phần diện tích đất 160ha dành tái định cư (TĐC) cho người dân Thủ Thiêm được giao cho những doanh nghiệp (DN) nào và xem xét, kỷ luật công khai những cán bộ liên quan đến sai phạm về đất đai ở đây.
Theo nhiều người dân Thủ Thiêm, đất TĐC đã cắt ra giao cho ai, thành phố giao nên thành phố sẽ biết rõ. Thế nhưng đến nay, chính quyền thành phố vẫn lấp lửng trong việc công bố danh sách 64 doanh nghiệp (DN) đã được giao đất TĐC để làm dự án bất động sản (BĐS). Chính điều này khiến người dân thắc mắc, nghi ngờ.
Tìm hiểu về tình trạng cắt đất TĐC ở KĐTM Thủ Thiêm để giao cho DN làm dự án BĐS, PV Báo CAND đã tiếp xúc được vụ việc nổi cộm xảy ra gần đây, hiện đang còn bị các DN liên quan tranh chấp để đòi chia chác quyền lợi.
Điều khiến dư luận phải giật mình trước vụ việc này là diện tích đất TĐC lên đến 30,2ha ở phường Bình Khánh, Bình Trưng Tây, quận 2 chỉ mới được thành phố giao cho Công ty CP Phát triển quốc tế Thế kỷ 21 (trước đây là Công ty TNHH Phát triển quốc tế Thế kỷ 21) làm dự án BĐS bằng quyết định đầu tư vào ngày 26-7-2017 - thời điểm bức xúc của người dân Thủ Thiêm đang rất... "nóng".
Khu đất tái định cư hơn 30ha vừa được thành phố tiếp tục giao cho Công ty Phát triển quốc tế Thế kỷ 21 làm dự án bất động sản.
Báo cáo về tính pháp lý khu đất TĐC này với UBND thành phố vào ngày 30-12-2016, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết, khu đất TĐC trên đã được thành phố giao cho Công ty TNHH Phát triển quốc tế Thế kỷ 21 tiến hành bồi thường, giải tỏa để làm dự án Khu du lịch - văn hóa - giải trí từ năm 2004.
Tuy nhiên, quá trình thành phố thực hiện thu hồi đất để triển khai dự án KĐTM Thủ Thiêm, nhiều hộ dân có nhu cầu và đề nghị thành phố bố trí TĐC tại phường Bình Khánh, Bình Trưng Tây.
Để đáp ứng yêu cầu của người dân, trong các năm 2007, 2008 và 2009, UBND thành phố đã có một loạt văn bản liên quan đến việc cắt 30,1ha đất TĐC tại khu TĐC tập trung 90,3ha Nam Rạch Chiếc (phường An Phú, quận 2) để hoán đổi cho DN này nhằm đổi lấy khu đất 30,2ha ở phường Bình Khánh, Bình Trưng Tây.
Mục đích của việc hoán đổi trên là làm nơi xây dựng quỹ nhà TĐC cho người dân KĐTM Thủ Thiêm có nhu cầu TĐC tại đây.
Sau khi cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng với khu đất vừa nhận hoán đổi này, năm 2008 UBND TP Hồ Chí Minh đã giao cho Công ty TNHH Phát triển quốc tế Thế kỷ 21 làm chủ đầu tư dự án chung cư TĐC này và yêu cầu DN phải xây dựng 4.000 căn hộ trong vòng 2 năm 6 tháng; sau khi xây dựng xong chủ đầu tư phải bán lại toàn bộ quỹ nhà cho thành phố với giá không tính lợi nhuận.
Chủ trương là vậy, nhưng phải đến ngày 11-6-2012, BQL đầu tư xây dựng KĐTM Thủ Thiêm và Công ty TNHH Phát triển quốc tế Thế kỷ 21 mới đặt bút ký hợp đồng về việc mua bán 4.216 căn hộ TĐC tại khu đất 30,2ha này để bố trí cho người dân Thủ Thiêm.
Đã vậy, đến ngày 4-3-2015, khi báo cáo về tiến độ thực hiện dự án, Công ty TNHH Phát triển quốc tế Thế kỷ 21 xác định đến thời điểm đó, DN mới chỉ xây dựng xong 1 block chung cư với 506 căn hộ; thi công xong phần cọc móng các block chung cư và hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1...
Trong khi đó, thời điểm này, người dân Thủ Thiêm đã không còn mặn mà với chung cư TĐC mà DN đang thực hiện.
Trước thực tế này, ngày 26-1-2016, UBND thành phố đã có văn bản kiến nghị Chính phủ cho phép thay đổi mục tiêu đầu tư quỹ nhà TĐC thuộc chương trình 12.500 căn hộ tái định cư thành nhà ở thương mại.
Cụ thể, thành phố xin Chính phủ được điều chỉnh mục tiêu sử dụng của 5.626 căn hộ TĐC còn lại của chương trình trên để làm nhà ở thương mại, nhằm thu hồi vốn, trả nợ cho các tổ chức tín dụng, giảm gánh nặng cho ngân sách.
Không sử dụng điện tích đất này vào mục đích làm quỹ nhà chung cư TĐC, lẽ ra thành phố phải tính toán để trả lại phần vốn Công ty TNHH Phát triển quốc tế Thế kỷ 21 đã đầu tư vào đây để lấy lại quỹ đất rất lớn trên nhằm đưa ra bán đấu giá hoặc làm quỹ đất bố trí nền đất TĐC cho người dân.
Ngược lại, ngay sau khi được sự chấp thuận của Chính phủ, ngày 26-7-2017, UBND thành phố đã có quyết định chủ trương đầu tư; chấp thuận cho Công ty TNHH Phát triển quốc tế Thế kỷ 21 được điều chỉnh mục tiêu dự án thành dự án kinh doanh BĐS. Cụ thể là đầu tư xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ, văn phòng, dịch vụ và căn hộ thương mại để bán.
Phản ứng trước quyết định trên của thành phố, ngày 19-9-2017, ông Vũ Anh Cường, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sài Gòn Villas đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND thành phố để kiến nghị điều chỉnh quyết định. Lý do được ông Cường đưa ra chủ yếu là "kể công" về quá trình hình thành khu đất 30,2ha ở phường Bình Khánh, Bình Trưng Tây.
Theo ông Cường, từ năm 2002 đến 2006, khu đất trên do 2 cổ đông chủ chốt là ông và ông Nguyễn Hữu Thanh (Việt kiều Mỹ) tham gia đầu tư để tạo lập. Từ 2006 đến 2015, ngoài ông và ông Thanh, có thêm Quỹ Vinacapital tham gia đầu tư vào khu đất. Nhưng từ tháng 6-2015 đến nay, khi chủ đầu tư được đổi tên thành Công ty CP Phát triển quốc tế Thế kỷ 21, có sự thay đổi về danh sách cổ đông nên không còn tên ông Cường.
Thậm chí, ông Cường còn chỉ ra sự lập lờ trong văn bản của UBND thành phố, rằng quyết định chủ trương đầu tư ngày 26-7-2017 của UBND thành phố chấp thuận cho Công ty TNHH Phát triển quốc tế Thế kỷ 21 đầu tư dự án 30,2ha ở phường Bình Khánh, Bình Trưng Tây trong khi công ty này không còn tồn tại mà chỉ còn Công ty CP Phát triển quốc tế Thế kỷ 21.
Từ những lập luận này, ông Vũ Anh Cường đòi thành phố phải... chia khu đất này ra để giao 10ha cho Công ty TNHH MTV Sài Gòn Villas; chỉ giao cho Công ty CP Phát triển quốc tế Thế kỷ 21 phần diện tích 20,2ha còn lại để đảm bảo công bằng?!
Về khu đất 30,1ha trong khu TĐC 90,3ha Nam Rạch Chiếc (phường An Phú) mà thành phố đã cắt ra để đem đổi cho Công ty TNHH Phát triển quốc tế Thế kỷ 21 để lấy khu đất 30,2ha ở phường Bình Khánh, Bình Trưng Tây, tài liệu mà PV Báo CAND có trong tay thể hiện, ngày 24-3-2016, UBND thành phố đã có quyết định duyệt phương án giá đất theo giá thị trường đối với 2 khu đất này để tính toán phần chênh lệch.
Rất nhanh chóng, khi chỉ sau đó 12 ngày, Chi cục thuế quận 2 đã có thông báo xác nhận Công ty CP Phát triển quốc tế Thế kỷ 21 đã nộp số tiền sử dụng đất hơn 52,68 tỉ đồng cộng với 500 triệu đồng tiền thuế trước bạ.
Để hợp thức hóa cho quyết định hoán đối 2 khu đất trên và cũng là để hỗ trợ Công ty CP Phát triển quốc tế Thế kỷ 21, ngày 15-11-2016, UBND thành phố có văn bản báo cáo, kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, có ý kiến thẩm định về chấp thuận đầu tư dự án Khu dân cư và du lịch - văn hóa - giải trí có diện tích 30,1ha (phường An Phú) thuộc khu TĐC 90,3ha Nam Rạch Chiếc cho Công ty CP Phát triển quốc tế Thể kỷ 21.
Chỉ phải bỏ ra vài chục tỉ đồng, DN này đã "ôm gọn" 30,1ha đất có vị trí đắc địa ở quận 2; sau đó lại còn tiếp tục được thành phố giao làm chủ đầu tư dự án BĐS ở khu đất 30,2 hécta thuộc phường Bình Khánh, Bình Trưng Tây vốn được dùng làm quỹ đất TĐC cho người dân Thủ Thiêm. Điều này khiến dư luận, người dân không thể không thắc mắc, đặt dấu hỏi: Công ty Thế kỷ 21 có phải là công ty "sân sau" của ai đó hay không mà lại được ưu ái giao nhiều đất ở quận 2 đến như vậy?
Theo Đ.Thắng
Công an nhân dân
Lộ diện thêm doanh nghiệp BĐS mới nổi sau hàng loạt thương vụ M&A dự án Vài năm trở lại đây, xu hướng M&A các dự án trên thị trường địa ốc ngày càng nhộn nhịp hơn với hàng loạt thương vụ lớn. Làn sóng M&A dự án cũng xuất hiện thêm hàng loạt doanh nghiệp bất động sản mới nổi trên thị trường. Chỉ trong vòng hơn một năm, sau hàng loạt thương vụ "thâu tóm" các dự...