Những điều mẹ bầu nên làm khi mang thai ở tuần thứ 18
Ở tuần thứ 18, bạn đã hoàn toàn bước vào giai đoạn giữa của thai kỳ. Bạn cần làm gì khi bước vào giai đoạn này.
Khi chuyển sang tuần thứ 18 của thai kỳ, thai nhi ngày càng phát triển nhanh ở những hệ cơ quan riêng biệt. Me bâu nên làm gì khi bước vào giai đoạn này của thai kỳ? Hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé!
Những điều cần làm
Khi mang thai tuần 18, bạn nên lên kế hoạch đến gặp nha sĩ. Hormone tăng nhanh khi mang thai có thể gây kích ứng khiến nướu bị chảy máu. Mang thai làm tăng nguy cơ bị bệnh nha chu, một trong những nguyên nhân dẫn đến sinh non. Vi vây, ban hay cố gắng chăm sóc răng miệng thường xuyên trong 3 tháng cuối của thai kỳ va tránh chụp X-quang nhé!
Bây giờ cũng là thời điểm tốt để lên kế hoạch cho việc sinh con. Hãy chọn một bệnh viện mà bạn tin tưởng nhất và tham gia một số lớp học tiền sản để hiểu thêm về việc chuyển dạ, cách giảm đau và những cách xử lý trong trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn chưa biết tim bác sĩ nao thi hãy nhờ bạn bè giới thiệu hoặc gọi đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe để được tư vấn.
Để giữ cơ thể khỏe mạnh, hãy tiếp tục một chế độ ăn uống bổ dưỡng. Những thức ăn mà bạn ăn phải chứa nhiều canxi, sắt và axit folic (thường có nhiều trong rau và trái cây). Nếu bạn thèm đồ ngọt, hãy ăn trái cây tươi thay vì bánh kẹo. Tránh thức ăn nhiều calo và nhiều dầu mỡ. Phụ nữ thừa cân, béo phì có nguy cơ bị đái tháo đường cao khi mang thai.
Khi nào nên đến bác sĩ
Video đang HOT
Ở tuần thứ 18 của thai kỳ, bạn nên đến bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Chảy máu âm đạo;
Có chất lỏng xảy ra từ âm đạo;
Sốt;Ớn lạnh;Đau khi đi tiểu
;Đau quặn vùng chậu ở mức độ vừa phải đến nặng hoặc đau bụng dưới.
Nếu bạn bị sưng mắt cá chân, mặt, tay hoặc tăng cân quá nhanh thi nên đến bác sĩ ngay. Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, một biến chứng nghiêm trọng khi mang thai. Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.
Sau 18 tuần, gần như bạn đã đi được một nửa chặng đường. Trong những tuần tiếp theo, bụng của bạn sẽ tiếp tục phát triển và bé cũng ngày càng lớn dần hơn đấy!
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bé cưng của bạn phát triển tốt nhé!
Theo Hellobacsi.
3 điều bạn nên biết nếu bị khô âm đạo khi có thai
Nếu bị khô âm đạo khi có thai, chuyện ấy cũng sẽ trở nên thưa thớt hơn vì bạn sợ cảm giác đau đớn khi lâm trận. Làm sao để bạn có thể giảm nhẹ cảm giác khô hạn này đây?
Giai đoạn thai kỳ sẽ khiến cơ thể bạn thay đổi. Bạn sẽ phải làm quen với những cơn ốm nghén, cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ thể... Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng đón nhận sự thay đổi nội tiết tố có thể gây khô âm đạo khi có thai. Tình trạng này có thể khiến cho âm đạo bị đau rát và khó chịu khi quan hệ tình dục.
Hãy cùng tìm hiểu về những dấu hiệu đáng quan tâm, nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng khô âm đạo khi có thai nhé!
1. Bạn có nên lo lắng nếu bị khô âm đạo?
Âm đạo thông thường vẫn ẩm và co giãn nhờ các màng nhầy có trong ống âm đạo. Những màng này bao phủ âm đạo với một lớp chất lỏng trong suốt. Khi mang thai, hormone thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động của màng nhầy, gây khô âm đạo và có thể dẫn đến ngứa vùng kín khi mang thai. Tình trạng khô âm đạo có thể khiến bạn cảm thấy muốn né tránh chuyện ấy vì "cô bé" bị khô khi quan hệ.
Mặc dù tình trạng khô âm đạo khi mang thai có vẻ không phải vấn đề nghiêm trọng, nhưng vẫn gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu. Bạn có thể bị khô âm đạo do dị ứng, thuốc điều trị cảm lạnh, thuốc chống trầm cảm, bệnh tự miễn, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc thuốc chống estrogen. Do đó, bạn nên quan tâm và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị khô âm đạo.
2. Vì sao bạn bị khô âm đạo khi mang thai?
Âm đạo có một lớp chất nhầy mỏng do màng âm đạo tiết ra. Lớp chất nhầy này được duy trì bởi hormone estrogen, chịu trách nhiệm bôi trơn âm đạo. Khi bạn mang thai, tình trạng mất cân bằng nồng độ estrogen gây ra giảm chất lỏng, dẫn đến khô âm đạo.
Tình trạng âm đạo khô trong thời kỳ đầu mang thai là khá phổ biến vì nồng độ estrogen giảm mạnh trong 3 tháng đầu. Sự rối loạn nội tiết này làm giảm sản xuất chất nhầy trong âm đạo và cổ tử cung, dẫn đến âm đạo khô ngứa.
3. Làm sao để bạn giảm khô âm đạo?
Nếu bạn bị khô ngứa âm đạo khi mang thai, hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng của mình. Bác sĩ cần loại trừ các nguyên nhân khác gây khô âm đạo và chỉ định một phương pháp điều trị thích hợp.
Bạn có thể áp dụng các lời khuyên sau đây để giảm khô âm đạo khi mang thai:
Dùng kem estrogen: Bác sĩ có thể kê toa kem estrogen để chống khô da.
Dùng chất bôi trơn gốc nước: Bạn có thể dử dụng chất bôi trơn gốc nước trước khi quan hệ tình dục.
Dưỡng ẩm cho vùng: Bạn có thể thoa dầu vitamin E hoặc kem dưỡng ẩm được chuyên gia khuyên dùng ở vùng âm đạo.
Uống nhiều nước: Bạn nên uống nhiều nước trong suốt cả ngày. Chất nhầy âm đạo có đến 90% là nước nên sẽ giúp âm đạo được bôi trơn.
Làm sạch âm đạo đúng cách: Bạn nên giữ sạch vùng âm đạo bằng cách rửa dung dịch vệ sinh phụ nữ, sau đó dùng khăn lau khô hoàn toàn.
Mặc đồ lót rộng rãi và mềm mại: Bạn nên mặc đồ lót bằng vải cotton rộng rãi, mềm mại và thấm nước. Hãy tránh mặc vải tổng hợp và đồ lót bó sát.
Tránh dùng hóa mỹ phẩm có mùi: Bạn cần tránh sử dụng xà phòng và sữa tắm có mùi hương để làm sạch vùng kín. Bạn cũng không nên tắm bồn với xà phòng, thụt rửa vùng kín và dùng kem dưỡng có mùi cho khu vực nhạy cảm này.
Một trong những vấn đề lớn nhất của tình trạng khô âm đạo khi mang thai chính là bạn sẽ mất cảm hứng với chuyện chăn gối. Khi tìm cách giảm khô âm đạo, bạn cũng nên trao đổi với chồng để anh có thể thông cảm cho bạn. Đặc biệt, nếu bạn đang trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ thì tốt nhất nên kiêng cả chuyện ấy. Hãy đón nhận thời kỳ khô hạn của "cô bé" như các dấu hiệu thai kỳ khác, cơ thể bạn sẽ dần trở lại bình thường sau khi thiên thần của bạn chào đời.
Theo Hellobacsi
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng rất quan trọng và cần thiết. Mẹ ăn đủ, ăn các thực tốt, an toàn cho thai nhi sẽ giúp con lớn nhanh, phòng ngừa các rủi ro như: Sảy thai, lưu thai, dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng... Suốt 9 tháng thai kỳ, mẹ phải bổ sung đầy đủ các thực...