Những điều cần biết về vaccine viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh lý cấp tính, gây nên nhiều biến chứng khác nhau do làm tổn thương hệ thần kinh trung ương. Do bệnh chưa có thuốc đặc trị, nên tiêm vaccine viêm não Nhật Bản là cách hữu hiệu nhất để phòng tránh bệnh và các hậu quả của bệnh.
1. Vì sao cần tiêm vaccine viêm não Nhật Bản cho trẻ
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh nguy hiểm, gây tổn thương nặng nề cho người mắc do nó làm tổn thương cơ quan thần kinh trung ương. Tuổi mắc bệnh càng nhỏ thì mức độ tổn thương càng lớn. Những hậu quả nặng nề có thể gặp do bệnh để lại kể đến như chậm phát triển trí tuệ, động kinh, khó hòa nhập, sống thực vật,… Bệnh có tính chất cấp tính, lây từ người qua người thông qua muỗi đốt, các hoạt động tiếp xúc thông thường giữa người bệnh và người lành không làm lây nhiễm bệnh.
Mặc dù đã được phát hiện từ rất lâu (1935), tuy nhiên cho đến ngày nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Do đó cho đến nay, tiêm vaccine viêm não Nhật Bản vẫn là cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh cho trẻ và cho tất cả mọi người.
Tiêm phòng vaccine Viêm não Nhật Bản là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh
2. Lịch tiêm phòng vaccine viêm não Nhật Bản cho trẻ như thế nào
Theo các khuyến cáo hiện nay, vaccine viêm não Nhật Bản nên được tiêm sớm cho trẻ khi trẻ 12-15 tháng để đảm bảo hiệu quả miễn dịch. Lịch tiêm chủng các mũi vaccine viêm não Nhật Bản như sau:
- Mũi đầu tiên: Khi trẻ 12-15 tháng
- Mũi thứ 2: Sau mũi đầu tiên 1-2 tuần
- Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 năm
Sau đó tiêm nhắc lại vaccine viêm não cho trẻ mỗi 3 năm 1 lần.
Đối với các trẻ lớn hơn 5 tuổi nhưng được tiêm chủng vaccine viêm não Nhật Bản thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tiêm bù đủ các mũi cơ bản, và tiêm nhắc lại sau đó 5 năm 1 lần.
Video đang HOT
3. Trường hợp nào có thể hoãn tiêm vaccine viêm não Nhật Bản?
Tất cả các trẻ khi đáp ứng đủ các yêu cầu về sức khỏe và độ tuổi thì đều nên được tiêm chủng vaccine viêm não Nhật Bản để phòng bệnh. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đặc biệt thì trẻ có thể được hoãn tiêm chủng nhật bản, chẳng hạn như:
- Trẻ đang mắc các bệnh lý cấp tính, viêm nhiễm,…
- Trẻ đang sốt, tiêu chảy,…
- Trẻ đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch.
- Trẻ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, gan, phổi, ung thư,…
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch do HIV, bệnh bạch cầu,…
Do đó, trẻ cần phải được kiểm tra lại trước khi tiêm chủng để xác nhận đáp ứng đủ các tiêu chí về sức khỏe cần thiết, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
4. Lưu ý chăm sóc trẻ sau tiêm chủng vaccine viêm não Nhật Bản
Sau tiêm chủng vaccine viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên cho trẻ ở lại địa điểm tiêm chủng trong ít nhất 30 phút để theo dõi sau tiêm chủng, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm nếu có. Khi cho trẻ về nhà cần phải tiếp tục theo dõi trẻ thêm trong vòng ít nhất 24h tại nhà.
Cần phải bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, mặc quần áo thoáng mát và vệ sinh thân thể sạch sẽ để đề phòng bội nhiễm. Ngoài ra cũng tuyệt đối không được đắp bất kỳ gì lên vết tiêm của trẻ tránh gây bội nhiễm.
Trẻ sau tiêm chủng có thể có sốt, cha mẹ có thể sử dụng lau mát để hạ sốt vật lý cho trẻ nhẹ. Nếu sốt cao thì có thể sử dụng thêm thuốc hạ sốt nhưng phải dưới sự hướng dẫn của bác sĩ về chủng loại và liều lượng. Trẻ cũng có thể bị đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm, nhưng thường là nhẹ và sẽ hết sau 1-2 ngày.
Cần lưu ý phát hiện một số dấu hiệu của phản ứng nặng sau tiêm chủng như khó thở, khò khè, chân tay lạnh, tím tái, co giật, li bì, vật vã, sốt cao và quấy khóc liên tục,… để đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất cấp cứu kịp thời.
Có thể nói rằng, với một căn bệnh nguy hiểm và chưa có điều trị đặc hiệu như viêm não Nhật Bản thì cách tốt nhất chính là sử dụng vaccine viêm não Nhật Bản để phòng bệnh. Do đó, cha mẹ cần tuân thủ lịch tiêm chủng vaccine và cho con đi tiêm đầy đủ tại các cơ sở y tế.
6 điều cần biết để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi dịch Covid-19: Đừng để nỗi sợ 'đánh gục' bạn trước những con virus!
Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm COVID-19. Sau khi bị nhiễm, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng từ 2 ngày đến 14 ngày.
Đối với nhiều người, nỗi lo lắng gia tăng là do thiếu kiến thức về COVID-19. Điều này bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch trên internet. Nên lưu ý rằng bạn càng lo lắng thì phòng thủ miễn dịch của bạn càng yếu hơn. Những lời khuyên về COVID-19 ở dưới đây có thể giúp bạn giữ tinh thần tỉnh táo giữa đại dịch này.
1. Về xét nghiệm dương tính với COVID-19
Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết khoảng 66% đến 80% người có triệu chứng nhẹ và khỏi bệnh mà không cần sự trợ giúp y tế nào. Chỉ có khoảng 4% đến 6% yêu cầu chăm sóc do các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp. Hầu hết những người nhập viện này tử vong vì hội chứng suy hô hấp cấp tính.
Nhiễm COVID-19 không có nghĩa là bạn sẽ chết. Có những việc quan trọng mà bạn nên xác định trước khi đi xét nghiệm. Trước hết, bạn phải ở nhà trong 14 ngày để ngăn chặn sự lây lan của virus sang người khác. Sau đó, bạn nên làm theo lời khuyên từ chuyên gia y tế để giảm triệu chứng COVID-19. Tiếp theo, bạn nên thực hiện tiếp một số hoạt động quan trọng thường ngày. Cuối cùng, hãy giữ kết nối với gia đình và bạn bè qua việc gọi video hoặc gửi tin nhắn.
2. Về những phương thuốc chữa trị
Một số quảng cáo thu hút sự chú ý bằng việc nói rằng có thể tiêu diệt virus corona nhưng không nói cụ thể và đưa ra bằng chứng. Hãy mặc kệ những quảng cáo như vậy bởi vì chúng không nói đúng sự thật. Loại thuốc được dùng để điều trị COVID-19 phải được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Thông tin này phải được chính phủ xác nhận, không phải bởi bất kỳ ai hoặc tổ chức nào.
Hãy sàng lọc thông tin trước khi mua thuốc và điều trị.
3. Về tuổi tác
Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm COVID-19. Sau khi bị nhiễm, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng từ 2 ngày đến 14 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh này, bạn có thể truyền virus trong cộng đồng. Dựa trên dữ liệu hiện tại, người già từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc các triệu chứng cao hơn người trẻ tuổi. Những người có bệnh từ trước, bất kể ở độ tuổi nào, cũng có nhiều nguy cơ mắc các triệu chứng hơn. Những bệnh nền dẫn tới nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng là ghép tạng, ung thư, bệnh bạch cầu, bệnh phổi, hệ miễn dịch yếu do dùng thuốc, bị bệnh tiềm ẩn nào đó hoặc mang thai.
Người trẻ tuổi cũng có thể bị nhiễm và nên tránh tụ tập đông người để giảm khả năng lây truyền.
Sống trong cộng đồng, bạn cần có trách nhiệm. Vì vậy, hành động đơn giản là hạn chế ra ngoài sẽ giúp bảo vệ người khác và chính bản thân bạn.
4. Về triệu chứng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các triệu chứng phổ biến nhất là: Ho khan, sốt cao, mệt mỏi, khó thở. Đối với một số người, đau nhức, nghẹt mũi, đau họng và tiêu chảy cũng được báo cáo là triệu chứng ban đầu. Những người mắc COVID-19 có thể không có triệu chứng hoặc gặp một hay nhiều trong số các triệu chứng trên.
Khi có các triệu chứng trên, bạn có thể sẽ hoảng loạn. Điều quan trọng là bạn cần biết mình phải làm gì tiếp theo. Ví dụ, nếu có thai, bạn nên đọc thông tin về COVID-19 đối với đối tượng này và nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc tiền sản của mình. Khi đã bình tĩnh và có nhiều thông tin cần thiết, bạn sẽ tự tin, thoải mái hơn để chăm sóc bản thân.
5. Về khẩu trang
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England đã chứng minh rằng đường kính của virus quá nhỏ để có thể bị ngăn chặn hoàn toàn nếu chỉ sử dụng khẩu trang. Hơn nữa, đeo khẩu trang không đúng cách hoặc thường xuyên chạm vào mặt có thể khiến bạn dễ bị nhiễm virus hơn.
Chỉ riêng việc sử dụng khẩu trang là không đủ. Bạn nên tránh tiếp xúc với mọi người nếu không cần thiết. Nếu phải ra ngoài, bạn nên giữ khoảng cách 2 mét với người khác. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi bạn ở nơi công cộng hoặc sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi. Đây là những cách hiệu quả và đơn giản để bảo vệ bạn và gia đình.
Hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
6. Về thông tin
Trước hết, bạn nên kiểm tra và làm theo hướng dẫn trên trang web của chính quyền địa phương. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Một số tạp chí khoa học có thể cung cấp thông tin mới nhất từ các nghiên cứu liên quan đến COVID-19. Tuy nhiên, nó không phù hợp cho những người không có chuyên môn y tế. Kết quả của các nghiên cứu không được coi là lời khuyên phù hợp cho việc điều trị hoặc phòng ngừa nếu chưa được chính quyền địa phương xác nhận.
Huy Võ
Nắng nóng, cảnh giác cao với bệnh viêm não Nhật Bản Từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm là cao điểm của dịch bệnh viêm não Nhật Bản. Khi mắc bệnh này, nguy cơ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Tiêm chủng là biện pháp quan trọng nhất để phòng bệnh. Thực tế cho thấy, trẻ mắc viêm não Nhật Bản hầu hết là do không tiêm vắc xin...