Những điều có thể bạn không bao giờ nghĩ tới khi thiết kế nhà ống được kiến trúc sư chỉ tường tận để an toàn trong phòng chống cháy nổ
Kiến trúc sư sẽ chỉ tường tận cho bạn cần lưu ý gì ở thiết kế nhà ống để an toàn trong phòng chống cháy nổ.
Nhà ống là mẫu nhà quen thuộc và khá phổ biến tại Việt Nam, được nhiều gia đình lựa chọn làm mẫu thiết kế cho gia đình.
Tuy nhiên khi xây dựng mẫu nhà này vẫn có nhiều điều cần lưu ý, nhất là trong vòng chưa đầy 1 tuần qua có tới hai vụ hỏa hoạn ở Sài Gòn và Hà Nội đã cướp đi 10 mạng người hay trước đó chưa lâu vào tháng 4/2 cũng đã xảy ra vụ cháy ở nhà trọ tại Tam Khương, Đống Đa khiến 4 người tử vong.
Điều đặc biệt là những trường hợp này nhà bị hỏa hoạn đều là nhà dạng ống (hay còn được gọi với cái tên là nhà lô phố).
Vấn đề phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm khỏi các đám trong những ngôi nhà ống vì thế được nhiều người quan tâm.
Liên hệ với kiến trúc sư Đoàn Hữu Kiên (sống tại Hà Nội) về thiết kế cho mẫu nhà ống an toàn trong phòng chống cháy nổ, kiến trúc sư sẽ tư vấn những thông tin hữu ích cho bạn.
Cần hiểu định nghĩa nhà ống là gì?
Ảnh minh họa.
Theo kiến trúc sư Hữu Kiên, các gia đình cần hiểu định nghĩa nhà ống là gì. Đây là loại nhà trong phố, chỉ có 1-2 mặt thoáng (trước và sau).
Loại nhà này hình thành từ giữa và sau thời kỳ bao cấp, trước kia được chia dưới dạng phân lô (khu tập thể) cho cán bộ, giải quyết nhu cầu ở cho một giai đoạn phát triển của đất nước.
Chính vì giải quyết nhu cầu ngắn hạn, do vậy nhà phân lô chia diện tích khá bé (thường mặt tiền từ 3-4m, chiều sâu từ 10-12m, diện tích trung bình chỉ từ 30-40 mét vuông) và ít có khoảng đối lưu, thông gió.
Thiết kế phải dựa trên những đặc điểm đặc thù của nhà ống
Do tính chất nhà ống là bí, thiếu sáng, thiếu không khí, do vậy việc đầu tiên khi nghĩ đến trong thiết kế nhà ống đó là phải khắc phục, hạn chế những đặc điểm đặc thù trên.
1. Lựa chọn giải pháp giếng trời
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Giải pháp giếng trời trong nhà ống sẽ giúp giải quyết vấn đề đối lưu không khí trong nhà (hiểu đơn giản là có gió vào thì phải có gió ra).
Nếu rủi ro không may xảy tới khi ngôi nhà xảy ra hỏa hoạn, việc đối lưu không khí sẽ giúp khói được thông lên theo đường “giếng trời” và giúp những người sống trong nhà “hạn chế” khả năng bị ngạt khói.
2. Chú ý khi lắp hệ thống cửa sổ
Ảnh minh họa.
Cửa sổ, cửa đi mở rộng, những khoảng mái kính lấy sáng ngoài tiêu chí giúp nhà ống giải quyết vấn đề thiếu sáng, việc cửa kính mở rộng hay mái kính lấy sáng cũng giúp người ngoài có thể phát hiện nhanh chóng sự cố hỏa hoạn trong nhà.
Bạn cần hình dung nếu một căn nhà tường gạch đóng kín, cửa gỗ pano che kín mặt ngoài thì rủi ro khi xảy ra hỏa hoạn trường hợp xấu nhất có thể xảy đến là cháy rụi hết mọi thứ bên thì người ngoài mới biết.
3. Không thể thiếu ban công
Ảnh minh họa.
Ban công dù lớn, dù nhỏ nhưng không thể thiếu. Ngày nay, để tối ưu diện tích, nhiều gia đình đã “cơi nới” phòng của ngôi nhà và loại bỏ diện tích ban công. Họ cho rằng ban công là nơi ít sử dụng, mà lại là nơi hứng bụi nên tận dụng thành không gian sống sẽ tốt hơn.
Nhưng nếu có hỏa hoạn (giả sử cháy ở tầng 1) và không thoát ra ngoài bằng cửa chính được thì việc cần làm là đứng ra ban công tri hô và chờ cứu hộ. Lúc này ban công đóng một vai trò quan trọng.
4. Cầu thang rộng, thoáng
Ảnh minh họa.
Khi thiết kế nhà ống, cầu thang nên rộng, thoáng, phục vụ cho việc thoát hiểm nhanh chóng và cả công tác cứu hộ. Tất nhiên khi gia đình thiết kế cũng còn phụ thuộc diện tích ngôi nhà để đưa ra tiết diện cầu thang phù hợp nữa.
5. Cân nhắc thiết kế cầu thang về cuối nhà
Với những nhà phố dài và hẹp (trên 20m), cân nhắc việc thiết kế cầu thang về cuối nhà. Vì nếu xảy ra hỏa hoạn, việc thoát hiểm sẽ khó khăn hơn.
Những sai lầm khi thiết kế nhà ống cần tránh:
Ảnh minh họa.
- Lắp song sắt bảo vệ (chống trộm) nhưng không lưu ý để khả năng thoát hiểm. Lắp song sắt cần có thể thiết kế mở được (có khóa) để khi có hỏa hoạn có thể mở nhanh chóng để thoát hiểm qua đường cửa sổ
- Sử dụng đun nấu bằng bếp củi hoặc bếp gas nhưng lại để gần những đồ dễ bắt lửa (như sofa, rèm cửa,..).
- Nhà cửa bừa bộn, bố trí không khoa học cũng là nguyên nhân dễ gây cháy hoặc khi thoát hiểm cũng dễ va, vấp vào đồ đạc “ngổn ngang”.
- Sử dụng các thiết bị điện kém chất lượng dễ gây chập, cháy nổ.
- Nơi hóa vàng mã không được bố trí riêng biệt, chủ quan không đợt tắt lửa khi hóa vàng mã.
Cách thiết kế nhà ống chống "bà hỏa"
Những vụ hỏa hoạn xảy ra trong các nhà phố gần đây đã gây thiệt hại trầm trọng tính mạng và tài sản của người dân.
Vì vậy, thiết kế xây dựng nhà ống ở đô thị làm sao vừa đẹp, vừa tiện ích, an toàn là vấn đề nhiều người trăn trở. Kỹ sư Lê Quang Danh - Giám đốc Công ty Thiết kế Xây dựng Trường Phát hiến kế một số giải pháp bảo đảm an toàn phòng cháy đối với nhà ống.
Nhà ống, nhà phố là lối kiến trúc xây dựng phổ biến ở Việt Nam hiện nay, nhất là các thành phố lớn, tuy nhiên, lối xây dựng này ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm, rủi ro.
Nhà ống thường 3 mặt đều là vách tường san sát nhau, chỉ có mặt trước có thể mở cửa, nên khả năng thông gió, thoát khói, thoát khí rất hạn chế. Mặt khác, lối ra vào, lên xuống các tầng cũng nhỏ hẹp. Để phòng trộm cắp, nhiều người còn xây kín cổng cao tường, làm cửa hàn khung sắt nhiều lớp, khi có sự cố xảy ra người bên trong khó thoát ra và người bên ngoài cũng không thể vào để ứng cứu kịp thời.
Thiết kế hệ thống lối thoát hiểm an toàn và thẩm mỹ
Đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn của nhà ống, nhà phố buộc các kiến trúc sư tìm cách để khắc phục nhược điểm đó như sau:
Trong thiết kế nhà ở, yếu tố an toàn phòng chống cháy nổ được đặt lên hàng đầu. Cho nên, khi xây dựng nhà cửa cần thiết kế nhà có ban công. Ban công không những là nơi thoát hiểm mà còn là nơi để chủ nhà đón nắng, đón gió tự nhiên, là nơi để trang trí những góc sống ảo, thư giãn cho cả gia đình.
Thiết kế ban công an toàn không nên làm khung sắt hàn và gắn cố định, thay vào đó là dùng các loại lưới, khung cửa lắp có bản lề, có chốt khóa trong dễ dàng đóng mở để thoát ra ngoài.
Tiếp theo, nhà ống cần lưu thông khí để đón nắng, đón gió tự nhiên đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình nên khi xây nhà, việc bố trí nhà ở có giếng trời hoặc sân thượng là cần thiết. Giếng trời trong nhà phố giúp thông thoáng và thoát khói thẳng lên trên. Sân thượng rộng rãi là nơi để trồng rau, cây cảnh, làm bàn cà phê, tập thể dục phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời lúc khẩn cấp có thể lên sân thượng để sang nhà bên hoặc phát tín hiệu chờ người tới cứu.
Đối với những nhà phố hai mặt tiền, bạn nên thiết kế thêm lối thoát hiểm ở cửa phụ bên hông và lắp đặt hệ thống cửa khóa chắc chắn nhưng có thể chủ động tháo gỡ chốt nhanh chóng khi cần. Đặc biệt tận dụng dùng nội thất cửa cánh có thể đóng mở linh hoạt.
Trường hợp nhà tầng thì vừa xây dựng hệ thống cầu thang bộ rời bên ngoài lẫn hệ thống cầu thang bộ và thang máy bên trong. Bạn có thể sơn phết cho cầu thang rời bắt mắt, ấn tượng để tăng tính thẩm mỹ cho tòa nhà.
Thiết kế lắp đặt hệ thống báo cháy, trang bị thiết bị thoát hiểm
Những tòa nhà chung cư, cao tầng đều tuân thủ nghiêm ngặt và trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng cháy chữa cháy. Nhưng nhà ở bình thường thì yếu tố này chưa được chú trọng. Vì vậy, khi xây dựng nhà ống, những thiết bị báo khói, báo cháy nhỏ xinh như camera hay những chiếc đèn chiếu sáng nên được lắp trên trần nhà hay góc nhà. Còn những dụng cụ như thang dây, thang gập, búa, bình cứu hỏa mini,... bạn có thể lắp đặt và giấu chúng trong những tủ có ngăn kéo kín đáo đặt ngay cạnh lối thoát hiểm.
Ngoài ra thiết kế nhà ống gác mái có giếng trời cũng là một gợi ý giúp bạn vừa tận dụng không gian, vừa thỏa mãn sáng tạo và là lối thoát hiểm lý tưởng.
Sử dụng nguyên vật liệu chống cháy
Nguyên vật liệu chống cháy, cách nhiệt có thể tìm kiếm được trên thị trường. Vì vậy, khi xây dựng thiết kế nhà ở, nhà phố, nhà ống diện tích hẹp mà sâu, bạn có thể tận dụng nó để phòng ngừa tối ưu.
Các vật liệu chống cháy có tác dụng ngăn ngừa đám cháy lan, bảo vệ kết cấu của căn nhà, giúp người bị nạn có nhiều thời gian hơn để thoát khỏi đám cháy và giảm thiểu tối đa thiệt hại do cháy nổ gây ra. Ví dụ như thiết kế làm trần nhà, vách thạch cao giảm nóng; sơn một lớp sơn chống cháy lên gỗ, lên kết cấu thép và lớp phủ bảo vệ kết cấu tòa nhà. Hoặc lắp đặt cửa chống cháy ở cửa ra ban công, cửa từ cầu thang vào các phòng để ngăn sự lan truyền của khói độc và lửa, giúp bạn có thể ngăn khu vực cháy với các khu vực khác.
Để giành thế chủ động đối phó với thảm họa xảy ra bất ngờ, bạn nên cân nhắc chu đáo khi bắt tay vào thiết kế xây dựng nhà ở để bảo vệ tổ ấm gia đình.
Nhà được "dệt" từ những "sợi" thép độc đáo, hút mắt người nhìn ở Sài Gòn Lấy ý tưởng từ chính công việc may mặc của gia chủ, kiến trúc sư đã lên ý tưởng cải tạo ngôi nhà ống 4 tầng bằng thép trắng, tạo cảm giác như công trình được "dệt" từ vô số những sợi chỉ "khổng lồ". Nằm trên một con phố nhỏ giữa lòng Sài Gòn, ngôi nhà ống 4 tầng cũ kĩ được...