Những điều giúp điện thoại Android thành ’superphone’
Để trở thành một superphone, chiếc điện thoại đó phải mang trên mình đầy đủ những tính năng tốt nhất ở thời điểm hiện tại, một sức mạnh tuyệt vời có thể làm tất cả mọi thứ.
Galaxy S7 mới của Samsung có thể mang đến một cái nhìn về superphone chạy Android tương lai – Ảnh: AFP
Theo slashgear, những trang bị công nghệ dưới đây là lý do có thể giúp Android biến thành một chiếc di động cực kỳ lý tưởng cho người dùng.
Pin tốt hơn
Với Galaxy S7, Samsung cho thấy một thực tế là để trang bị pin dung lượng lớn cho smartphone, người dùng phải hy sinh bề mỏng của thiết bị. Kích thước dày hơn sẽ giúp các công ty trang bị cho sản phẩm của mình một dung lượng pin lớn hơn, đáp ứng công việc của mọi người một cách tốt hơn.
Điện thoại của tương lai sẽ tiếp tục sử dụng pin lithium-ion cho đến khi các công ty chuyển sang một công nghệ tiên tiến để giúp pin có thể mạnh mẽ hơn.
Máy ảnh tuyệt vời
Máy ảnh là một phần không thể thiếu dành cho smartphone hiện nay. Trong tương lai, chất lượng máy ảnh sẽ quan trọng hơn nhiều so với chất lượng cuộc gọi điện thoại. Dựa trên những gì xảy ra hiện nay, chức năng cuộc gọi trên smartphone không phải là điều được người dùng sử dụng nhiều nhất, trong khi máy ảnh là điều mà hầu hết người dùng quan tâm.
LG G4 đã từng mở ra xu hướng mới trên máy ảnh smartphone, đó là chụp ảnh RAW – Ảnh: LG
Vào năm ngoái, khi LG ra mắt G4 thì cộng đồng người dùng Android mừng rỡ vì cuối cùng thì điện thoại Android đã có thể bắt kịp chất lượng máy ảnh iPhone của Apple. Năm nay, những công nghệ máy ảnh đã phát triển lên tầm cao mới, và nhìn chung là nó rất tuyệt vời. Mặc dù chưa thể bắt kịp với máy ảnh DSLR, nhưng máy ảnh smartphone đã làm được ít nhiều những điều mà một DSLR có thể thực hiện, bao gồm cả chụp ảnh RAW.
Video đang HOT
Thậm chí, ngay cả khi bạn không phải là một nhiếp ảnh gia thì máy ảnh smartphone hoàn toàn có thể giúp bạn tạo ra một bức hình tuyệt hảo.
Điện thoại có thể tháo rời và thay thế các thành phần
Khởi đầu với Project Ara của Google, mọi người đã bắt đầu kỳ vọng về một superphone thông minh hơn nữa với khả năng tháo rời và thay thế các thành phần khi cần nâng cấp. Chẳng hạn như thay thế chip xử lý tốt hơn, máy ảnh, pin tốt hơn… nhằm đáp ứng các yêu cầu mà mình đặt ra.
Phần mô-đun có thể tháo rời để gắn thêm phụ kiện hoặc thay thế pin là tính năng nổi bật nhất của LG G5 – Ảnh: AFP
Mới đây, tại MWC 2016 thì LG cũng đã giới thiệu chiếc điện thoại đầu tiên có thiết kế dạng mô-đun với thành phần phía dưới có thể tháo rời, cho phép bạn thay pin hoặc sử dụng các thành phần phụ trong gia đình Friends của LG. Tất cả đều làm việc với G5, với hai thành phần đầu tiên là CAM Plus và Hi-Fi Plus. Dự kiến các thành phần này sẽ được LG bán vào nửa cuối năm nay.
Một cỗ máy di động
Microsoft đã cho thấy chức năng Continuum có trong Windows 10 thực sự nổi bật như thế nào. Nhưng HP thậm chí còn giúp nâng tầm của Continuum bằng cách giới thiệu chiếc Elite X3, chiếc smartphone có thể làm việc với thành phần phụ để có thể biến thành một chiếc máy tính xách tay Windows 10 khi kết nối.
Với việc HP ra mắt Elite x3, rõ ràng nhiều đối tác OEM của Microsoft hoàn toàn có khả năng làm điều tương tự, và nó cũng mở ra một tương lai tốt đẹp dành cho Android. Dĩ nhiên, với sức mạnh có trên một chiếc smartphone thì người dùng sẽ không thể kỳ vọng về khả năng cung cấp trải nghiệm cao cấp như một máy tính xách tay.
Thành Luân – Kiến Văn
Theo Thanhnien
Tại sao Samsung Galaxy S7 'làm ngơ' với cổng USB Type-C?
Trong khi nhiều các nhà sản xuất đã đem cổng USB Type-C lên các smartphone thế hệ mới của mình, có vẻ như Samsung vẫn làm ngơ với chuẩn kết nối này. Và đây là lý do được nhiều người đồn đoán.
Chuẩn USB Type-C mới đang trở thành xu hướng - Ảnh chụp lại từ AndroidCentral
Sự kiện MWC 2016 khép lại là lúc chúng ta cùng tìm ra xu hướng di động được các nhà sản xuất trình diễn. Camera kép, smartphone module hay sạc nhanh đều là những xu hướng sáng giá. Nhưng có một xu hướng cũng rất quan trọng cần được đề cập là USB Type-C.
Trong năm ngoái, bộ đôi Nexus 5X và Nexus 6P đã trang bị chuẩn kết nối này. Còn trong năm nay là chiếc siêu phẩm G5 tại MWC 2016 của LG. Điều này cho thấy, USB Type-C đã dần được các nhà sản xuất chấp thuận, như LG và Google là hai minh chứng rõ ràng nhất.
Thế nhưng, ông lớn tới từ Hàn Quốc là Samsung, hiện chiếm thị phần lớn nhất trong cuộc đua smartphone lại vẫn làm ngơ với USB Type-C. Cả hai sản phẩm là Galaxy S7 và Galaxy S7 edge của hãng trong năm nay vẫn trung thành với chuẩn microUSB truyền thống.
Vậy câu hỏi đặt ra, tại sao Samsung không đem cổng USB Type-C lên Galaxy S7?
Tính đồng bộ
Gear VR của Samsung vẫn sử dụng chuẩn microUSB cũ - Ảnh: Reuters
Rõ ràng, Samsung là nhà sản xuất chiếm giữ thị phần lớn nhất trong cuộc đua di động. Do đó, mọi xu hướng mà hãng áp dụng trên smartphone của mình đều có thể trở thành "thánh chỉ" với tất cả các nhà sản xuất còn lại. Tất nhiên, điểm mạnh của Samsung là di động.
Nhưng chúng ta cũng không được quên rằng, Samsung hiện đã và đang tập trung cho cả thị trường thực tế ảo, một lĩnh vực rất mới mẻ trong làng công nghệ. Mà minh chứng rõ ràng nhất là chiếc kính Gear VR phiên bản thương mại hóa mới được hãng tung ra gần đây.
Tuy nhiên, kính thực tế ảo Gear VR vẫn đang sử dụng chuẩn microUSB thuần túy, để kết nối với các smartphone của hãng. Do đó, sẽ không mấy khó hiểu nếu nhà sản xuất Hàn Quốc muốn giữ lại tính đồng bộ cho các sản phẩm của mình, thay vì áp dụng USB Type-C.
Thị trường chưa chín muồi
Có lẽ Samsung chờ đợi thời cơ để triển khai USB Type-C - Ảnh: Reuters
Hầu hết các nhà phân tích đều đồng ý rằng, USB Type-C đang trở thành xu hướng của làng di động thế giới. Nhưng một lần nữa, phải nhấn mạnh, "xu hướng" chứ không phải phổ biến. Do đó, USB Type-C cần thời gian để triển khai, hơn là áp dụng đồng loạt.
Trên thực tế, phần lớn smartphone Android được lưu hành trên thị trường hiện nay vẫn đang sử dụng chuẩn microUSB truyền thống. Một khi chuẩn mới được ban hành đồng loạt, người dùng buộc phải đổi mới điện thoại, hoặc mua thêm các phụ kiện chuyển đổi.
Ngay như Samsung cũng vậy, phần lớn các smartphone của hãng này được bán ra với chuẩn microUSB cũ. Việc thay đổi sang USB Type-C mới không chỉ gây tốn kém, lãng phí, mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới trải nghiệm từ phía người dùng.
Lợi ích chưa rõ ràng
Galaxy S7 và Galaxy S7 edge vốn dĩ đã được trang bị sạc nhanh - Ảnh: Reuters
Bất kỳ hình thức áp dụng, thay đổi nào trong thực tế cũng đều cần có động cơ và lợi ích rõ ràng. Nếu như việc đưa cổng USB Type-C lên Galaxy S7 sẽ giúp các flagship của Samsung bắt kịp với xu hướng công nghệ hiện nay là một động cơ tốt, thì lợi ích của nó lại có vấn đề.
Phần lớn các nhà sản xuất đều chỉ ra, lợi ích lớn nhất của USB Type-C hiện nay là giúp người dùng cắm sạc không cần quan tâm tới mặt trước hay sau, và cải thiện tốc độ sạc pin trên smartphone. Lợi ích đầu tiên khá ổn, nhưng lợi ích thứ hai lại không mấy khả quan.
Bởi vốn dĩ, kể từ thế hệ Galaxy S6 và Galaxy S6 edge trở đi, Samsung đã tích hợp sạc nhanh lên các smartphone cao cấp của mình. Thậm chí với thế hệ Galaxy S7 edge là sạc nhanh không dây. Do đó, sẽ chẳng có lý do gì để Samsung cần phải nâng cấp lên USB Type-C.
Tuấn Hưng
Theo Thanhnien
Vì sao Samsung không trang bị sạc nhanh cho Galaxy S7? Galaxy S7 và S7 edge được tích hợp nhiều tính năng tiên tiến, tuy nhiên Samsung lại gây ngạc nhiên khi không hỗ trợ sạc nhanh theo tiêu chuẩn mới nhất. Bộ đôi smartphone cao cấp mới của hãng di động lớn nhất Hàn Quốc chỉ hỗ trợ chuẩn sạc nhanh QuickCharge 2.0 được giới thiệu từ năm ngoái trên Galaxy S6 và...