Những điều mẹ bầu cần tránh trong 9 tháng thai kỳ
Chế độ ăn uống và những hoạt động hàng ngày của bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Mang thai là giai đoạn bạn cần phải thận trọng ngay từ những việc làm nhỏ nhất. Chế độ ăn uống và những hoạt động hàng ngày của bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của em bé. Vì vậy, những điều cần tránh sau đây sẽ giúp bạn có được một giai đoạn mang thai an toàn và lành mạnh.
1. Uống rượu
Khi nói đến việc uống rượu trong thời gian mang thai, không ai biết bao nhiêu là quá nhiều và không có hướng dẫn nào quy định về lượng tiêu thụ rượu đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng uống rượu trong thời gian mang thai sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sinh ra dễ mắc các dị tật bẩm sinh như: chậm phát triển, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và học tập, tư duy kém…
Uống rượu trong quá trình mang thai sẽ khiến trẻ chậm phát triển về nhận thức (Ảnh minh họa)
Trên thực tế, nếu uống quá nhiều rượu trong thời gian mang thai có thể rất dễ mắc “hội chứng rượu bào thai”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn và bé.
2. Hút thuốc lá
Chúng ta đều biết hút thuốc lá có hại đến sức khỏe, và điều này càng nguy hiểm hơn đối với phụ nữ mang thai. Bởi vì, hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và vỡ nước ối sớm ở các bà mẹ. Nó cũng làm hạn chế lượng oxy có trong bào thai và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trọng cơ thể, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và làm giảm trọng lượng và kích thước của thai nhi.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng việc hút thuốc lá ở các bà mẹ sẽ dẫn đến tình trạng dậy thì sớm ở các bé nam và tăng sự phụ thuộc đáng kể vào thuốc ở các bé gái.
3. Sử dụng ma túy
Việc sử dụng các loại may túy trong quá trình mang thai sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi trước, trong và sau khi sinh. Biểu hiện là các biến chứng như bé sinh ra sẽ nhẹ cân, cơ thể yếu, phát triển chậm, sức đề kháng kém…
4. Tắm nước quá nóng
Video đang HOT
Việc sử dụng thường xuyên nước tắm quá nóng sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Bời vì, nước nóng sẽ làm tổn thương đến tử cung, trong trường hợp nặng sẽ dẫn đến tử vong.
Mẹ bầu tắm nước quá nóng sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi (Ảnh minh họa)
Trong thực tế, một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tiếp xúc với nhiệt độ cao thông qua việc tắm nước nóng, tắm hơi thì khả năng bị sốt ở các mẹ bầu là khá cao. Đặc biệt, việc tắm nước nóng trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở các bé.
5. Các bài tập quá sức
Một số lượng bài tập thể dục vừa phải được khuyến khích tập trong giai đoạn mang thai là thực sự cần thiết, nhưng nếu bạn tập các bài tập quá sức thì nó lại không tốt cho thai nhi. Đa số các bài tập quá sức đều sẽ khiến cho nhịp tim của bạn tăng cao, dẫn đến thiếu hụt oxy trong bào thai và làm tổn thương đến não của em bé.
Phụ nữ mang thai tập các bài tập quá sức sẽ không tốt cho thai nhi (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, nếu tập các bài tập quá sức trong quá trình mang thai sẽ hình thành một số tụ điểm gây áp lực lên tử cung dẫn đến chứng co thắt dạ con. Điều này thực sự nguy hiểm.Trong quá trình mang thai, hãy cũng nên chú ý hạn chế đứng liên tục trong nhiều giờ. Thay vào đó bạn nên nghỉ ngơi, ngồi và nằm xuống thì sẽ tốt hơn.
Một khuyến cáo dành cho bạn trong khi mang thai là không nên chụp X- quang. Vì tia bức xạ phát ra trong quá trình chụp sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, gây dị tật bẩm sinh.
Bức xạ từ X – quang sẽ gây ra những tổn thương về di truyền (Ảnh minh họa)
Hơn nữa, tia bức xạ từ X- quang sẽ gây ra những tổn thương về di truyền, nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng lưu thai hoặc mắc các bệnh ác tính ở thai nhi.
7. Căng thẳng
Căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của cả mẹ và bé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cảm xúc của người mẹ sẽ có tác động mạnh mẽ đến trạng thái tinh thần của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Nó làm ảnh hưởng đến tinh thần cũng như một số hoạt động nhất định của não bộ trong quá trình phát triển của trẻ.
8. Chế độ ăn uống mất cân bằng
Chế độ ăn uống mất cân bằng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé (Ảnh minh họa)
Một chế độ ăn uống mất cân bằng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và có hại đến sức khỏe của mẹ. Nếu chế độ này diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể có sức đề kháng kém, bé sinh ra sẽ bị nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng…
Theo Lệ Lệ
Đời sống & Pháp luật
Bí quyết giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc trong suốt thai kỳ
Khi mang thai, việc mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, không ngủ ngon là chuyện bình thường vì cơ thể bạn đang có rất nhiều thay đổi.
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, phần lớn mẹ bầu có những giấc ngủ rất ngon và sâu. Mẹ bầu cũng có thể ngủ nhiều hơn ở giai đoạn này. Khi mang thai, việc mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi là chuyện bình thường vì cơ thể bạn sẽ có rất nhiều thay đổi. Tuy nhiên, càng về cuối thai kỳ, tình trạng mệt mỏi càng tăng lên, thêm vào đó, các giấc ngủ cũng trở nên khó khăn và hay bị gián đoạn hơn.
Tại sao mẹ bầu khó ngủ?
Lý do đầu tiên và quan trọng nhất đằng sau vấn đề giấc ngủ trong khi mang thai là sự gia tăng trọng lượng của thai nhi khiến cho kích thước của bụng to lên đáng kể nên bạn thật khó để tìm thấy một tư thế ngủ thoải mái.
Nếu bạn luôn nằm thẳng khi ngủ, bạn có thể gặp khó khăn khi đổi tư thế sang nằm ngủ nghiêng (như các bác sĩ khuyến cáo). Ngoài ra, việc dịch chuyển trên giường cũng không dễ dàng gì khiến cho bạn luôn ở trong tình trạng thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
Ảnh minh họa.
Mẹo nhỏ giúp mẹ bầu ngủ ngon
Mặc dù rất muốn có một giấc ngủ ngon lành, hãy nhớ đừng bao giờ đụng đến thuốc ngủ, kể cả thảo dược, vì chúng không được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai. Thay vào đó, những mẹo nhỏ dưới đây có thể an toàn giúp bạn cải thiện được giấc ngủ:
1. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, ngủ nghiêng về bên trái sẽ giúp máu lưu thông tốt nhất đến nuôi thai nhi, tử cung và thận. Tránh nằm thẳng, nằm ngửa trong một khoảng thời gian dài.
2. Uống nhiều nước trong ngày, nhưng cắt giảm trước khi đi ngủ.
3. Để tránh ợ nóng, không ăn nhiều thức ăn cay, có tính axit (chẳng hạn như các sản phẩm từ cà chua), hoặc đồ chiên rán nóng. Nếu bạn gặp vấn đề ợ nóng, hãy nằm gối cao đầu khi ngủ.
4. Tập thể dục thường xuyên để giúp bạn luôn khỏe mạnh, cải thiện lưu thông máu và làm giảm chuột rút ở chân.
5. Hãy thử các món ăn nhẹ, ít mặn (như bánh quy giòn) vào ban ngày. Điều này giúp bạn tránh buồn nôn bằng cách giữ cho dạ dày luôn được no.
6. Gối và đệm dành riêng cho "bà bầu" có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
7. Ngủ trưa cũng là một giải pháp giúp bạn cải thiện giấc ngủ.
8. Học cách thư giãn với các kỹ thuật thư giãn và hít thở, việc này cũng có thể rất hữu ích khi các cơn co thắt đau đẻ xuất hiện. Việc tắm nước ấm trước khi đi ngủ cũng là một cách giúp bạn ngủ ngon hơn.
9. Cuối cùng nói chuyện với bác sĩ nếu bạn thấy vấn đề mất ngủ của mình bị kéo dài.
Theo Mask online
Kiêng kỵ trong thai kỳ mẹ bầu phải nhớ Khi mang thai sẽ có nhiều vấn đề mà các bà mẹ lo lắng, đặc biệt là những bà mẹ mang thai lần đầu. Thai kỳ là giai đoạn quan trọng mà bà mẹ cần phải lưu ý về sức khỏe, chế độ ăn uống, vận động nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé yêu khi chào đời. Khi mang...