Những điều cần lưu ý để bầu song thai được mẹ tròn con vuông
Niềm vui nhân đôi khi mẹ biết mình mang song thai nhưng lo lắng cũng từ đó mà tăng gấp bội. Để có thai kỳ khỏe mạnh và hai con chào đời an toàn, mẹ cần đọc kỹ những điều dưới đây.
Mang song thai bạn cần phải bổ sung thêm axit folic
Phụ nữ mang song thai sẽ cần phải bổ sung axit folic nhiều hơn để phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho con. Giới chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bổ sung 1 milligram (mg) axit folic mỗi ngày cho thai sinh đôi và 0,4 mg nếu là thai đơn.
Mẹ bầu sẽ ốm nghén nhiều hơn
Ảnh minh họa
Hàm lượng hormone thai kỳ tăng cao được xem là một trong những nguyên nhân gây ốm nghén và nồng độ này cao hơn hẳn ở những phụ nữ mang thai sinh đôi, vì vậy phụ nữ mang cặp song thai sẽ có các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn và nôn mửa cao hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hầu hết tình trạng ốm nghén sẽ giảm bớt trong tuần 12 đến 14 của thai kỳ nên các mẹ bầu có thể yên tâm nhé.
Bà mẹ sinh đôi cũng có một tỷ lệ cao mắc bệnh thiếu máu và băng huyết sau sinh.
Xuất huyết thai kỳ xảy ra phổ biến hơn trong lần mang thai sinh đôi
Khi bạn chảy máu âm đạo bất thường trong ba tháng đầu tiên, bạn có thể có nguy cơ sẩy thai và điều này thường gặp ở phụ nữ sinh đôi, sinh ba và sinh tư.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Nếu xuất huyết lượng ít (các vệt máu, đốm máu nhỏ) thì bạn không phải hốt hoảng. Tuy nhiên, trường hợp mẹ đau bụng nhiều kèm theo chảy máu và xuất hiện cục máu đông thì đó là dấu hiệu cho thấy vấn đề đang trở nên nghiêm trọng hơn và bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.
Nguy cơ tiền sản giật khi mang thai cao
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân nào gây ra tiền sản giật, nhưng họ nhận thấy có sự liên quan giữa mang song thai và hiện tượng này. Triệu chứng của tiền sản giật bao gồm tăng huyết áp, tiểu đạm, phù tay chân. Tiền sản giật có thể chuyển thành sản giật khi sinh và gây nên tử vong ở phụ nữ mang thai.
Các bà mẹ mang thai đôi thường sinh non
Các bà mẹ mang song thai có tỷ lệ sinh non cao hơn so với đơn thai. Sinh non là khi em bé được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Sinh non trước tuần thứ 34 vẫn chưa phải là một vấn đề sức khoẻ nguy hiểm, vì lúc này phổi của bé đã bắt đầu trưởng thành và bé sẽ được tiêm thuốc hỗ trợ phổi. Tuy nhiên, sinh non vẫn luôn kèm theo các nguy cơ mắc bệnh hô hấp sau này cũng như các vấn đề khác như nhẹ cân, suy dinh dưỡng, miễn dịch yếu,…
Căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao hơn ung thư, cứ 21 giây giết chết 1 người nhưng có thể phòng ngừa chỉ bằng 5 thói quen ăn uống đơn giản
Khi nhắc đến nguyên nhân tử vong hàng đầu, đa số chúng ta đều nghĩ ngay đến căn bệnh ung thư, nhưng ít ai biết rằng đây mới là căn bệnh đang giết chết nhiều người nhất, đặc biệt số người trẻ mắc phải ngày một gia tăng.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa The Lancet (Mỹ) cho thấy đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, thậm chí tỷ lệ tử vong do bệnh này cao hơn cả ung thư. Báo cáo dịch tễ đột quỵ cho thấy trung bình cứ 21 giây lại có một người tử vong do đột quỵ.
Điều đáng báo động là tỷ lệ đột quỵ, tử vong do đột quỵ ở người trẻ đang tăng nhanh khó kiểm soát. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm có khoảng 17 triệu người mắc đột quỵ, trong đó có khoảng 5 triệu người tử vong và 5 triệu người bị thương tật vĩnh viễn.
Theo Tổ chức Đột quỵ Mỹ năm 2019, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây, và khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ mỗi năm có độ tuổi từ 18 - 50.
May mắn là ngoài các yếu tố không thể can thiệp như di truyền, tuổi tác, chủng tộc, bệnh lý nền, chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ đột quỵ ngay từ khi còn trẻ bằng chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ. Không muốn là nạn nhân của đột quỵ, hãy lưu ý 5 thói quen ăn uống sau đây:
1. Bổ sung axit folic thường xuyên
Nhiều nghiên cứu liên quan chỉ ra rằng những người có hàm lượng axit folic thấp trong cơ thể dễ bị đột quỵ, vì chất này có thể cải thiện chức năng của mạch máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, các bệnh mãn tính về tim mạch và mạch máu não.
Các thực phẩm giàu axit folic bao gồm bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, bí đao, nấm, mùi tây, các cây họ đậu... để tránh xa bệnh tật và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
2. Ăn nhiều trứng hơn
Một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (AHA) cho thấy những người ăn tối đa 1 quả trứng mỗi ngày có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong do đột quỵ thấp hơn khoảng 28%. Còn những người ăn trứng ở mức độ vừa phải (ít hơn 1 quả mỗi ngày) cũng giảm khoảng 12% nguy cơ mắc đột quỵ.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều trứng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nên đừng ăn quá nhiều và ăn thêm nhiều rau xanh.
3. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn
Thực tế cho thấy đến 80% các cơn đau tim, đột quỵ là do tăng huyết áp gây ra. Tình trạng tăng huyết áp khiến các mạch máu nhỏ trong não suy yếu và vỡ, nếu gián đoạn lưu lượng máu đến não sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não.
Một cuộc khảo sát tại Anh cho thấy những người ăn 3 phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày có huyết áp thấp hơn, do đó giảm nguy cơ đột quỵ tốt hơn.
4. Ăn nhiều cá hơn
Cá có chứa axit béo omega-3, có thể giúp chúng ta giảm độ nhớt của tiểu cầu, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
Các chuyên gia khuyên chúng ta nên ăn các loại cá giàu chất béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ và cá thu, ít nhất 1 lần/tuần để đáp ứng nhu cầu omega-3 của cơ thể.
5. Ăn nhiều trái cây và rau củ
Một nghiên cứu từ nhóm của TS. Megu Baden, Trường Y tế Cộng đồng Harvard T.H Chan (Mỹ) được công bố gần đây trên Tạp chí Neurology cho biết chế độ ăn nhiều rau củ quả giúp giảm đến 10% nguy cơ đột quỵ.
Ngoài ra, rau và hoa quả còn tốt cho mao mạch, tiêu hóa, dạ dày, thị lực... cũng như tăng cường thị lực, tăng sức đề kháng. Do đó, bạn nên bổ sung chúng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày.
Bà bầu đẻ con "mặt đỏ", mẹ chồng tức tối trách: "Tại không giữ cái miệng" Bà mẹ này đã rất thất vọng khi nhìn mặt con sau sinh. Khi mang thai, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng mong muốn sinh con khỏe mạnh, vẻ ngoài sáng sủa, bụ bẫm. Vậy nhưng đôi khi mẹ cũng không thể lường được vấn đề có thể xảy ra với em bé trong bụng. Chẳng hạn như trường hợp của bà mẹ...