Những điều khiến mẹ bầu suy nghĩ lại về việc sinh mổ
Trẻ sinh mổ thường thiệt thòi hơn trẻ sinh thường, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có một sự khác biệt nhất định trong hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá của trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường.
Hiện nay, tỉ lệ các mẹ bầu “tự nguyện” sinh mổ càng ngày càng cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn khiến con gặp phải nhiều nguy cơ và có những thiệt thòi nhất định so với các trẻ được sinh thường.
Ảnh minh họa
Các mẹ bầu không nên tùy tiện đề nghị được sinh mổ mà chỉ nên chấp nhận việc chỉ định sinh mổ trong những trường hợp sau:
Đẻ khó:
Một chẩn đoán đẻ khó là khi việc sinh thường không có tiến triển tốt và em bé dường như không lọt vừa qua khung xương chậu của mẹ. Tuy nhiên, việc xác định một ca “đẻ khó” cũng cần được hội chẩn và đánh giá cẩn thận giữa nhiều bác sĩ có kinh nghiệm trước khi quyết định can thiệp sinh mổ.
Video đang HOT
Nếu như thời gian chuyển dạ của mẹ kéo dài, mẹ đuối sức… thì các em bé có thể xuất hiện những thay đổi bất thường về nhịp tim, đó là dấu hiệu của hiện tượng suy thai. Trong một số trường hợp, việc hỗ trợ mẹ thở tích cực để tiếp tục duy trì nỗ lực sinh thường, tuy nhiên, nếu tình trạng của em bé không tiến triển tốt và trong trường hợp khẩn cấp, một hành động nhanh có thể được ưu tiên.
Vị trí của thai nhi:
Đôi khi vị trí của thai nhi làm cho việc sinh thường là không thể như em bé nằm ngang trong tử cung (gọi là Thai ngôi ngang). Mổ đẻ cũng thường được áp dụng khi thay vì đầu, mông em bé lại ra trước (được biết đến như Thai ngôi mông).
Các vấn đề nhau thai:
Khi nhau thai dính vào cổ tử cung, cổ tử cung mở ra trong quá trình sinh nở có thể gây ra chảy máu nghiêm trọng, khiến mẹ bầu và bé gặp nguy hiểm. Một ca sinh mổ chính là chiếc phao cứu sinh trong tình huống này, hoặc nếu các vấn đề khác bỗng dưng xuất hiện (như nhau thai tách khỏi tử cung quá sớm).
Những lưu ý khi sinh mổ
Đa phần các mẹ bầu sinh mổ thường được khuyên nên lên tiếp tục đẻ mổ trong các lần sinh tiếp theo. Tuy nhiên, Hiệp hội Sản Phụ khoa của Canada hiện nay khuyến khích phụ nữ từng sinh mổ nên chọn phương pháp đẻ thường với em bé sau này.
Nếu bạn bị chỉ định sinh mổ vì một trong những nguyên nhân đã nói ở trên hoặc một nguyên nhân đặc biệt nào đó liên quan đến sức khỏe của cả hai mẹ con, hãy thực hiện sinh thường.
Hãy ghi nhớ rằng sau khi đẻ mổ, việc nằm viện của bạn sẽ được lâu hơn, quá trình hồi phục lâu hơn, và bạn có thể cần thêm sự trợ giúp khi cho con bú, cũng như cần được giúp đỡ khi bạn trở về nhà.
Theo Ttvn
Bầu bí cấm nhịn tiểu!
Nhịn tiểu nhiều có thể khiến mẹ bầu suy thai, sinh non hoặc viêm đường tiết niệu.
Hầu như khi mang thai chị em nào cũng cảm thấy khó chịu vì phải liên tục chạy vào nhà vệ sinh. Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm phổ biến nhất, bắt đầu từ khoảng tuần thứ 6 trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên. Nhiều chị em nhịn tiểu do ngại đi vào WC nhiều mà không biết rằng nhịn tiểu có rất nhiều tác hại.
Nhịn tiểu có thể gây suy thai
Ngày sinh cu Tin, mình đau chuyển dạ lúc nửa đêm. Chồng đưa mình vào đến Phụ Sản Hà Nội lúc 12h30. Vào phòng cấp cứu, mấy chị hộ sinh khám bảo mình đã có ối, và mở 1 phân. Mình làm thủ tục nhập viện và theo một chị y tá dẫn lên phòng chờ đẻ.
Vào phòng đó, mình phải chạy máy. Các chị nữ sinh nhắc mình hít thở sâu để cho con thở. Theo lời các chị, mình cũng chịu khó hít thở sâu. Nằm được khoảng 1 tiếng thì mình buồn đi tiểu. Các chị hộ sinh có nhắc buồn đi tiểu thì cứ đi luôn ở đó. Nhưng lúc ấy vì bị tâm lý nên mình không sao đi được ở đó. Lúc sau có chị hộ sinh qua kiểm tra cho mình thì hốt hoảng khi thấy tim thai xuống quá thấp. 70 lần/phút. Chị ấy gọi cho bác sĩ trực và giúp mình thông tiểu. Bác sỹ đến bảo mình hít thở sâu vào cho con thở và mắng mình buồn đi tiểu không đi, không đi được phải kêu để các chị giúp chứ. Lúc ấy mình sợ quá chỉ biết làm theo lời bác sĩ dặn. Lúc sau, tim thai cũng đã tăng lên một chút nhưng bác sĩ bảo tình hình này rất khó sinh thường và nên mổ sớm nếu không sẽ nguy hiểm cho thai.
Vậy là mình vào phòng mổ. Nẵm trên bàn chở mổ mà mình nghĩ thương con quá, thương con bao nhiêu lại trách bản thân mình bấy nhiêu. Chỉ vì mình nhịn đi tiểu mà suýt hại con. May sao, Tin ra đời cũng khỏe mạnh.
Từ kinh nghiệm của mình, các mẹ rút kinh nghiệm nhé. Bầu bí cần phải uống nhiều nước và đừng ngại đi tiểu, nhịn tiểu sẽ rất có hại cho cả mẹ và bé đấy. Nhịn tiểu sẽ dẫn đến suy thai như, vô cùng nguy hiểm.
Nhịn tiểu nhiều có thể khiến mẹ bầu suy thai, sinh non hoặc viêm đường tiết niệu. (ảnh minh họa)
Nhịn tiểu có thể dẫn đến sinh non
Khi có dấu hiệu buồn đi tiểu, mẹ bầu đừng chần trừ vì để lâu sẽ rất dễ bị viêm bàng quang. Khi bị viêm bàng quang sẽ kích thích tử cung và gây ra các cơn co thắt. Ngoài ra, nhịn tiểu cũng tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu - một nguyên nhân dẫn đến các cơn co thắt dấn đến nguy cơ sinh non.
Nhịn tiểu dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là khi vi khuẩn xâm nhập bàng quang hay thận và sinh sôi nẩy nở rồi gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cơ quan của hệ tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nhiều chị em ngại phải chạy vào toilet nhiều mà dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu. Nhịn tiểu lâu làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng tiết niệu, vì niệu đạo ngắn, hơn nữa xung quanh niệu đạo có nhiều nguồn vi trùng (hậu môn, âm đạo) có thể giúp chúng ngược dòng lên trên gây nhiễm trùng.
Theo Khám Phá
Top 10 loại hạt mẹ ăn, con thông minh Hạt bí, hạt dưa, hạt chia... không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu mà còn giúp cung cấp axít béo thiết yếu giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Chúng ta đều biết rằng khi mang thai, phụ nữ thường có cảm giác thèm ăn vặt hơn bình thường. Ăn vặt không có gì sai nhưng quan trọng các mẹ phải chọn...