Những điều chị em nên biết khi sử dụng sữa chua (P.2)
Trẻ nên ăn sữa chua sau bữa điểm tâm vì đó là thời điểm tốt nhất để tăng cường sức kháng bệnh.
8. Không nên hâm nóng sữa chua
Không nên đun nóng sữa chua bởi vì sẽ làm mất đi các vi khuẩn axit lactic có lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của thức uống bổ dưỡng này. Tuy nhiên, nếu sữa chua được làm ấm thôi thì các các vi khuẩn axit lactic trong sữa chua sẽ không những không bị “giết chết” mà còn tăng cường hoạt động và càng có lợi cho sức khỏe.
Bạn có thể cho túi hoặc cốc sữa chua vào nước ấm khoảng 45 độ C để cho sữa chua ấm lên. Về mùa đông, nên áp dụng biện pháp này sẽ rất tốt, nhất là với những người có họng mẫn cảm với thời tiết lạnh.
9. Sữa chua không phải cư chua mới tốt
Thêm một điểm quan trọng cho người tiêu dùng là đừng tưởng sữa chua phải chua mới tốt. Khẩu vị chua nhiều hay ngọt lịm là chuyện nhỏ trong tay nhà sản xuất và nó không liên quan gì tới thành phần vi sinh trong sản phẩm.
10. Sữa chua – bí quyết làm đẹp của phụ nữ
Sữa chua chứa một lượng lớn axit lactic rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng chống viêm nhiễm, ức chế mụn trứng cá, khử trùng, giúp làm dịu làn da bị tổn thương do bỏng, vẩy nến…
Video đang HOT
Sữa chua rất giàu vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin E và caroten có thể ngăn chặn sự oxy hóa axit béo không bão hòa, giúp bảo vệ da và ngăn ngừa khô da. Sữa chua còn chứa vitamin C, có hiệu quả trong việc ức chế việc hình thành sắc tố làm da sạm đen. Do đó, việc sử dụng sữa chua lâu dài có thể làm cho da trắng, mềm, sáng và tăng độ đàn hồi của da. Bạn nên ăn một cốc sữa chua mỗi ngày, nếu sử dụng làm các loại mặt nạ, tốt nhất nên chọn sữa chua không đường.
11. Thai phụ có nên ăn sữa chua?
Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối, tuy nhiên chỉ có khoảng 1,5% trong số đó phải dùng thuốc nhuận tràng. Nguyên nhân là do những thay đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra còn do việc uống viên sắt để chống thiếu máu, chế độ ăn ít chất xơ, giảm hoạt động thể lực, sự chèn ép của thai nhi và yếu tố tâm lý gây nên.
Sữa chua là loại thức ăn có tác dụng chống và chữa táo bón khá hiệu quả. Tuy nhiên, cũng do tác dụng nhuận tràng của sữa chua mà phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lựa chọn kỹ càng nguồn gốc sản phẩm, tránh chọn phải những loại sữa quá hạn sử dụng hoặc được chế biến một cách thủ công.
12. Những điều cần lưu ý khi sử dụng sữa chua cho trẻ
Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, sữa chua còn có khả năng phòng và điều trị một số bệnh. Sữa chua có tính axit cao (với độ pH thấp khoảng 4,2) nên có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa. Đối với trẻ nhỏ, sữa chua ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm axit cho dịch dạ dày (ở trẻ nhỏ nồng độ axit trong dạ dày chưa đạt được tiêu chuẩn như ở người lớn), giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.
Trẻ nên ăn sữa chua sau bữa điểm tâm vì đó là thời điểm tốt nhất để tăng cường sức kháng bệnh.
Lưu ý thêm là nên cho trẻ súc miệng ngay sau khi ăn sữa chua. Do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ.
Theo VNE
Điều chị em nên biết về chửa trứng và ung thư nhau thai
Chửa trứng và ung thư nhau thai có những biểu hiện giống nhau và khá điển hình, đó là: chảy máu âm đạo, ra dịch, đau bụng dưới, nôn hoặc buồn nôn...
Vợ chồng tôi kết hôn muộn (35 tuổi tôi mới cưới, chồng tôi 40 tuổi), sau đó 2 năm tôi mới có thai. Hiện tại tôi mang thai được 6 tuần nhưng hôm trước đi khám, bác sĩ nói tôi có dấu hiệu chửa trứng chứ không phải mang thai bình thường. Mặc dù bác sĩ cũng khuyên nên chờ một vài tuần nữa để kiểm tra cho chắc chắn nhưng tôi cảm thấy vô cùng lo lắng.
Tôi nghe nói, chửa trứng rất dễ bị nhầm lẫn với ung thư nhau thai vì có biểu hiện giống nhau. Tôi sợ trong trường hợp bác sĩ kết luận nhầm, tôi bị ung thư nhau thai chứ không phải chửa trứng thì sẽ nguy hiểm lắm.
Mong bác sĩ giúp tôi hiểu hơn về 2 trường hợp này và cho tôi lời khuyên phải làm thế nào bây giờ? Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Thanh Huyền)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Huyền thân mến,
Nếu như trước đây, người phụ nữ ít có khái niệm về chửa trứng thì ngày nay, cụm từ này đã trở nên phổ biến vì chị em đã có ý thức tìm hiểu nhiều hơn về sức khỏe sinh sản, mang thai của mình khi muốn hoặc đang có em bé. Tuy nhiên, tác hại của chửa trứng đối với sức khỏe sinh sản, hay biến chứng thành ung thư nhau thai của chửa trứng thì không phải chị em nào cũng biết.
Chửa trứng và ung thư nhau thai có những biểu hiện giống nhau. Ảnh minh họa
Chửa trứng là trường hợp trong dạ con có nhiều nang trông như các quả trứng, hoặc chùm nho. Đó là do các lông nhau thai sản sinh quá mức và căng phồng, không kiểm soát được. Nguyên nhân gây ra chửa trứng có thể là do bất thường ở bộ nhiễm sắc thể trong quá trình thụ tinh. Khoảng 90% trường hợp thai trứng bắt nguồn từ người cha và 10% từ người mẹ và dễ gặp ở những phụ nữ mang thai trên 35 tuổi. Ngoài ra, những nguyên nhân như sai sót ở trứng, bất thường ở dạ con, thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, acid folic... dễ có nguy cơ bị thai trứng toàn phần.
Bình thường, chửa trứng không nguy hiểm, vì khoảng 80% chửa trứng là lành tính, bệnh khỏi sau khi nạo lấy hết nhau thai hoặc cắt dạ con ở người không có nhu cầu sinh đẻ nữa. Khoảng 2 - 3% chửa trứng trở thành ung thư nhau thai. Khi đã thành ung thư nhau thai, bệnh phát triển nhanh, lan rộng, di chuyển tới các nơi khác như phổi, não...
Ung thư nhau thai co nguôn gôc tư sư đôt biên gen cua nhưng tê bao nuôi, môt thanh phân trong sô nhưng tê bao chiu trach nhiêm hinh thanh cac tô chưc co nhiêm vu nuôi dương bao thai (banh nhau, cuông rôn...). Tuy nhiên, nhưng nguyên nhân cua sư đôt biên vân chưa đươc ro. Nhưng phu nư co tiên căn san khoa bât thương trươc đo thường có nguy cơ bị ung thư nhau thai cao hơn những phụ nữ khác, ví dụ như: thai trưng (chiêm đên 50% cac trương hơp ung thư nhau), sẩy thai tư nhiên (khoang 20%), thai ngoai tư cung (chi 2%)... Tuy nguy hiểm, nhưng ung thư nhau lại la môt trong nhưng loai ung thư nhay vơi hoa tri. Nêu chưa bi di căn, bênh co thê chưa khoi hoan toan.
Chửa trứng và ung thư nhau thai có những biểu hiện giống nhau và khá điển hình, đó là: chảy máu âm đạo, ra dịch, đau bụng dưới, nôn hoặc buồn nôn, chảy dịch đầu vú bất thường, bụng không nhỏ lại sau khi sinh... Nếu không điều trị sớm, bệnh nhân sẽ dễ bị khó thở, liệt, co giật.
Trong trường hợp của bạn, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, đi khám đúng hẹn hoặc khi có dấu hiệu lạ. Bạn nên đến các bệnh viện chuyên sản khoa để khám và được tư vấn cụ thể nhất.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo VNE
Những điều quan trọng chị em cần biết về bệnh loãng xương Có một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi và có thể khiến cho chị em tăng khả năng bị loãng xương. Trong khi đó một số thực phẩm khác hoàn toàn có tác dụng ngược lại. Loãng xương là gì? Loãng xương là bệnh về xương phổ biến nhất ở người, và xảy ra khi có sự mất cân bằng...