Những doanh nghiệp công nghệ Việt có lãi năm 2020
FPT, Thế Giới Di Động, Digiworld đều có kết quả kinh doanh tăng trưởng so với năm trước dù phải đối phó với Covid-19.
Mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19, nhưng một số doanh nghiệp liên quan lĩnh vực công nghệ vẫn tìm được lối ra cho năm 2020. FPT, Thế Giới Di Động, Digiworld đều báo lãi năm vừa qua.
Cảnh đông đúc bên trong một siêu thị di động vào ngày mở bán iPhone 12, một điểm sáng của bán lẻ di động cuối năm 2020.
Digiworld có quý 4 tăng trưởng ấn tượng, kéo theo doanh thu và lợi nhuận cả năm tăng hai con số, vượt kế hoạch đề ra. FPT nhờ mảng viễn thông và công nghệ tăng nên về đích trơn tru. Trong khi đó, giãn cách khiến nhiều cửa hàng đóng cửa và nhu cầu mua đồ công nghệ giảm xuống nhưng Thế Giới Di Động vẫn “vượt bão”, tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận.
Digiworld (HOSE: DGW), một trong ba nhà phân phối hàng công nghệ lớn nhất Việt Nam, kết thúc năm 2020 vượt kế hoạch đề ra. Công ty đạt tổng doanh thu thuần 12.535 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 253 tỷ đồng, tăng lần lượt 48% và 56% so với năm ngoái. Với kết quả kinh doanh này, công ty đã hoàn thành 123% kế hoạch doanh thu và 125% lợi nhuận cả năm.
Ngành điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính xách tay tăng trưởng và đóng góp nhiều nhất cho DGW. Điện thoại di động mang về cho nhà phân phối này 6.384 tỷ đồng, chủ yếu do sự gia tăng thị phần của Xiaomi năm vừa qua, và doanh thu từ dòng iPhone 12 hồi cuối năm. Mảng máy tính xách tay và máy tính bảng có doanh thu 4.350 tỷ, chủ yếu nhờ sự đóng góp của Apple và Huawei.
Trong khi đó, năm 2020, doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của FPT (HOSE: FPT) đạt lần lượt 29.830 tỷ đồng và 5.261 tỷ đồng, tăng 7,6% và 12,8% so với cùng kỳ.
Trong cơ cấu doanh thu của FPT, khối công nghệ đóng góp 56% với 16.805 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Khối viễn thông chiếm 39% với 11.466 tỷ đồng, tăng 10,3% so với 2019. Khối giáo dục và đầu tư đóng góp 5%.
Video đang HOT
Trong đó, lĩnh vực chuyển đổi số của khối công nghệ – hoạt động kinh doanh chiến lược của FPT ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 31%, từ 2.453 tỷ đồng năm 2019 lên 3.219 tỷ đồng trong năm vừa qua.
Dịch vụ CNTT nước ngoài trong năm 2020 đạt doanh thu 12 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.970 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 10,6% và 14,4% so với năm 2019. Trong đó, các thị trường như Nhật Bản và APAC có mức tăng trưởng doanh thu ở mức 9% và 28%.
Trong khi đó, trong năm 2020 Thế Giới Di Động (HOSE: MWG) tiêp tuc ghi nhạn mưc tang 6% doanh thu, đat 108.546 ty đông; tang truơng 2% lợi nhuận sau thuế, đat 3.920 ty đông so vơi 2019.
Với doanh thu hơn trăm tỷ, Thế Giới Di Động tiếp tục là nhà bán lẻ số 1 trong nước, là công ty có doanh số lớn nhất trong thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam. Tổng cộng nhà bán lẻ này có khoảng 4.000 cửa hàng bán thiết bị công nghệ lẫn bách hoá.
Do ảnh hưởng bởi Covid-19 hiện nay, người dùng hạn chế mua sản phẩm xa xỉ và hàng không thiết yếu, các nhà bán lẻ di động gặp khó. Trong năm qua, mảng điện thoại và điện tử của Thế Giới Di Động tăng trưởng âm. Tuy nhiên các mảng khác như máy tính xách tay, đồng hồ, điện gia dụng, điện lạnh tăng trưởng dương đã “cứu” doanh thu cho tập đoàn.
Covid-19 khiến người dùng tăng cường mua hàng thiết yếu, khiến chuỗi Bách hoá Xanh của Thế Giới Di Động “gặp thời”. Hơn 1.700 cửa hàng Bách hoá Xanh đã giúp Thế Giới Di Động có hơn 21 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 20% doanh thu toàn chuỗi.
Cùng với thành công doanh thu, lợi nhuận, cả 3 mã MWG, FPT, DGW đều tăng trưởng đều đặn đến cuối năm nay. Riêng mã MWG của Thế Giới Di Động liên tục lập đỉnh, và vẫn “xanh” trong nhiều phiên VN-Index giảm điểm.
Quan sát cả 3 công ty vượt “bão” Covid-19 năm qua dễ thấy họ đều có những giải pháp đi trước thị trường so với các đơn vị cùng ngành. Digiworld nhờ sự đi lên của Xiaomi và đặc biệt là mối phân phối hàng Apple vào nửa cuối năm. FPT nhờ tăng trưởng chuyển đổi số và thị trường nước ngoài. Thế Giới Di Động nhờ tăng trưởng của hàng điện lạnh, điện gia dụng, đồng hồ, bách hoá – những ngành hàng chưa có đối thủ mạnh khai thác.
Một số ý kiến đánh giá năm 2021 kinh tế có thể gặp khó khăn tiếp theo do nhiều người bắt đầu ngấm đòn Covid-19, tuy nhiên nhiều ý kiến khác lại tin tưởng Chính phủ khống chế tốt bệnh dịch có thể tạo điểm sáng cho kinh tế nội địa. Khi đó, các doanh nghiệp sáng tạo, có sản phẩm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường sẽ tăng trưởng tốt.
Blockchain Việt vào top 10 'Doanh nghiệp công nghệ xu hướng'
KardiaChain được xây dựng bởi đội ngũ 100% người Việt trên khắp thế giới. Nền tảng blockchain này vừa được Yahoo! Finance xếp vào danh sách top 10 công ty xu hướng năm 2021.
Theo khảo sát gần đây của European Economic Area, các ông lớn JPMorgan, Microsoft and Standard Chartered Bank đều đánh giá cao tầm quan trọng của công nghệ blockchain liên chuỗi (interoperability). Nhìn thấy trước tiềm năng của thị trường, KardiaChain đã tập trung nghiên cứu công nghệ này từ 3 năm trước.
Dual-Node - tiềm năng thay đổi cục diện cuộc chơi
Một vấn đề tồn tại của các hạ tầng blockchain là việc sử dụng quy tắc đồng thuận khác nhau nên không thể "giao tiếp" với nhau, vì thế những luồng thông tin độc lập sẽ bị mất kết nối. Việc xây dựng được một blockchain đa kết nối sẽ giúp doanh nghiệp trao đổi và chia sẻ thông tin hoặc giá trị, từ đó giúp việc đẩy mạnh các doanh nghiệp sử dụng blockchain trở nên dễ dàng và thực tế hơn.
Có không ít dự án blockchain đa kết nối đang được phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, hầu hết cách tiếp cận chỉ cố gắng giải quyết một phần của vấn đề mà chưa nhận ra được bức tranh toàn cảnh. Mặc dù có khá nhiều bước tiến về công nghệ, nhưng các dự án blockchain này thường đi tới ngõ cụt với 3 nguyên nhân chủ yếu: Thiếu khả năng mở rộng, thiếu sự tương tác với chuỗi khác, thiếu khả năng áp dụng rộng rãi.
Nhận định đây là mảnh ghép cuối cùng để phổ cập blockchain, đội ngũ kỹ sư tại KardiaChain, dẫn dắt bởi CTO Huy Nguyen, đã nghiên cứu và phát triển công nghệ liên chuỗi này suốt 3 năm, với những tính năng ưu việt như không xâm lấn, hiệu suất cao và phi tập trung. Tờ BitCourier (Anh Quốc) từng nhắc đến công nghệ của KardiaChain như một cú hích có thể thay đổi bộ mặt ngành blockchain thế giới.
Huy Nguyễn - CTO Kardiachain.
Phát minh Dual Node - nút mạng kép của KardiaChain - cho phép mang bằng chứng mã hoá (cryptographic proof) đi khắp các blockchain. Từ đó, các nút mạng của nhiều mạng khác nhau vẫn có thể kiểm tra được tính xác thực dữ liệu đến từ một blockchain bất kỳ.
Giải pháp này của Kardiachain đã được xem xét và đăng ký bản quyền tại nhiều quốc gia. Trên thế giới hiện chỉ có vài giải pháp đa kết nối được chính thức đi vào hoạt động, đến từ những công ty tỷ đô tại Silicon Valley và châu Âu. Tại Đông Nam Á, dù đã có khá nhiều đơn vị nghiên cứu phát triển giải pháp này nhưng KardiaChain là đơn vị đầu tiên ra mắt thành công công nghệ này.
Nền tảng ứng dụng phi tập trung (Mainnet 1.0 Aris)
Nền tảng này là thành quả 3 năm nghiên cứu và xây dựng của đội ngũ KardiaChain, với kỳ vọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á tận dụng lợi ích và mà blockchain mang lại. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, cá nhân áp dụng công nghệ này và đủ sức vươn tầm ra khu vực và thế giới. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2117/QĐ-TTg ban hành blockchain là một trong 5 danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này càng củng cố niềm tin của KardiaChain về một tương lai tươi sáng của công nghệ blockchain.
Sự kiện ra mắt sản phẩm nền tảng ứng dụng phi tập trung - một blockchain đa chuỗi kết nối "make in Vietnam" - là một cột mốc quan trọng của KardiaChain và cộng đồng công nghệ Blockchain của Việt Nam. Đây là bước tiến công nghệ vượt bật rút ngắn khoảng cách công nghệ giữa Việt Nam và thế giới, cũng như tùy biến tính năng để phù hợp với nhu cầu của người Việt và các quốc gia Đông Nam Á.
CTO Huy Nguyễn (bìa trái) tại Tech Fest 2020.
Huy Nguyen - CTO KardiaChain - từng điều hành một dự án về hạ tầng phi tập trung ở Google vài năm trước. Thời điểm đó, Huy dành nhiều thời gian nghiên cứu sâu hơn về blockchain và cảm thấy thật sự ấn tượng với những tính năng ưu việt công nghệ này mang lại, như tính minh bạch, an toàn, tính bảo mật cao...
Anh tin rằng trong 5-10 năm tới, blockchain sẽ là một trong những ngành công nghệ tạo các bước đột phá trong phát triển kinh tế, giống như cách AI, Machine Learning, hay Cloud Computing đã làm suốt thập niên vừa qua. Là nền tảng để xây dựng các ứng dụng tài chính, supply chain..., công nghệ này nắm giữ tiềm năng tạo ra cuộc cách mạng công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Quỹ đầu tư VIC Partners rót vốn vào startup công nghệ Callio Đánh giá cao sự sáng tạo và khả năng phát triển mạnh mẽ của nền tảng Callio, quỹ đầu tư VIC Partners đã quyết định rót vốn vào startup công nghệ này. Quỹ đầu tư thiên thần VIC Partners ký kết hợp tác đầu tư vào Callio của Công ty Gadget vì đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp số...