Những điều cần đặc biệt lưu ý khi ăn rau răm
Rau răm là loại rau gia vị không thể thiếu trong các món ăn như trứng vịt lộn, lòng lợn, trai hến,… để giảm bớt mùi tanh của thực phẩm cũng như tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều nó cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền rau răm có vị cay tính ấm, không độc, có tác dụng chữa đầy hơi, trướng bụng, tiêu hoá kém, đau bụng lạnh, các vết thương do rắn cắn, chữa ghẻ, tổ đỉa, sưng chân tay do bị cước vào mùa đông,… Ngoài ra nó còn được dùng để chữa thông tiểu, chống nôn và sốt.
Một số bài thuốc sử dụng rau răm trong đông y:
- Chữa tiêu hóa kém, đầy hơi trướng bụng: Rửa sạch rau răm rồi vắt lấy nước uống. Phần bã đem xoa vào bụng (xoa chủ yếu vào khu vực quanh rốn).
- Chữa cảm cúm: Giã nát 1 nắm rau răm cùng 3 lát gừng sống rồi vắt lấy nước uống. Hoặc bài thuốc gồm rau răm (20g), kinh giới (16g), tía tô (20g), xương bồ 16g, xuyên khung (10g), bạch chỉ (10g), thiên niên kiện 10g đem sắc uống.
- Chữa đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Kinh giới (16g), rau răm khô (16g), bạch truật (12g), lương khương (12g), gừng nướng (4g), quế (10g). Đổ 2 bát nước, đun còn 1 bát. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Chữa rắn cắn: Rau răm giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Phần bã đắp vào chỗ bị rắn cắn rồi băng lại (thực hiện càng sớm càng tốt).
- Chữa nước ăn chân: Giã nhỏ rau răm cùng chút muối đắp vào vùng da bị lở loét ngày 2 lần.
Video đang HOT
- Chữa đứt tay: Rau răm rửa sạch giã nhỏ đắp nơi bị chảy máu.
Tuy có rất nhiều lợi ích nhưng tác dụng phụ của rau răm mà nhiều người đều biết đó là ức chế nhu cầu tình dục, giảm ham muốn của nam giới. Đồng thời, tiêu thụ quá nhiều rau răm cũng sẽ dẫn đến giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, rối loạn kinh nguyệt và làm giảm nhu cầu ở nữ giới,…
Nói chung cả nam và nữ nếu ăn rau răm thường xuyên sẽ dẫn đến giảm ham muốn, nam giới kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Nữ giới có thể mất chu kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là lý do vì sao người tu hành thường dùng rau răm để an tâm tu hành đắc đạo.
Ngoài ra nữ giới trong những ngày “đèn đỏ” cũng không nên ăn rau răm vì có thể gặp hiện tượng rong huyết. Phụ nữ có thai cũng không nên ăn nhiều rau răm vì có thể dẫn đến hiện tượng sảy thai. Những người máu nóng, suy nhược cơ thể đặc biệt không nên ăn rau răm.
Trứng vịt lộn rất tốt nhưng nhất định phải ăn kèm theo 3 thứ này để hiệu quả tăng gấp bội, tránh gây hại cho cơ thể
Trứng vịt lộn cần phải kết hợp cùng một số loại gia vị khác nữa, vừa để tăng cao hiệu quả lại vừa tránh gây hại cho cơ thể.
Chẳng biết từ khi nào, trứng vịt lộn đã trở thành một món ăn bổ dưỡng không thể thiếu trong thực đơn của các gia đình Việt. Vào các buổi sáng bận rộn, chỉ cần nhâm nhi một quả trứng vịt lộn là đã đầy đủ năng lượng để làm việc đến tận bữa cơm trưa.
Trong Đông y, trứng vịt lộn là một loại thực phẩm mang tính hàn, có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí và có thể chữa được nhiều bệnh như suy nhược, yếu sinh lý, đau đầu chóng mặt... Cũng bởi vậy, trứng vịt lộn được coi là loại thực phẩm "bổ tựa nhân sâm".
Dù vậy, trứng vịt lộn sẽ không thể tròn trịa về hương vị, đầy đủ về dinh dưỡng nếu ăn một mình. Nhiều vị lương y đều khẳng định khi ăn trứng vịt lộn cần phải kết hợp cùng một số loại gia vị khác nữa, vừa để tăng cao hiệu quả lại vừa tránh gây hại cho cơ thể.
Khi ăn trứng vịt lộn nhất định phải dùng kèm theo 3 thứ này
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho rằng: Rau răm, gừng, hạt tiêu là 3 loại gia vị "đại hợp" của trứng vịt lộn. Món trứng này chỉ thật sự ngon và phát huy đầy đủ dinh dưỡng khi ăn kèm với chúng.
Lý do là bởi trong Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn, ích trí, mạnh gân cốt, sáng mắt, chữa thiếu máu, trừ giun sán, làm lành vết thương... Trong khi đó, trứng vịt lộn tính hàn, rất tốt trong việc cải thiện khả năng sinh lý. Vì ăn trứng vịt lộn cường dương nên phải kèm rau răm để giảm ham muốn. Lương y Sáng cho rằng đây là sự cân bằng âm - dương, đem lại sự cân bằng cho cơ thể.
Vì ăn trứng vịt lộn cường dương nên phải kèm rau răm để giảm ham muốn.
Ngoài ra, chúng ta nên ăn trứng vịt lộn cùng gừng và hạt tiêu để chống lạnh bụng, đầy hơi, chậm tiêu hóa.
Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa 2 quả trứng vịt lộn là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi.
Với phụ nữ có bầu, lương y khuyến cáo rằng khi ăn trứng vịt lộn, đối tượng này không nên ăn nhiều rau răm và gừng vì rau răm, gừng do tính nóng có thể gây sảy thai nếu ăn quá nhiều.
Trứng vịt lộn nên ăn với liều lượng như thế nào thì tốt nhất?
Trứng vịt lộn dù ngon bổ nhưng ăn nhiều quá sẽ gây tình trạng thừa chất, theo các chuyên gia, liều lượng phù hợp cho từng đối tượng như sau:
- Trẻ dưới 5 tuổi: Không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của bé còn chưa phát triển hoàn thiện, sẽ dẫn tới rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe.
- Trẻ từ 5 tuổi trở lên: Chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ.
Người lớn, người khỏe mạnh chỉ nên ăn mỗi tuần 2 quả.
- Bà bầu nên ăn mỗi tuần 2 quả và khi ăn hạn chế hoặc không ăn rau răm.
- Người lớn, người khỏe mạnh: Chỉ nên ăn mỗi tuần 2 quả.
- Người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cũng cần hạn chế ăn món ăn này.
Thời điểm vàng để ăn trứng vịt lộn trong ngày là gì?
Theo Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, "thời điểm vàng" để ăn trứng vịt lộn chính là vào buổi sáng. Chúng ta cần tránh ăn vào bữa tối vì lúc này quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra chậm hơn nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khó ngủ nhất là khi ăn nhiều.
Nấc và táo bón là do rối loạn tiêu hóa, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư, chàng trai này là một bệnh nhân trong số đó Tiến hành chụp CT, kết quả gây sốc hơn là lá gan của bệnh nhân có thêm một khối u, được xác định là tế bào ung thư đại tràng đã di căn. Bác sĩ Giang Khôn Tuấn, khoa ngoại, bệnh viện Keelung Chang Gung Memorial Hospital, mới đây chia sẻ về trường hợp anh Phong nhập viện trong tình trạng trướng bụng,...