Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân cao huyết áp
Nếu bị chẩn đoán bệnh cao huyết áp, người bệnh cần được điều trị cũng như chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Người thân cũng cần nhớ những điều lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân cao huyết áp…
Huyết áp là chỉ số để chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của mỗi người, do vậy huyết áp cao hay thấp đều nguy hiểm. Nếu bị chẩn đoán bệnh cao huyết áp, người bệnh cần được điều trị cũng như chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Và người thân cũng cần nhớ những điều lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân cao huyết áp dưới đây:
1. Tại sao cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân cao huyết áp?
Cao huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi rất nhiều người mắc căn bệnh này mà không hề hay biết, bởi nó không có các dấu hiệu quá rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh lại gây ra rất nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, chẳng hạn như: bệnh về tim mạch, suy tim, xuất huyết não, đột quỵ, suy thận cấp, phù phổi cấp, xuất huyết võng mạc…
Khi gặp biến chứng do cao huyết áp, người bệnh sẽ phải chịu nhiều di chứng vô cùng nặng nề như: thiếu máu cơ tim, trụy tim, hôn mệ, liệt nửa người; thậm chí có thể gây tử vong. Vậy Cần làm gì để phòng tránh biến chứng do tăng huyết áp?
Bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, người hút thuốc lá lâu năm; người uống nhiều rượu và lười vận động. Nói chung, người có lối sống không khoa học có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp.
Người thân cần biết được những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân cao huyết áp – Ảnh: beaumont
Cao huyết áp là một căn bệnh mãn tính và tiến triển theo hướng ngày càng nặng hơn. Do đó, để tránh các biến chứng nguy hiểm khi bệnh cao huyết áp nặng dần, người bệnh cần có chế độ chăm sóc cụ thể và sát sao. Và người thân cũng đặc biệt lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân cao huyết áp tại nhà, tránh tình trạng cao huyết áp đột ngột diễn ra vô cùng nguy hiểm.
2. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân cao huyết áp
2.1. Điều trị và nghỉ ngơi
- Điều quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp đó chính là tuân thủ liều lượng thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Do đó, điều lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân cao huyết áp đầu tiên chính là dặn người bệnh uống thuốc đúng theo lời dặn bác sĩ. Việc uống thất thường hay tự ý thay đổi liều lượng có thể gây tăng huyết áp đột ngột bất cứ lúc nào.
- Người thân nên mua máy đo huyết áp để kiểm tra huyết áp tại nhà mỗi ngày cho người bệnh, nên đều đặn 2 lần/ ngày. Và trước khi đo huyết áp, nên nhắc nhở người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối để kết quả được chính xác nhất. Kết quả huyết áp nên được ghi lại vào sổ tay theo dõi để phát hiện bất thường kịp thời.
- Nên tạo cho người bệnh có được không gian nghỉ ngơi hợp lý; làm việc không quá căng thẳng và tránh lo lắng tiêu cực.
- Một điều lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân cao huyết áp chính là cần động viên, giúp người bệnh ổn định tinh thần để việc kiểm soát huyết áp được dễ dàng hơn.
Video đang HOT
- Luôn giữ môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếng ồn và giữ cho cơ thể người bệnh được ấm.
Cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân cao huyết áp tại nhà, tránh tình trạng cao huyết áp đột ngột diễn ra vô cùng nguy hiểm – Ảnh: American Heart
- Nhắc nhở bệnh nhân cao huyết áp nên ngủ sớm, tránh thức khuya. Và giúp đỡ người bệnh hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích có hại khác.
- Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu của người bệnh, nếu bệnh nhân có nhiều dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, choáng váng thì nên lập tức để người bệnh nằm nghỉ tại chỗ. Sau đó thực hiện đo huyết áp, không nên xốc mạnh hoặc di chuyển người bệnh ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến mạch máu não.
- Nên gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy tình trạng người bệnh nguy hiểm.
2.2. Chế độ ăn uống và luyện tập
2.2.1. Chế độ ăn uống
- Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân cao huyết áp ở chế độ ăn, người thân cần chuẩn bị cho người bệnh chế độ ăn nhạt hơn, giảm lượng muối trong chế biến thức ăn; giảm mỡ, giảm đường và hạn chế rượu bia ở mức tối đa.
- Nên giảm lượng dầu mỡ trong việc chế biến thức ăn; thay các món chiên xào bằng hấp luộc nhiều hơn.
- Nên chuẩn bị cho bệnh nhân cao huyết áp một chế độ ăn nhiều rau củ và trái cây tươi. Một số loại rau củ quả đặc biệt tốt cho bệnh nhân cao huyết áp ví dụ như: cần tây, măng, rau muống, cà rốt, cà chua, nấm, cam, táo, dứa, nho, bưởi, quýt…
Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp nên hạn chế các thức ăn chế biến chứa nhiều dầu động vật, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh; hạn chế tối đa các loại nước ngọt, bia rượu.
Điều lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân cao huyết áp đầu tiên chính là dặn người bệnh uống thuốc đúng theo lời dặn bác sĩ – Ảnh: nortonhealthcare
2.2.2. Luyện tập thể dục
Luyện tập thể dục thể thao rất tốt trong việc hỗ trợ kiểm soát cao huyết áp. Thế nhưng người bệnh cần lựa chọn được bộ môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe; tập luyện trong thời gian và cường độ cho phép. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Do đó, lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân cao huyết áp tập thể dục là nhắc nhở người bệnh không tập quá sức; không tham gia các hoạt động khiến huyết áp tăng như tập tạ, lặn hoặc vận động mạnh như đá bóng hay leo núi.
Nên kiểm tra huyết áp người bệnh trước và sau khi tập để đảm bảo huyết áp vẫn được kiểm soát.
Xử trí khi bị cao huyết áp đột ngột như thế nào? Cần lưu ý gì?
Biết cách xử trí khi bị cao huyết áp đột ngột làm giảm nguy cơ gặp phải biến chứng xấu của tình trạng này.
Việc huyết áp thường xuyên tăng đột ngột sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Do vậy, người bệnh cần biết cách xử trí khi bị cao huyết áp đột ngột để phòng ngừa các biến chứng xấu xảy ra.
Khi huyết áp liên tục tăng nhanh và tăng cao, áp lực máu trong lòng mạch máu cũng tỷ lệ thuận lớn lên nhiều sẽ gây nguy cơ biến chứng về tim mạch. Nguy hiểm nhất là biến chứng gây vỡ mạch máu; nếu hiện tượng vỡ mạch máu xảy ra tại não sẽ gây nên xuất huyết não, kéo theo nhiều di chứng như bị liệt, hôn mê hoặc lú lẫn.
Do vậy, việc Điều trị biến chứng cao huyết áp như thế nào? Cần làm gì để phòng tránh biến chứng cao huyết áp xảy ra là điều vô cùng quan trọng.
Biết cách xử trí khi bị cao huyết áp đột ngột làm giảm nguy cơ gặp phải biến chứng xấu của tình trạng này - Ảnh: express
Đối với người bệnh đã từng có phình bóc tách động mạch chủ, khi gặp tình trạng áp lực dòng máu hơn sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ rất lớn; sau đó huyết áp tụt nhanh chóng và gây tử vong. Ngoài ra, huyết áp cao đột ngột và liên tục cũng có thể làm bong tróc những mảng xơ vữa động mạch dẫn đến tình trạng tắc hẹp máu.
Do đó, người bệnh cần nắm vững những dấu hiệu nhận biết cũng như cách xử trí khi bị cao huyết áp đột ngột sau đây:
1. Cần nhận biết các dấu hiệu sớm nhận biết cao huyết áp đột ngột
Nhận biết được các dấu hiệu sớm là chìa khóa vàng trong việc xử trí khi bị cao huyết áp đột ngột sau đó. Như vậy, cao huyết áp đột ngột được xác định khi chỉ số huyết áp lên đến 120/80mmHg. Khi đó, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Bất ngờ gặp cơn đau đầu
- Cảm thấy chóng mặt
- Thị lực suy giảm
- Khó cân bằng cơ thể
Tuy nhiên, bạn có thể lưu ý các triệu chứng kể trên cũng là biểu hiện của tình trạng cao huyết áp ác tính. Ngoài ra, ở một số trường hợp, người bệnh có thể bị tức ngực, khó thở và có cảm giác không thể cử động tay và chân.
Ở một số trường hợp đặc biệt, nếu các mạch máu bị tổn thương thì có nguy cơ xuất huyết. Và nếu các dây thần kinh ở võng mạc vị vỡ sẽ gây nên nhiều biến chứng, thậm chí có thể gây mù vĩnh viễn cho người bệnh.
Nhận biết được các dấu hiệu sớm là chìa khóa vàng trong việc xử trí khi bị cao huyết áp đột ngột sau đó - Ảnh: medicalnewstoday
2. Cách xử trí khi bị cao huyết áp đột ngột
Cách xử trí khi bị cao huyết áp đột ngột chính là hãy bình tĩnh, ngồi yên và nghỉ ngơi; sau đó, hãy yêu cầu sự giúp đỡ của người khác. Trong trường hợp bạn đang làm việc ở ngoài trời hoặc di chuyển ngoài đường, hãy di chuyển ngay vào nơi có bóng mát để ngồi yên tĩnh và tránh các kích động mạnh như ánh sáng hoặc âm thanh lớn.
Tiếp đến, hãy cởi bỏ áo khoác, quần áo dài của bản thân (hoặc của người thân bị cao huyết áp đột ngột). Sau đó, hãy tiến hành đo huyết áp lặp đi lặp lại.
Nếu chỉ số huyết áp vẫn cao trên 140mmHg nhưng không quá 160mmHg, hãy nghỉ ngơi theo dõi tại nhà và không nên di chuyển nhiều. Sau đó, vẫn giữ chế độ dùng thuốc huyết áp mà bác sĩ đã kê toa trước đó. Đồng thời, người bệnh cần thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh ăn mặn và lo âu để giúp điều chỉnh huyết áp ổn định trở lại.
Ngoài ra, cách xử trí khi bị cao huyết áp đột ngột mà chỉ số tăng cao trên 160mmHg là sử dụng thuốc hạ huyết áp cấp tốc mà bác sĩ kê trước đó. Loại thuốc này sẽ có tác dụng nhanh trong việc khống chế huyết áp. Người bệnh cần nghỉ ngơi hoàn toàn, nằm tại giường và không đi lại. Trường hợp không có thuốc bác sĩ kê sẵn, nên đưa người bệnh tới bệnh viện sớm để được điều trị.
Cách xử trí khi bị cao huyết áp đột ngột mà chỉ số tăng cao trên 160mmHg là sử dụng thuốc mà bác sĩ kê trước đó - Ảnh: wellthy
Cuối cùng, nếu người bệnh có triệu chứng cao huyết áp đột ngột đi kèm với các triệu chứng yếu người, khó thở, mất thị lực hay hôn mê thì hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Sau các bước xử trí khi bị cao huyết áp đột ngột, bác sĩ sẽ có phương án điều trị dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Có thể bác sĩ sẽ thực hiện liệu pháp tiêm qua tĩnh mạch trong thời gian chờ đợi các xét nghiệm để xác định việc cao huyết áp đột ngột có phải do bệnh lý nào gây ra hay không.
Sau khi có chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ sẽ chỉ định một phác đồ điều trị phù hợp nhất. Nếu việc cao huyết áp đột ngột có gây ra các biến chứng, bác sĩ sẽ thực hiện nhiều liệu pháp kết hợp với nhau. Và một số trường hợp đặc biệt như xuất hiện khối u hoặc gây tổn thương thận, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phương án phẫu thuật.
Nhiễm "hơi lạnh" đám ma khiến con người bị bệnh: Sự thật hay lời đồn? Có không ít người ngại đến dự đám tang vì sợ bị nhiễm hơi lạnh dẫn đến sinh bệnh. Vậy niềm tin này có hoàn toàn chính xác hay chỉ là quan niệm mê tín? Không chỉ ở các vùng quê mà tại thành thị, đôi khi người già, người bệnh, phụ nữ đang mang thai và trẻ con thường được khuyến cáo...