Những điều chưa biết về mụn trứng cá
Mụn trứng cá ảnh hưởng khá lớn đến diện mạo, tâm lý… của bệnh nhân khi mà lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là thanh thiếu niên với nhu cầu giao tiếp cao.
Nguyên nhân phát sinh
Mụn trứng cá là hiện tượng viêm nang lông tuyến bã. Khi các tuyến này tiết nhiều, miệng tuyến bã bị bịt kín do sừng hóa, bụi bẩn… các chất nhờn sẽ tích tụ tạo thành nhân mụn. Trường hợp có sự tác động của các vi khuẩn như P.acnes có sẵn trong nang lông tuyến bã tăng sinh, các tụ cầu, P. ovale… bội nhiễm từ ngoài gây nên mụn mủ, mụn bọc…
Mụn thường khởi phát vào thời kỳ thanh thiếu niên. Ở tuổi này, cùng với sự phát triển nhanh về cơ thể, các tuyến mồ hôi và tuyến bã cũng phát triển và bài tiết mạnh hơn. Kết hợp với tâm lý nóng vội, chăm sóc da không đúng cách khiến mụn càng nặng, lâu khỏi và dễ tái phát hơn.
Các yếu tố tác động trực tiếp
Video đang HOT
Căng thẳng thần kinh (stress, mất ngủ,… ), lạm dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, bôi corticoid, ăn uống không điều độ (chất cay nóng, đường, rượu nhiều…) có liên quan gì đến mụn trứng cá?
Không phải là nguyên nhân chính, nhưng các tác nhân trên khiến mụn trứng cá nặng thêm hoặc bùng phát. Mặc dù chưa có những nghiên cứu được công bố rộng rãi nhưng một số báo cáo khoa học cũng như thực tế đều cho thấy yếu tố ăn uống, sinh hoạt, tâm lý ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng nổi mụn trứng cá. Nếu như việc ăn quá nhiều chất béo, chất ngọt, chất cay nóng khiến cho lượng bài tiết chất nhờn của da tăng thì yếu tố căng thẳng thần kinh, sinh hoạt không điều độ ảnh hưởng tới sức khỏe, do đó gián tiếp tới việc tăng tiết bã nhờn của các tuyến nội tiết. Do vậy, lời khuyên cho những người bị trứng cá nên ăn uống, sinh hoạt điều độ.
Mụn trứng và tình trạng ‘gan nóng’
Theo y học cổ truyền, mụn trứng cá do phong nhiệt tích tụ ở kinh phế (phế chủ bì mao) do huyết nhiệt, hoặc do ăn nhiều chất cay nóng, dầu mỡ sinh thấp nhiệt tích tụ trên da, hoặc do tỳ chuyển hoá kém (tỳ chủ vận hoá) làm giảm quá trình thanh thải nhiệt độc trong cơ thể gây nên mụn trứng cá. Chính tình trạng tích tụ nhiệt độc, một mặt khiến cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng trong đó có tuyến nội tiết, mặt khác cũng làm giảm sự thải chất cặn bã qua da. Đây chính là sự liên hệ giữa nguyên nhân gây mụn trứng cá theo quan điểm Đông với Tây y. Tình trạng “gan nóng” có thể chỉ là một khía cạnh nhỏ gây nên mụn trứng cá, chứ không thể coi là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá.
Phương pháp điều trị hiệu quả
Tuy trứng cá là bệnh ngoài da nhưng việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn và hay tái phát. Hiện nay, các thuốc trị trứng cá phổ biến là các chế phẩm bôi ngoài da với mục đích chống viêm nhiễm, giảm sừng hoá da và làm tan nhân mụn. Để điều trị hiệu quả mụn trứng cá, xu hướng mới là kết hợp các chế phẩm bôi ngoài da tác dụng tại chỗ với các chế phẩm uống từ thảo dược, song song với việc duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý tạo tác dụng hiệp đồng giúp điều trị mụn trứng cá, ngăn ngừa mụn mọc thêm, giảm mụn tái phát.
Các chế phẩm uống từ thảo dược chủ yếu là dạng thuốc sắc nên gây bất tiện cho người sử dụng nhất là giới trẻ. Để khắc phục tình trạng trên, các nhà bào chế đã nghiên cứu và chuyển dạng cho bài thuốc cổ phương dưới dạng viên nang, viên nén… Chất lượng của nguyên liệu đầu vào cũng như chất lượng của sản phẩm được đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Viên ngừa mụn Hoa Linh chuyển dạng bào chế từ bài thuốc cổ phương sang dạng viên nang. Cũng như các sản phẩm từ thảo dược khác, nếu chỉ uống Viên ngừa mụn Hoa Linh trong trường hợp bị mụn mủ sẽ lâu khỏi do có sự nhiễm khuẩn tại nang lông tuyến bã. Tuy nhiên, sản phẩm có tác dụng từ từ giúp tăng hiệu quả điều trị mụn trứng cá của các thuốc tác dụng tại chỗ. Từ đó, tạo tác dụng hiệp đồng giúp mụn trứng cá nhanh khỏi hơn đồng thời giảm nguy cơ mụn mọc thêm và tái phát. Viên ngừa mụn Hoa Linh thành phần tự nhiên, an toàn, thích hợp cho việc sử dụng một đợt điều trị mụn trứng cá kéo dài.
Theo VNExpress
Chữa mụn bọc thế nào?
Em là nam, năm nay 19 tuổi. Da em thuộc loại da nhờn và vì lý do công việc nên em hay thức khuya đêm. Chính vì thế nên mặt e bị mụn bọc rất nhiều nhất là ở vùng cổ và 2 bên vành cằm..! Em đã đi bệnh viện da liễu và có uống thuốc nhưng vẫn không thấy giảm.
Có người nói e phải đi lấy nhân mụn ra bằng phương pháp đốt laser nhưng mà khi em đi đốt thì họ nói không nên vì tia laser sẽ làm da em bị sẹo. Giờ em đang rất lo lắng, không biết phải chữa trị như thế nào đây. Mong chương trình cho em một giải pháp để thoát khỏi bộ mặt này. (Thắng)
Trả lời:
Chào Thắng, da nhờn và thường xuyên thức khuya là 2 lý do chính khiến da mặt em nổi mụn. Uống thuốc kháng sinh để trị mụn thật ra sẽ không đem lại hiệu quả cao và lâu dài vì đây chỉ là giải pháp tạm thời. Khi em ngưng uống thuốc, mụn sẽ lại tái phát, có khi còn nhiều hơn ban đầu. Để trị dứt điểm mụn, em cần phải tác động đa chiều vào nguyên nhân gây mụn, một mặt phải kiểm soát được quá trình tiết dầu của tuyến bã nhờn, một mặt phải có biện pháp cân bằng nội tiết bên trong cơ thể, đồng thời phải có chế độ vệ sinh thật tốt ngoài bề mặt da cũng như có chế đổ ngủ nghỉ hợp lý, nhất là không nên thức quá khuya như hiện tại.
Hiện nay, phương pháp chiếu ánh sáng đa năng (không phải là tia laser) để điều trị mụn rất phổ biến và hiệu quả cao vì có khả năng tác động tổng thể đến các nguyên nhân gây mụn ở bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Vì chỉ sử dụng dải ánh sáng với bước sóng phù hợp với làn da để chiếu vào ổ viêm nhiễm nên không làm tổn thương các mô lành vì thế ngăn ngừa được thâm và sẹo. Em nên đến nơi uy tín để được kiểm tra da và tư vấn kỹ càng trước khi điều trị nhé!
Theo VNExpress
4 sai lầm ăn uống tàn phá làn da của bạn Chế độ ăn quà nhiều đường khiến da lão hóa nhanh, xuất hiện nhiều mụn mủ, mí mắt chảy xệ, sắc da xám. Chế độ ăn thừa đường khiến mí mắt chảy xệ, gò má hốc hác, nhiều nếp nhăn trên trán, da mỏng, có nhiều mụn mủ. Dấu hiệu nhận biết: Mí mắt chảy xệ, gò má hốc hác, nhiều nếp nhăn...