Những điều cần tránh khi khi uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con người. Tuy nhiên, uống sữa đậu nành không đúng cách có thể mang lại một số hậu quả nghiêm trọng trên cơ thể của bạn.
Sữa đậu nành được coi như một loại thực phẩm lành mạnh cho cơ thể con người. Sữa đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não trẻ. Thành phần chính trong sữa là Protein có hàm lượng rất cao khiến cho loại thực phẩm này trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng trong cuộc sống.
Isoflavones trong thành phần đậu nành còn gọi là estrogen thực vật vì có cấu trúc hoá học gần giống nội tiết tố sinh dục nữ estrogen. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng khẩu phần ăn giàu protein và isoflavones đậu nành sẽ giúp điều chỉnh và cân bằng nội tiết tố estrogen, nhờ vậy hạn chế quá trình tích tụ mỡ ở vùng bụng và nội tạng vốn là khởi nguồn của béo phì và các rối loạn chuyển hoá có liên quan.
Đậu nành và sản ph ẩm thực phẩm từ đậu nành không những giàu chất đạm mà còn không chứa cholesterol, chứa rất ít chất béo no và giàu chất xơ. Nhờ vậy mà đậu nành được khuyến nghị sử dụng để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm có liên quan đến dinh dưỡng và lối sống như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… Dầu đậu nành là một trong vài loại dầu ăn hiếm hoi có chứa nhiều aLNA và có tỷ lệ omega3, omega6 rất tốt.
Để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ từ khi tuổi còn trẻ, chúng ta nên sử dụng đậu nành hàng ngày. Do đặc tính dễ tiêu hoá nên đậu nành là ưu tiên lựa chọn như một nguồn cung cấp năng lượng, chất đạm và chất béo thực vật trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ em cũng như người cao tuổi. Tuy nhiên, khi uống sữa đậu nành bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Không uống sữa đậu nành chưa nấu chín
Sữa đậu nành chưa nấu chín có hại cho sức khỏe của cơ thể con người. Điều này là bởi vì nó có chứa hai loại chất độc hại, nó sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa protein và là nguyên nhân gây kích thích cho đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc. Cách để ngăn chặn nguy cơ ngộ độc là đun sôi sữa ở nhiệt độ cao dưới 100 độ C.
Không dùng đường nâu trong sữa đậu nành
Thêm một số đường nâu vào sữa đậu nành có thể làm cho nó có mùi vị ngọt ngào và thơm. Tuy nhiên, đường nâu có chứa một số axit hữu cơ, nó sẽ kết hợp với protein trong sữa và sản xuất một số chất, nó sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.
Không nên cho trứng vào sữa đậu nành
Nhiều người thích cho trứng vào sữa đậu nành, và nghĩ rằng nó có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, một thói quen như vậy là không khoa học. Điều này là bởi vì các protein trong trứng sẽ dễ dàng kết hợp với trypsin trong sữa, và sản xuất một loại chất mà không thể được hấp thụ bởi cơ thể. Trong trường hợp này, nó sẽ làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể.
Video đang HOT
Không để sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Không uống sữa đậu nành khi đói
Nếu bạn uống sữa đậu nành với một dạ dày trống rỗng, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng thuốc bổ. Bạn có thể ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp… Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.
Ngoài ra, bạn không nên dùng quá nhiều sữa đậu nành trong ngày, bởi cơ thể sẽ phải tiêu hoá protein quá mức sinh ra các triệu chứng như chướng bụng, đi ngoài… Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành. Một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
Trong trường hợp bạn bị nhức đầu tắc nghẽn đường hô hấp, và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, bạn phải ngay lập tức phải khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Theo Thanhnien
Mặt nạ cho làn da trẻ trung từ thực phẩm (P.2)
Một số loại thực phẩm không chỉ có tác dụng làm đẹp cơ thể từ bên trong mà còn có thể sử dụng làm mặt nạ làm đẹp bên ngoài da hiệu quả, lành tính.
Hột quả ô-liu
Có một số loại quả mà hạt của nó cũng có những tác dụng hữu hiệu đối với cơ thể, hột quả ô-liu là một trong số đó. Nó có thể làm mặt nạ tẩy da chết tuyệt vời loại bỏ hiệu quả các chất bụi bẩn tích tụ lâu ngày và các tế bào da chết.
Cách làm: Nghiền nhỏ hột trong máy xay và dùng hỗn hợp lạo xạo, cát cát này thoa lên cơ thể để tẩy bỏ các tế bào da khô chết.
Trà xanh
Muốn một làn da khỏe mạnh, trẻ trung? Ngoài việc thưởng thức mỗi cốc trà xanh giải khát mỗi ngày, bạn có thể tận dụng thêm công dụng của nó khi làm mặt nạ. Trà xanh rất giàu thành phần chống viêm và chất tannin giúp làm giảm sự sưng phù trên da. Nó cũng cung cấp các chất chống oxy hóa để đánh bại dấu hiệu lão hóa trước tuổi.
Cách làm: Sau khi pha túi trà xong, bạn cho vào tủ lạnh một chút rồi đặt lên mắt trong 10-15 phút.
Đường nâu
Sao bạn không thử làm "ngọt ngào" hơn quy trình làm đẹp của mình với thứ đồ ngọt này nhỉ? Những hạt đường nâu ram ráp là phương pháp tẩy da chết tự nhiên, giúp da khỏe mạnh, rạng rỡ. Tốt nhất bạn nên áp dụng phương pháp làm đẹp này 2 lần mỗi tuần.
Cách làm: Cho 1/2 chén đường nâu vào máy xay cà phê để nghiền nhỏ nó đi một chút và bớt xát da. (Tuy nhiên nếu dùng để tẩy da chết cho cơ thể thì bạn không cần xay cũng được). Thêm 3 thìa dầu ô-liu để tăng thêm độ ẩm và một nhúm bột nhục đậu khấu cho hương thơm dịu, khuấy lên thành hỗn hợp sánh đặc như hồ dính. Rửa ướt mặt và thoa hỗn hợp lên theo chuyển động tròn trong 1-2 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
Sirô cây thích
Tìm hiểu thêm về siro cây thích
Ngoài việc là món đồ ngọt yêu thích buổi sáng của nhiều chị em, sirô cây thích còn có thể được trưng dụng trong việc làm đẹp ngoài da. Thực phẩm này rất giàu thành phần chống oxy hóa giúp tái tạo các mô da tổn thương do phân tử gốc tự do và xóa đi dấu hiệu lão hóa.
Cách làm: Trộn 1 thìa sữa ấm và 1 thìa sirô cây thích với nhau, thêm 3 thìa yến mạch nghiền nhỏ và khuấy đều. Mát-xa lên da mặt nhẹ nhàng rồi để 20 phút trước khi rửa sạch và thoa kem dưỡng ẩm.
Dầu ô-liu
Người Hi Lạp cổ hẳn phải có lí do chính đáng khi đã bắt đầu ăn những thực phẩm lành mạnh mà ngày nay được biết đến và áp dụng phổ biến với cái tên chế độ ăn Địa Trung Hải.
Một trong những nguyên liệu, thực phẩm quý giá nhất của người Hi Lạp chính là dầu ô-liu, loại dầu chứa nhiều chất chống oxy hóa và thành phần chống viêm, không chỉ tốt cho tim mạch mà còn giúp bảo vệ làn da khỏi các tác nhân ngoài môi trường.
Dầu ô-liu dùng trong bữa ăn hay ngoài da đều có tác dụng giảm sự viêm nhiễm và tác hại từ phân tử gốc tự do, đồng thời ngăn ngừa hình thành nếp nhăn.
Cách làm: Thoa dầu ô-liu trực tiếp lên mặt rồi lau nhẹ với khăn mặt cho tới khi cảm thấy da thật mềm, mịn rồi thì rửa sạch.
Quả bơ
Quả bơ không còn xa lạ gì với chị em phụ nữ về tác dụng tuyệt vời của nó. Là nguồn cung cấp dồi dào các chất béo bão hòa đơn tốt cho tim mạch, vitamin B và kali - cung cấp độ ẩm cho da, quả bơ còn có thể là mặt nạ tẩy da chết hữu hiệu cho da khô.
Cách làm: Trộn 1 quả bơ, 1 lòng trắng trứng, 2 thìa yến mạch và 1 thìa nước cốt chanh lại với nhau. Thoa đều hỗn hợp lên mặt, để trong 15-20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm. Thực hiện phương pháp này 2 lần mỗi tuần và bạn sẽ có ngay làn da mềm mại, căng tràn sức sống.
Theo Dep
Mặt nạ cà phê - "cứu tinh" cho da sần sùi Chỉ với dầu olive, bột cà phê và đường nâu, bạn có thể loại bỏ những vết sần sùi trên da trong một thời gian ngắn. Cà phê tăng cường chuyển hóa chất béo. Vì vậy, khi đắp lên da, cà phê hấp thụ và loại bỏ các chất lỏng và chất béo từ da của bạn làm giảm sự xuất hiện của...