Những điều cần ghi nhớ khi nấu ăn để gia đình ăn Tết vui khỏe
An toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng đầy đu để vui khỏe tận hưởng kỳ nghi Tết cùng gia đình là 2 vấn đề mà tất cả chúng ta luôn quan tâm, đặc biệt với người nội trợ trong những ngày Tết cổ truyền dân tộc.
Để hạn chế những vấn đề về sưc khỏe thường gặp về đường tiêu hóa, vấn đề tăng cân, bệnh mãn tính trở nặng trong và sau Tết.
Đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm
Lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn từ những nơi uy tín, thực phẩm có thương hiệu nhãn mác ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng… không mua hàng hóa trôi nổi kém chất lượng.
Ảnh minh họa
Lưu trữ thực phẩm cần lưu ý tách thực phẩm chín thực phẩm sống bằng hộp hay bao bì thực phẩm chuyên dùng; các loại quả, củ, thực phẩm khô có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng nơi thoáng mát nhằm
tăng thời gian bảo quản thực phẩm, hạn chế nhiễm khuẩn chéo giữa các loại thực phẩm, phòng ngừa được nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Nên chọn cách chế biến đơn giản hạn chế sử dụng nhiều dầu mỡ, sử dụng ngay sau khi chế biến, hạn chế những thực phẩm hâm đi hâm lại nhiều lần. Loại bỏ thực phẩm đã nấu chín để lâu bên ngoài, thực phẩm để qua đêm, thực phẩm nghi ngờ ôi thiu, nấm mốc.
Lên thực đơn cụ thể cho từng ngày Tết
Cần có thực đơn cho những ngày Tết, dựa vào đó bạn sẽ có kế hoạch mua sắm chuẩn bị thực phẩm bảo đảm đủ dinh dưỡng cho cả nhà, hạn chế việc mua quá nhiều thực phẩm, đưa đến việc không bảo quản
tốt, thực phẩm dư thừa làm tăng nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa việc có thực đơn và kế hoạch bạn sẽ lựa chọn được những thực phẩm tốt cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất cho cả nhà.
Quan tâm hơn đối với trẻ em, người lớn tuổi, người bệnh mãn tính
Ảnh minh họa
Đối với khẩu phần cho trẻ cần lưu ý đến lượng tinh bột đường từ các loại bánh kẹo, mứt, nước ngọt đóng chai, các loại thực phẩm chế biến săn như xúc xích, đồ hộp…
Đối với người lớn tuổi, người bệnh mãn tính cần lưu ý hạn chế lượng chất béo đặc biệt là bão hòa từ các loại thực phẩm như thịt nhiều mỡ, da, giò thủ, lạp xưởng… Cũng cần chú ý hạn chế các loại thực
phẩm chứa nhiều muối như các loại dưa món, dưa kiệu, thịt muối… hạn chế các loại nước chấm Ngoài ra việc ăn uống đúng giờ, không ăn quá nhiều, không bỏ bữa, không ăn quá nhiều một loại thực phẩm, hạn chế ăn vặt ngoài các bữa chính và bữa phụ giúp kiểm soát tốt năng lượng giúp cơ thể khỏe mạnh.
Khẩu phần khoa học kết hợp đầy đủ các nhóm chất
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Khẩu phần cần cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất tinh bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Gợi ý để có khẩu phần cân đối – đầy đủ dưỡng chất:
- khẩu phần là lượng tinh bột đường từ cơm, bún, phở, mì…
- lượng đạm từ thịt cá, trứng, sữa, đậu.
- còn lại là các loại rau lá xanh, củ, quả.
- Hạn chế lượng chất béo bão hòa từ mỡ động vật.
- Duy trì sinh hoạt vận động thể chất.
Cố gắng duy trì thói quen tốt trong sinh hoạt thường ngày trong những ngày Tết như ngủ sớm, dậy sớm hạn chế thức khuya dậy muộn. Duy trì vận động thể chất phù hợp trong thời gian nghỉ Tết.
Những gợi ý kết hợp tốt việc chuẩn bị, lựa chọn và bảo quản tốt thực phẩm, phù hợp với thói quen ăn uống thường ngày của gia đình, chúng ta hoàn toàn có thể thưởng thức một cái Tết cổ truyền an toàn đầm ấm vui khỏe.
Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn để phòng tránh ngộ độc
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay hết sức phức tạp. Nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đảm bảo vệ sinh khi vận chuyển, chế biến chính là nguyên nhân gây ngộ độc.
Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn giúp bạn phòng tránh ngộ độc dễ dàng hơn, đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình.
Một số cách nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn dưới đây giúp bạn lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình.
1. Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm
Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết thực phẩm bị nhiễm khuẩn chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra ngộ độc.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, thì có khoảng 48 triệu người Mỹ bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Trong đó có tới 128.000 người phải nhập viện với hơn 3000 người chết.
Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng là nguyên nhân của nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm. Một trong những lý do khiến vi khuẩn tấn công là vì xử lý thực phẩm không đúng cách. Trường hợp thực phẩm chứa ít vi khuẩn sẽ không gây ảnh hưởng đến cơ thể người khoẻ mạnh.
Vi khuẩn E.coli gây ngộ độc thực phẩm - Ảnh: Internet
Mọi rắc rối bắt đầu khi vi khuẩn sinh sôi và lây lan. Nguyên nhân là do bảo quản, sơ chế và chế biến thực phẩm sai cách. Thực phẩm bị nhiễm khuẩn có thể có hình dạng, mùi vị không khác biệt so với thực phẩm an toàn. Bạn chỉ có thể phát hiện ra sau khi ăn chúng và xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm xảy ra nhanh nhất là sau 30 phút. Và chậm hơn có thể là vài ngày sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
Theo xác định của CDC, có 8 tác nhân gây ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn khiến người bệnh phải nhập viện bao gồm: Salmonella, Clostridium perfringens, Campylobacter, Staphylococcus aureus, E. coli O157: H7, Listeria monocytogenes, Listeria monocytogenes và Norovirus. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn.
2. Các thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn
Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn không quá khó như bạn nghĩ. Bởi bất cứ loại thực phẩm sống nào cũng có thể chứa mầm bệnh. Ngay cả khi đó là thực phẩm tươi, sạch được chọn lựa kỹ lưỡng. Tham khảo các dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn dưới đây để chọn lựa khéo tay hơn.
2.1. Thực phẩm tươi sống
Các loại thịt sống, hải sản tươi, trứng gà, rau, củ, trái cây tươi đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Một số loại vi khuẩn sinh trưởng và phát triển bên trong nội tạng của động vật. Trong quá trình giết mổ, xử lý chúng sẽ truyền sang tiếp xúc với thịt sống và phát triển bên trong.
Một số vi khuẩn khác có thể tồn tại ngay bên trong cơ thể động vật. Hoặc bị nhiễm khuẩn từ tay người xử lý, vận chuyển, hoặc chế biến thực phẩm. Các loại rau củ có thể bị nhiễm khuẩn từ nguồn nước, phân bón hoặc nguồn đất bị ô nhiễm. Chính vì thế, bạn cần nói không với đồ ăn sống hoặc tái nếu không muốn bị mắc bệnh.
Đồ tươi sống là một trong những dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn - Ảnh: Internet
2.2. Sữa và các loại nước trái cây chưa tiệt trùng
Thanh trùng, làm nóng sữa là quá trình tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại. Do đó với các loại sữa hoặc nước trái cây chưa tiệt trùng có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cao. Nghiên cứu cho thấy sữa chưa tiệt trùng gây ngộ độc thực phẩm cao gấp 150 lần. Phần lớn các trường hợp đều phải nhập viện sau khi bị ngộ độc.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ bạn nên chọn sữa, nước trái cây và các phụ phẩm từ sữa đã được tiệt trùng. Bởi quá trình thanh trùng sẽ tiêu diệt hoàn toàn các ký sinh trùng gây hại như: Brucella, Campylobacter, Cryptosporidium, E. coli, Listeria và Salmonella.
2.3. Thực phẩm không được bảo quản đúng cách
Nhiệt độ phòng là môi trường sống lý tưởng của các loài vi khuẩn có hại. Khi bạn để thực phẩm ở nhiệt độ phòng vi khuẩn sẽ tấn công và gây ngộ độc thực phẩm. Mặc dù trong thời gian ngắn, các loại thực phẩm chưa bị biến chất về mùi, vị nhưng vẫn chứa vi khuẩn khiến bạn bị tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt...
Một số loại vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ cao. Vì vậy, ngay cả khi đã nấu chín thức ăn bạn vẫn có thể bị ngộ độc. Nhất là một số loại vi khuẩn phát triển mạnh ở các món thịt hầm, và nước thịt. Thực phẩm chín khi để ở nhiệt độ phòng qua 2 giờ đồng hồ sẽ bị nhiễm khuẩn, và bạn không nên ăn chúng.
Đặc biệt nhiều người mắc phải Sai lầm khi bảo quản thực phẩm có thể khiến đồ ăn biến chất, gia tăng vi khuẩn gây bệnh.
2.4. Thực phẩm chế biến sẵn không có nguồn gốc rõ ràng
Một trong các dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn là đồ ăn chế biến sẵn không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Với các loại thực phẩm làm lạnh, chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, pate... bạn khó có thể biết được quy trình sản xuất, chế biến của họ như thế nào. Liệu có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
Bởi vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình chế biến. Do đó, mặc dù nhìn từ bên ngoài thực phẩm bạn ăn không có dấu hiệu rõ ràng nhưng thực chất là chúng chứa vi khuẩn gây hại.
Thức ăn chế biến sẵn không rõ nguồn gốc là dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn - Ảnh: Internet
Do đó, để tránh ngộ độc thực phẩm tốt hơn hết bạn không nên lưu trữ quá nhiều thực phẩm nấu sẵn như thịt hộp, xúc xích. Tốt hơn hết hãy lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy để hạn chế nguy cơ bị ngộ độc.
2.5. Các loại thịt băm có thể chứa vi khuẩn
Một số loại vi khuẩn như E.coli sinh sống bên trong đường ruột của gia súc. Chúng có thể làm ô nhiễm thịt trong quá trình giết mổ, chế biến. Đặc biệt là thịt bò băm nhỏ luôn có nhiều nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn này.
Vi khuẩn có thể không làm thay đổi mùi vị của thức ăn. Tuy nhiên sau vài ngày khi tiếp xúc với mầm bệnh cơ thể bạn sẽ xuất hiện dấu hiệu rõ ràng. Do đó, để an toàn hơn, bạn nên chế biến thực phẩm chín kỹ. Bên cạnh đó rửa sạch bát đĩa và các dụng cụ với nước ấm và dung dịch rửa bát sát khuẩn trước khi sử dụng.
2.6. Thực phẩm ổi thiu, bị biến đối về màu sắc, mùi vị
Đây là dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn dễ dàng nhất. Các loại thực phẩm kể cả đồ tươi sống và nấu chín khi bị biến dạng về màu sắc, mùi, vị nghĩa là chúng đã bị vi khuẩn tấn công mạnh.
Để tránh ngộ độc thực phẩm, tốt hơn hết bạn nên vứt bỏ ngay các loại thực phẩm này. Đồng thời, bạn cũng không nên sử dụng các loại thực phẩm đặt bên cạnh đồ đã bị ôi thiu. Bởi vi khuẩn từ thực phẩm ô nhiễm có lan sang các thực phẩm sạch ngay cả khi chúng chưa có dấu hiệu đặc trưng.
2.7. Thực phẩm quá hạn sử dụng
Đồ quá hạn sử dụng cũng là dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn hiệu quả. Mỗi loại thức ăn đều có quy định sử dụng trong một giai đoạn nào đó. Khi đã hết hạn sử dụng đồng nghĩa với thức ăn bị biến chất, ô nhiễm dễ dàng gây ngộ độc thực phẩm.
Do đó, để đảm bảo sức khoẻ của bạn và cả gia đình tốt hơn hết nên lựa chọn thực phẩm tươi, mới được sản xuất, chế biến.
Hạn sử dụng là dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn - Ảnh: Internet
3. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn
Dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn đôi khi không rõ ràng. Bởi các loại vi khuẩn gây bệnh không màu, không mùi, không vị. Chính vì thế khi nhìn, ngửi hoặc nếm bạn rất khó nhận biết thực phẩm bị ô nhiễm. Để hạn chế tính trạng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Lựa chọn thực phẩm ở một nhà cung cấp uy tín bạn có thể tin tưởng được.
- Thực hiện các biện pháp bảo quản, sơ chế đúng cách. Để thực phẩm tránh xa khoảng nhiệt độ nguy hiểm từ 4 - 60 độ C.
- Thức ăn sau khi chế biến cần được sử dụng trong vòng 2 giờ để tránh bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó nếu bạn muốn giữ lại, thức ăn cần được bảo quản trong tủ lạnh.
- Đối với đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn, bạn cần chọn thực phẩm vẫn còn hạn sử dụng, được sản xuất bởi thương hiệu uy tín.
- Trước khi chế biến, sơ chế thức ăn bạn cần rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn. Đặc biệt là khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản.
- Rửa sạch dao, thớt, dụng cụ chế biến bằng dung dịch chuyên dụng trước và sau khi sử dụng.
- Thực hiện đúng nguyên tắc ăn chín, uống sôi, rửa sạch thực phẩm bằng nước muối trước khi chế biến. Không ăn các món gỏi, tái, sống để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra.
Trên đây là một số dấu hiệu thực phẩm nhiễm vi khuẩn và cách phòng tránh bạn cần lưu ý. Hãy thực hiện đúng nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình.
Phát hiện mới: Lợi ích bất ngờ của việc ăn mặc đẹp khi đi ăn tối Mặc trang phục đẹp khi ăn tối có thể mang lại những lợi ích khó ngờ. Nghiên cứu mới đây phát hiện những người mặc trang phục đẹp khi ăn tối có xu hướng lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn so với mặc quần áo bình thường. Những người mặc đẹp khi ăn có xu hướng lựa chọn thực phẩm lành mạnh...