Những điều không thể bỏ qua ở Saga
Mỳ Champon; Cổng Torii; Rừng thông Niji no Matsubara; Ruộng bậc thang Hamanoura no Tanada… là những điều không thể bỏ qua ở Saga.
Đây là món mỳ phổ biến ở Nhật Bản, xuất hiện vào thế kỷ XIX. Champon có nguyên liệu chính là mỳ Ramen kèm theo thịt lợn rán, hải sản (tôm, cua, mực…) và rau củ quả, chủ yếu là cải bắp, cà rốt, nấm… Hỗn hợp chín được trộn với nước hầm gà hoặc xương lợn, tạo ra món mỳ dạng súp và được ăn khi còn nóng. Champon trong tiếng Nhật nghĩa là sự pha trộn, người Nhật rất coi trọng dinh dưỡng trong món ăn và mỳ Champon là món ăn đáp ứng được điều đó.
Cổng Torii phiên âm là cổng Điểu Cư, nghĩa là nơi chim cư trú. Đây là cổng truyền thống ở Nhật Bản và thường thấy ở các đền thờ Thần đạo, cổng tượng trưng cho sự chuyển đổi từ trần thế sang linh thiêng. Cổng Torii thường có màu da cam, dựng ở các bờ biển, bờ sông… Cổng có hai trụ chính, trên làm giả mái, hai bên là cổng phụ, trên mái thường ghi ba chữ “Xung – Chi – Thần”. Dọc bờ sông Kase ở Saga có dựng rất nhiều cổng Torii liên tiếp nhau. Trước đây cổng Torii thường được dựng bằng đá hoặc gỗ, còn giờ được làm bằng bê tông cốt thép.
Đây là một trong 3 rừng thông lớn nhất Nhật Bản nằm ở thành phố Karatsu, tỉnh Saga. Khu rừng này hình thành cách đây khoảng 400 năm khi lãnh chúa Terasawa Shima-no-Kami Hirotaka cai trị và ra lệnh trồng thông dọc theo bãi biển ven bờ để cản bớt gió cát, thủy triều. Hiện nay, khu rừng có hơn một triệu cây thông, chủ yếu là giống thông đen Nhật Bản, trải khắp dải đất dài tới 4,5km từ đông sang tây. Khu rừng thông Niji no Matsubara được đánh giá là rừng thông đẹp nhất Nhật Bản.
Nhật Bản có phần lớn diện tích là đồi núi, vì vậy mà có nhiều ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Trong đó, ruộng bậc thang Hamanoura no Tanada, tỉnh Saga là nơi thu hút nhiều khách du lịch. Ruộng bậc thang Hamanoura no Tanada gồm 283 thửa ruộng có kích thước khác nhau. Vào tháng 5, ruộng đầy nước, lúc hoàng hôn xuống, mặt ruộng phản chiếu ánh sáng mặt trời, tạo nên khung cảnh đẹp lãng mạn, đỏ rực. Địa điểm này thường được gọi là “thánh địa của những người yêu nhau”. Ngoài ra, Saga còn có các ruộng bậc thang Oura, Hamanoura… cũng mang vẻ đẹp tiên cảnh.
Mùa mưa hái nấm trong rừng thông Đà Lạt
Dưới những tán thông xanh mát, từng cụm nấm gan bò, trứng gà, kaki vàng, san hô... mọc trên đất chờ người đi rừng thu hoạch.
Mùa mưa Đà Lạt kéo dài từ tháng 5 đến khoảng tháng 10 hàng năm, đây cũng là mùa của nấm rừng sinh sôi sau những cơn mưa dầm. Dịp này như một thói quen của nhiều cư dân phố núi, mọi người vào rừng thông hái nấm về chế biến đủ món ngon bình dị. Du khách có thể liên hệ với những người chuyên đi rừng tại Đà Lạt nếu muốn tham gia hoạt động này.
Người hái nấm thường vào rừng thông lúc sáng sớm, khi nắng vừa lên, thời tiết cũng ấm dần không quá buốt. Mỗi rừng thông ở Đà Lạt đều có nấm mọc tùy số lượng ít hay nhiều, những khu vực như rừng thông hồ Tuyền Lâm, hồ Suối Vàng, rừng Xuân Thọ... được biết đến là nơi nhờ có nhiều loại nấm rừng thơm ngon.
Nấm san hô dễ nhận diện vì hình dáng và màu sắc không khác gì cây san hô đá.
Mộc An, đang làm việc tại TP Đà Lạt chia sẻ về chuyến đi hái nấm trong rừng thông của cô trên kênh YouTube Những Mùa Sương. An kể lần đầu cô đi hái nấm phải được người địa phương chỉ đường và hướng dẫn cách phân biệt các loại nấm khác nhau. Sau vài lần đi rừng thì cô ghi nhớ và dễ nhận diện các loại nấm rừng. Khu rừng thông An đi là ở Trại Mát, cách trung tâm thành phố khoảng 4 km. Nơi đây có nhiều là nấm gan bò, nấm trứng gà, nấm kaki vàng, nấm san hô...
"Những loại nấm rừng mọc dưới tán thông, tên được đặt theo hình dạng hoặc mùi vị của chúng. Mình thích nhất nấm trứng gà, trứng ngỗng, ăn ngọt béo như lòng đỏ trứng, giòn sần sật. Nấm gan bò thì mùi vị như tên của nó, đắng nhẹ, thơm và dai. Nấm san hô ngon, giòn như rong biển, xào lên vẫn giữ nguyên vị ngọt tự nhiên", An chia sẻ về những loại nấm cô thích.
Chậu nấm được làm sạch đất và rửa kỹ với nước muối, một số loại nấm có nhớt phải trụng qua nước sôi trước khi chế biến món ăn.
Dưới cánh rừng thông mát dịu, người hái nấm cũng khá điệu đà và nhẹ nhàng, như chơi trốn tìm với từng cây nấm. Họ dùng tay cầm nấm xoay theo vòng tròn, hoặc dùng 2 ngón tay nắm chắc nấm rồi đẩy nhẹ nhưng dứt khoát về hẳn một phía để lấy nấm. Nấm rừng thông đặc biệt ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến rất nhiều món ăn cho hương vị ngọt thơm, hấp dẫn như: hấp gà, xào tỏi, nhúng lẩu, nướng muối ớt, nấu canh, nấu cháo, làm bánh xèo...
Mộc An nói với những người lần đầu đi hái nấm trong rừng thông cần có người chuyên đi rừng hướng dẫn chọn nấm ngon, vừa giúp họ phân biệt các loại nấm độc để tránh nguy hiểm, vì có loại chỉ cần chạm vào chúng thì vùng da của chúng ta sẽ bị tổn thương.
"Thông thường những loại nấm nhiều màu sắc mọi người cho là có độc, tuy nhiên nếu được hướng dẫn tìm nấm thì du khách sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị, đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Chẳng hạn có một số loại có thể ăn sống, chấm muối mè ăn tươi ăn rất tuyệt. Tuy nhiên, người lần đầu ăn nấm rừng chưa quen nếu ăn quá nhiều sẽ bị choáng và chóng mặt một tí", Mộc An nhắc nhở.
Điều thú vị của đi hái nấm là hôm mưa tạnh, rừng còn mùi hơi đất, nhựa thông, nắng xiên và chim ríu rít, lang thang trong rừng ôm về một rổ nấm đủ sắc màu.
Linh thiêng đền thờ Chu Văn An ẩn mình giữa rừng thông trên núi Phượng Hoàng, Hải Dương Đền thờ Chu Văn An nằm giữa rừng thông xanh mát trên núi Phượng Hoàng, toát lên vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc và đầy cảm giác bình yên. Đền thờ Chu Văn An ở đâu? Chu Văn An - người thầy giáo thanh cao, một vị quan mẫu mực cuối đời Trần là tấm gương sáng về tâm đức cao quý được...