Những điều có thể bạn chưa biết về mạng 5G
5 năm sau khi các smartphone hỗ trợ 4G xuất hiện tràn lan trên thị trường, các ông lớn viễn thông lại chạy nước rút cho cuộc đua 5G.
Bốn nhà mạng lớn tại Mỹ, các nhà sản xuất chip smartphone, các công ty cung cấp thiết bị mạng đang tích cực phát triển công nghệ mạng 5G. Người dùng nên hiểu rõ về 5G, trước khi nhìn thấy biểu tượng này xuất hiện trên màn hình smartphone.
Mạng 5G được khai sinh để chuẩn bị cho Internet Of Things (kết nối vạn vật) và đáp ứng nhu cầu streaming video độ phân giải siêu cao.
5G là gì?
Nghĩa của từ “G” trong 3G, 4G và 5G là thế hệ (generation). Vậy 5G sẽ là “đứa con” thứ 5 của ngành công nghiệp mạng không dây.
Theo Bill Smith, Giám đốc điều hành mạng của AT&T, định nghĩa 5G sẽ được hoàn thiện vào 2018. Năm 2019, tiêu chuẩn của 5G sẽ được thiết lập theo chuẩn của Hiệp hội Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union), trực thuộc Liên hợp quốc.
Tốc độ của 5G như thế nào?
5G mang đến tốc độ nhanh gấp 40 lần so với 4G. Người dùng có thể xem trực tuyến video “8K” ở định dạng 3D, hoặc tải một bộ phim 3D trong 6 giây, trong khi mạng 4G mất đến 6 phút.
Video đang HOT
Thế nhưng, trên thực tế, tốc độ này có khả năng thấp hơn rất nhiều so với lý thuyết.
Tương quan tốc độ giữa 4G và 5G.
Nokia hiện đang thử nghiệm công nghệ này tại Phần Lan. Hãng tin rằng ngay cả khi mạng đang quá tải, công nghệ 5G vẫn có thể hoạt động với tốc độ 100 Megabit/giây, nhanh gấp 4 lần so với 4G khi nó hoạt động với tốc độ cao nhất.
Một đặc điểm khác của mạng 5G là nó rút ngắn thời gian phản hồi các yêu cầu của người dùng, giúp nâng cao tốc độ lướt web, ứng dụng, video và tin nhắn.
5G vận hành ra sao?
Phần lớn thí nghiệm 5G đều được thực hiện trong các băng tần cao, khoảng 73.000 MHz. Trong khi đó, mạng di động hiện nay phát sóng tín hiệu trong khoảng 700 MHz đến 3.500 MHz.
Ưu điểm của các tín hiệu tần số cao là chúng có thể cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn đáng kể. Tuy nhiên, một bất cập khác là chúng chỉ truyền được trong khoảng cách ngắn và khó có thể đi xuyên tường. Liệu trong tương lai, sẽ phải có hàng nghìn, thậm chí hàng triệu các cột phát sóng nhỏ nằm trên các trụ đèn, mỗi toà nhà, trong mỗi ngôi nhà và thậm chí là trong mỗi phòng để 5G có thể hoạt động tốt?
Tuy vậy, Akshay Sharma – nhân viên phân tích hạ tầng mạng không dây của Gartner cho rằng, vẫn chưa có được giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.
Chính vì vậy, 5G có thể sẽ là phương án bổ sung, chứ không phải thay thế 4G. Tốc độ của 5G sẽ rất cao trong các toà nhà và nơi công cộng. Thế nhưng, trong đường hầm, 4G tạm thời vẫn là sự lựa chọn duy nhất.
Khi nào 5G sẽ xuất hiện?
Vẫn chưa có một câu trả lời chính thức nào trong thời điểm này. Các ông lớn trong ngành công nghiệp mạng thống nhất sẽ thử nghiệm 5G trong Thế vận hội Mùa đông 2018 ở Hàn Quốc, và triển khai rộng rãi vào năm 2020.
Nhà mạng Verizon cho rằng họ vẫn đang nghiên cứu công nghệ 5G với mục đích đưa vào sử dụng trong thị trường càng sớm càng tốt, khoảng năm 2017.
Đáng buồn là, có vẻ như Verizon sẽ không thể sớm triển khai rộng rãi công nghệ 5G, bởi còn rất nhiều câu hỏi và vấn đề xung quanh 5G. Ví dụ, nhà sản xuất smartphone cần phát triển loại chip có khả năng gửi và nhận tín hiệu 5G mà không “đội” giá bán lên quá cao.
Quân Quân
Theo Zing
Việt Nam có thể tiến thẳng lên mạng 4,5G
Theo ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc Qualcomm khu vực Đông Dương, Việt Nam có nhiều lợi thế để bỏ qua 4G và lên thẳng mạng 4,5G.
"Việt Nam triển khai 4G không sớm nhưng cũng do đó, chúng ta có nhiều lợi thế để có thể tiến thẳng lên mạng 4,5G, bỏ qua 4G", ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc Qualcomm khu vực Đông Dương chia sẻ trong khuôn khổ sự kiện Ngày Internet Việt Nam (Internet Day 2015) hôm 19/11.
Ông Thiều Phương Nam cho biết, Việt Nam đang có nhiều lợi thế trong việc phổ cập mạng 4G, do thiết bị 4G có giá thành rẻ, các nhà mạng cũng đã sẵn sàng về mặt hạ tầng. Ảnh: Thành Duy.
"4,5G về bản chất vẫn là mạng 4G nhưng áp dụng cơ chế ghép sóng mang, cho tốc độ mạng cao hơn. Để nâng cấp từ 4G lên 4,5G, nhà mạng có thể chỉ phải cập nhật phần mềm, thêm ăng-ten cho phù hợp chứ không cần thay thế toàn bộ hạ tầng như việc nâng cấp từ 3G lên 4G. Do đó, không có nhiều khó khăn nếu bỏ qua 4G và lên thẳng 4,5G", ông Nam chia sẻ. Với công nghệ ghép sóng mang của 4,5G (4G ), tốc độ mạng tối đa của 4,5G có thể lên đến 600 MHz, cao gấp 4 lần tốc độ chuẩn của 4G (150 MHz).
Ông Nam cho biết, những lợi thế của Việt Nam khi triển khai mạng 4G là việc giá thiết bị 4G ở thời điểm hiện tại đã rẻ hơn nhiều. Do đó, tốc độ phổ cập sử dụng 4G sẽ nhanh hơn. Từ đó, nhà mạng cũng sớm có doanh thu từ 4G để tiếp tục đầu tư.
Chia sẻ về Internet of Things (IoT) - chủ đề chính của Ngày Internet Việt Nam, ông Nam đồng tình với nhiều diễn giả khác về việc IoT tạo ra một loạt thị trường mới: "Trước đây, chúng ta không nghĩ sẽ có một thị trường cho các thiết bị đeo tay, cung cấp thông tin về sức khoẻ, kết nối với bác sĩ hay đồng hồ thông minh cho phép bố mẹ giám sát con cái".
Ông Nam cũng cho rằng, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn với IoT, bởi cùng chung xuất phát điểm với các nước khác trên thế giới Internet. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức, bởi sức cạnh tranh sẽ rất lớn khi không còn yếu tố biên giới. Tất cả sẽ phải cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hoá.
Thành Duy
Theo Zing
Tốc độ 4G vượt trội ra sao so với 3G? Về mặt lý thuyết, công nghệ 4G LTE-A cao cấp hiện nay có thể đạt tốc độ download 300 Mb/s, upload 150 Mb/s, cao hơn nhiều lần so với 3G. 4G sắp chính thức có mặt tại Việt Nam. Người ta đã nhắc nhiều đến tính ưu việt của công nghệ này nhưng ít ai thực sự quan tâm, 4G có tốc độ...