Những doanh nghiệp sau cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước giờ ra sao?
Sau khi cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuyển mình rõ rệt qua đó vươn lên trở thành những cái tên đầu ngành trong những lĩnh vực khác nhau.
Trong đó nổi bật là 3 doanh nghiệp đang nằm trong nhóm VN30 gồm Cơ điện lạnh (REE), Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Coteccons (CTD).
Cơ điện lạnh (REE) với tổng tài sản tăng gần 5 lần sau 10 năm
Tiền thân là Xí Nghiệp quốc doanh cơ điện lạnh thuộc sở hữu Nhà nước được thành lập từ năm 1977, CTCP Cơ điện lạnh (mã REE) là doanh nghiệp đầu tiên tiến hành cổ phần hóa vào năm 1993 và cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên HoSE.
Sau khi cổ phần hóa, REE cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô doanh nghiệp với tổng tài sản liên tục gia tăng qua từng năm. Đến cuối năm 2018, tổng tài sản của REE đã đạt xấp xỉ 15.500 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với thời điểm năm 2009.
Năm 2018 vừa qua cũng một năm kinh doanh khởi sắc của REE với doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều đạt kỷ lục với lần lượt 5.105 tỷ đồng và 1.885 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 1.784 tỷ, tăng 29,6% so với năm trước tương ứng lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu ở mức 5.754 đồng.
Bước sang năm 2019, REE đặt mục tiêu kinh doanh khá thận trọng với doanh thu dự kiến đạt 5.577 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.465 tỷ đồng, giảm 18% so với kết quả đạt được năm trước, phấn đấu cổ tức tối thiểu 16% vốn điều lệ.
Sau 6 tháng đầu năm, dù doanh thu vẫn tăng 3% đạt 2.341 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế của REE lại giảm hơn 16% so với cùng kỳ, xuống 828,5 tỷ đồng do không còn khoản thu như cùng kỳ do thoái vốn tại Bất động sản Song Thanh.
Tập trung kinh doanh vàng trang sức, PNJ lần đầu báo lãi vượt 1.000 tỷ đồng
Video đang HOT
CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã PNJ) tiền thân là Cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Đá quý Quận Phú Nhuận, được thành lập vào ngày 28/04/1988, trực thuộc UBND Quận Phú Nhuận. Đầu năm 2004, PNJ chính thức cổ phần hóa, chuyển đổi từ doanh nghiệp kinh tế Đảng sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển doanh nghiệp.
5 năm sau khi cổ phần hóa, PNJ chính thức niêm yết cổ phiếu trên HoSE vào tháng 3/2009, đồng thời tăng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng. Quy mô tổng tài sản thời điểm cuối năm dừng ở mức 2.026 tỷ đồng. Đến hết quý I/2019, vốn điều lệ của PNJ đã được nâng lên mức 1.670 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 6.152 tỷ đồng, giá trị vốn hóa thị trường vượt trên 16.600 tỷ đồng.
Từ năm 2012, PNJ thực hiện tái cơ cấu chiến lược và bộ máy hoạt động nhằm định hướng lại rõ ràng mục tiêu kinh doanh, tập trung vào mảng kinh doanh trang sức, từ lâu đã là hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
Cũng nhờ đó, kết quả kinh doanh của PNJ bắt đầu có sự chuyển biến rõ rệt. Doanh thu có phần khiêm tốn hơn giai đoạn trước tuy nhiên vẫn cho thấy sự tăng trưởng đồng thời biên lãi gộp được cải thiện rõ rệt giúp PNJ liên tiếp thu về lợi nhuận kỷ lục trong 3 năm trở lại đây.
Năm 2018 vừa qua, PNJ tạo ra 14.573 tỷ đồng doanh thu thuần và 1.205 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 33% so với năm trước và là lần đầu tiên PNJ báo lãi trước thuế vượt hơn 1.000 tỷ đồng. Lãi sau thuế thu về 960 tỷ đồng, tương ứng thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) đạt 5.749 đồng. Biên lãi gộp cả năm 2018 đạt mức kỷ lục với 19%.
Bước sang năm 2019, PNJ đặt mục tiêu đạt 18.208 tỷ đồng doanh thu, trong đó, mảng trang sức bán lẻ kỳ vọng mang lại 10.225 tỷ đồng, tăng 29%. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 1.480 tỷ đồng và lãi sau thuế tương ứng 1.182 tỷ đồng, tăng 23%, cổ tức phấn đấu ở mức 18%.
Nếu thực hiện thành công, đây sẽ là năm PNJ đạt mức doanh thu cao nhất từ trước tới nay cũng là năm đầu tiên kể từ khi hoạt động PNJ vượt mốc 1.000 tỷ lợi nhuận sau thuế.
Coteccons – “ông lớn” ngành xây dựng đang có dấu hiệu chững lại
Cũng trong năm 2004, CTCP Xây dựng Coteccons (mã CTD) được hình thành từ việc chuyển đổi mô hình hoạt động của Bộ phận Khối Xây lắp thuộc Công ty Kỹ thuật xây dựng và Vật liệu xây dựng thuộc Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) thành công ty cổ phần theo quyết định của Bộ Xây dựng, với vốn điều lệ 15,2 tỷ đồng.
Sau 2 năm cổ phần hóa, Coteccons đạt 824 tỷ đồng doanh thu và 55,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Vốn điều lệ được nâng lên mức 35 tỷ đồng, tổng tài sản gần 224 tỷ đồng.
Đến năm 2016, doanh thu thuần của Coteccons đã vượt hơn 20.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.763 tỷ đồng, gấp 32 lần so với năm 2006. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2007 – 2016 đạt mức 41,3%. Tổng tài sản cũng tăng gấp 52 lần so với 10 năm trước.
Tuy nhiên, kể từ năm 2017 đến nay, hoạt động kinh doanh của Coteccons không còn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như các năm trước.
Năm 2018, Coteccons ghi nhận 28.561 tỷ đồng doanh thu, tăng 5% so với năm trước đó. Tuy vậy, lợi nhuận gộp lại giảm 10% xuống còn 1.833 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp 6,4%, mức thấp nhất kể từ khi niêm yết vào trên sàn chứng khoán năm 2010. Lợi nhuận sau thuế cũng theo đó giảm 8,6% so với năm 2017 xuống mức 1.510 tỷ đồng.
Theo đánh giá của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC – mã HCM), sự sụt giảm này là do cơ cấu doanh thu kém hiệu quả hơn và chi phí nguyên liệu tăng. Bên cạnh đó, rào cản gia nhập ngành xây dựng tại Việt Nam cũng không cao và điều này khiến số lượng đối thủ cạnh tranh nhỏ tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, gây áp lực lớn hơn đối với tỷ suất lợi nhuận gộp của toàn ngành và điều này sẽ không sớm được cải thiện.
Quý II/2019 vừa qua, Coteccons tiếp tục ghi nhận doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, xuống 5.878 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng theo đó giảm tới 71%, xuống 124 tỷ đồng, mức lợi nhuận thấp nhất trong một quý của Coteccons kể từ quý II/2015 và là quý thứ 2 liên tiếp lợi nhuận giảm sâu.
Tính chung 6 tháng đầu năm, Coteccons ghi nhận 10.038 tỷ đồng doanh thu và 313 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 20% và 56% so với kết quả nửa đầu năm ngoái, qua đó thực hiện 37% kế hoạch doanh thu và 55% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Theo Bizlive.vn
PVOIL ước đạt 35.816 tỷ đồng doanh thu nửa đầu năm 2019
Đối với công tác cổ phần hóa, tái cấu trúc, Tổng Giám đốc PVOIL - ông Cao Hoài Dương - yêu cầu các bộ phận chức năng phải tăng tốc để sớm hoàn thành quyết toán cổ phần hóa nhằm làm tiền đề triển khai công tác thoái vốn nhà nước ở công ty mẹ PVOIL.
6 tháng đầu năm, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, OIL) ghi nhận xuất khẩu 5,7 triệu tấn dầu thô, thực hiện 54% kế hoạch năm. Trong đó, dầu thô nội địa 3,4 triệu tấn; dầu thô nhập khẩu 437.000 tấn.
Tổng sản lượng kinh doanh xăng dầu toàn hệ thống PVOIL tương ứng ước đạt 1.594 nghìn m3, bằng 49,8% kế hoạch năm. Sản lượng kinh doanh xăng E5 RON 92 ước đạt 290 nghin m3.
Trong đó, sản lượng bán qua hệ thống PVOIL Easy đạt 20.005 m3, tương đương 54,5% kế hoạch năm, tăng gần 2 lần so với sản lượng thực hiện năm 2018 với trọng sản lượng phát triển từ khách hàng mới là 51%.
Về PVOIL Easy, được đưa vào hoạt động từ ngày 6/2/2018, tính đến thời điểm 31/5/2019, PVOIL Easy đã phục vụ cho gần 600 khách hàng doanh nghiệp ký hợp đồng dài hạn; hỗ trợ kiểm soát giao dịch mua xăng dầu cho hơn 5.000 tài xế thuộc các khách hàng doanh nghiệp; xử lý 203.138 giao dịch với tổng sản lượng 26.692m3, trung bình mỗi 3,4 phút có 1 giao dịch.
Về các chỉ tiêu tài chính, doanh thu hợp nhất của PVOIL 6 tháng ước đạt 35.816 tỷ đồng, bằng 73,1% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tương ứng đạt 32% kế hoạch năm, xấp xỉ 141 tỷ đồng.
Đối với công tác cổ phần hóa, tái cấu trúc, Tổng Giám đốc PVOIL - ông Cao Hoài Dương - yêu cầu các bộ phận chức năng phải tăng tốc để sớm hoàn thành quyết toán cổ phần hóa nhằm làm tiền đề triển khai công tác thoái vốn nhà nước ở công ty mẹ PVOIL.
Giao dịch OIL 1 năm qua.
Túc Mạch
Theo Trí thức trẻ
Khắc phục điểm yếu, UPCoM sẽ sôi động hơn 10 năm thành lập và hoạt động của thị trường UPCoM là một bước tiến dài và đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ chỗ chỉ có 10 mã chứng khoán đăng ký giao dịch trên UPCoM của 10 năm trước, đến nay, thị trường đã có 833 mã chứng khoán đăng ký...