Những điều chưa biết về Quốc vụ viện Trung Quốc
Chiều 16-6, tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì sẽ thăm Việt Nam. Đây sẽ là cuộc gặp giữa hai chủ tịch của Ủy ban hợp tác song phương giữa hai nước. Trong các chủ đề sẽ được thảo luận lần này, vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chắc chắn sẽ được bàn đến.
Như đã nhiều lần khẳng định, từ trước đến nay và trong cuộc họp báo này, Việt Nam hết sức kiên trì trao đổi và tìm mọi kênh thông tin, đối thoại với Trung Quốc để giải quyết hòa bình vấn đề căng thẳng hiện nay ở Biển Đông. Vì vậy, cuộc gặp giữa hai chủ tịch Ủy ban hợp tác song phương lần này chắc chắn cũng sẽ là một kênh, một sự kiện để hai bên thảo luận, tìm ra giải pháp giảm căng thẳng vấn đề ở Biển Đông.
Ông Dương Khiết Trì.
Cách đây hơn 1 năm (16-3-2013), đồng chí Nguyễn Thiện Nhân khi đó là Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt NamTrung Quốc đã gửi điện mừng tới đồng chí Dương Khiết Trì nhân dịp đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Ủy viên Quốc vụ Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Chiều 16-3-2013, theo đề cử của Thủ tướng Lý Khắc Cường, các đại biểu quốc hội Trung Quốc đã thông qua danh sách, theo đó các ông Dương Tinh, Thường Vạn Toàn, Dương Khiết Trì, Quách Thanh Côn và Vương Dũng đã được phê chuẩn làm Ủy viên Quốc vụ.
Video đang HOT
Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Quốc vụ viện) được tạo thành bởi Thủ tướng (hiện là ông Lý Khắc Cường), Phó Thủ tướng (hiện là các ông Trương Cao Lệ, Uông Dương, Mã Khải và bà Lưu Diên Đông), Ủy viên Quốc vụ (hiện là các ông Dương Tinh, Tổng thư ký Quốc vụ viện; Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng; Dương Khiết Trì, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao; Quách Thanh Côn, Bộ trưởng Công an và Vương Dũng), Bộ trưởng các bộ, Chủ nhiệm các ủy ban, Tổng Kiểm toán, Tổng Thư ký Quốc vụ viện. Quốc vụ viện hiện có 28 bộ và ủy ban cùng một số cơ quan trực thuộc như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hàng không Dân dụng, Tổng cục Thể dục Thể thao…
Đây là cơ quan thực hiện và cụ thể hóa các pháp luật, quyết định của quốc hội Trung Quốc. Quốc vụ viện điều hành đất nước thông qua các bộ và các cơ quan trực thuộc với phạm vi bao quát từ thực thi pháp luật, quản lý kinh tế, phát triển giáo dục, khoa học, y tế, thể thao đến an ninh xã hội, ngoại giao… Tuy nhiên, Quốc vụ viện không quản lý hoạt động của quân đội. Bởi quân đội hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân uỷ Trung ương, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Tập Cận Bình.
Theo Năng Lượng Mới
Ông Dương Khiết Trì công du Việt Nam vào tuần này
Tờ Bưu Điện Hoa Nam ngày 15/6 cho biết Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì sẽ tới Hà Nội vào tuần này nhằm tham dự hội nghị hàng năm về hợp tác song phương và căng thẳng trên Biển Đông dự kiến sẽ là chủ đề thảo luận chính.
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì
Thông tin được tờ báo của Hồng Kông dẫn lời Tiến sỹ Trần Trương Thủy, giám đốc Việt Nghiên cứu Biển Đông, học Viện Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Ông Dương Khiết Trì dự kiến tham dự cuộc họp của ủy ban hợp tác Việt Nam Trung Quốc và dự kiến cũng sẽ có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh. "Đây là cuộc họp thường kỳ về hợp tác, nhưng chủ đề chính lần này sẽ tập trung vào các vấn đề Biển Đông", Tiến sỹ Thủy cho biết.
Tờ Bưu Điện Hoa Nam dẫn một nguồn tin khác cho biết cuộc họp sẽ diễn ra vào thứ ba 17/6.
Đây sẽ là cuộc họp cấp cao nhất của lãnh đạo hai nước kể từ khi Trung Quốc triển khai trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam vào đầu tháng 5 vừa qua.
Tờ Bưu Điện Hoa Nam dẫn lời Zhang Mingliang, một chuyên gia về quan hệ Đông Nam Á tại Đại học Jinan, Quảng Châu, Trung Quốc cho rằng: "Đây không phải là thời gian thích hợp để có cuộc họp cấp cao như trên. Nhưng họ không muốn hủy cuộc họp bởi họ phải giải quyết các vấn đề" tồn tại.
Cũng theo tờ báo, ông Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã sử dụng những từ ngữ gay gắt trong cuộc điện đàm hôm 6/5, khi căng thẳng hai bên bắt đầu. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã lên án việc Trung Quốc triển khai giàn khoan ở Biển Đông cùng đội tàu hộ tống là bất hợp pháp, trong khi ông Dương Khiết Trì lại vu khống "Việt Nam quấy rối hoạt động bình thường của doanh nghiệp Trung Quốc".
Mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc sau đó tiếp tục gia tăng căng thẳng. Trung Quốc vẫn tiếp tục triển khai hàng chục thậm chí hơn 100 tàu, trong đó có cả tàu quân sự, cùng máy bay quanh khu vực giàn khoan trái phép. Tàu Trung Quốc nhiều lần phun vòi rồng công suất lớn vào các tàu của Việt Nam, cố tình đâm va vào tàu Việt Nam. Một tàu cá của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc ngang ngược đâm chìm vào cuối tháng 5 vừa qua nhưng may mắn 10 người dân trên tàu đã được cứu sống.
Trong một diễn biến khác, truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 14/6 cho biết, nước này bắt đầu cho xây dựng trường học với vốn đầu tư 5,76 triệu USD trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mà Trung Quốc xâm chiếm trái phép bằng vũ lực năm 1974.
Trung Quốc tuyên bố thành lập trái phép đơn vị hành chính mà nước này gọi là Tam Sa tháng 7/2012, sau khi đã xây dựng nhiều công trình trên hòn đảo Phú Lâm, bao gồm cả một đường băng, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và của nhiều nước ASEAN.
Vũ Quý
Theo Dantri
Trung Quốc tuyên bố gì về hành động của họ ở quần đảo Trường Sa Trung Quốc tuyên bố xuyên tạc rằng, họ hành động trong phạm vi "chủ quyền", đồng thời đòi hỏi các nước khác tuân thủ DOC, trong khi TQ liên tiếp vi phạm DOC. Hoa Xuân Oánh - phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tân Hoa xã tối ngày 16 tháng 6 đăng bài viết nhan đề "Bộ Ngoại giao: Nhật...