Những điều cần biết về tiền ảo ethereum đang gây sốt
Ethereum là ngôi sao mới nổi trong thế giới tiền ảo, hiện đứng thứ hai chỉ sau bitcoin về giá trị cũng như số lượng người tham gia giao dịch.
Ethereum hiện có tiềm năng phát triển rất lớn. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Theo Telegraph, sau khi ra mắt vào năm 2015, giá trị của đồng ether (đơn vị tiền tệ của ethereum) tăng lên 2.300% và hiện tại đang ở ngưỡng 300 USD (tương đương 6,8 triệu đồng). Công nghệ tạo ra tiền ether gọi là ethereum.
Giống như bitcoin, ethereum là một mạng lưới thanh toán phân tán với tiền tệ riêng, cho phép những thanh toán vô danh được gửi qua internet mà không cần đến ngân hàng hoặc bên thứ ba khác. Các giao dịch được lưu trữ trong một sổ cái phân cấp gọi là blockchain và hiển thị với mọi người trên mạng.
Những ưu điểm so với bitcoin
So với bitcoin, ethereum có một số lợi ích nhất định. Đầu tiên, ethereum cho phép “khối” (blocks) – các bản ghi của giao dịch tiền ảo – có thể tạo ra nhanh hơn so với bitcoin. Chính điều này khiến các chuyên gia tin rằng đồng ether có giá trị giao dịch tốt hơn so với giá trị lưu trữ.
Ethereum hiện là tiền điện tử lớn thứ hai thế giới sau bitcoin. ẢNH: REUTERS
Nhưng lợi thế chính của ethereum chính là công nghệ này cho phép các ứng dụng máy tính hoạt động trên mạng. Không giống bitcoin, ether không chỉ hỗ trợ tiền mà còn cho các ứng dụng cũng như tất cả mọi thứ khác chạy trên mạng. Chúng sẽ không được kiểm soát bởi bất kỳ bên nào và không phải chạy qua máy chủ trung tâm.
Hiện một số ứng dụng đang được xây dựng trên ethereum, và nhiều startup đang sử dụng để trao đổi ether hoặc các loại tiền tệ khác đổi lấy các thẻ đặc biệt để cấp phép truy cập vào dịch vụ.
Hiện tại, giá trị tổng của ether vào khoảng 27,8 tỉ USD, trong khi đó con số này với bitcoin là 55,7 tỉ USD.
Giá trị của đồng ether
Video đang HOT
Giá của ethereum tăng chậm hơn bitcoin kể từ khi xuất hiện, giữ ổn định ở mức khoảng 10 USD trong 18 tháng đầu tiên. Vào tháng 3.2017, giá ether bắt đầu leo lên đều đặn và đạt mức cao nhất là 395 USD vào tháng 6 vừa qua trước khi giảm mạnh xuống còn 155 USD một tháng sau đó.
Sự tăng giá của ether nhờ một phần lớn quá trình tăng giá của bitcoin, từ đó làm tăng lãi suất tiền tệ trực tuyến. Ethereum cũng nhận được sự ủng hộ cao trong những tháng gần đây từ các tổ chức lớn bao gồm Microsoft, JP Morgan và Intel.
Ethereum cũng giống như các loại tiền ảo khác được biết đến vì khả năng vô danh và an toàn, chống lại gian lận và trộm cắp vì các giao dịch được đăng nhập vào một sổ cái phân cấp. Người sử dụng có thể giao dịch số tiền lớn mà không phải trả lệ phí bởi những yếu tố trung gian như ngân hàng đã được bỏ qua.
Hiện tại, ether có thể được chi tiêu trong một số ít các cửa hàng trực tuyến và với thẻ tín dụng MasterCard và thẻ tín dụng Visa gắn mác tiền điện tử. Ngoài ra, chúng cũng có thể được lưu trữ trong ví trực tuyến với hy vọng giá trị tăng lên và đầu tư sẽ tích lũy thành một khoản lợi nhuận.
Về mặt tài chính, rủi ro càng cao đồng nghĩa lợi nhuận càng lớn. Có rất nhiều người đã trở nên giàu có nhờ tiền điện tử chỉ sau một thời gian rất ngắn nhưng cũng không ít trong số đó bị thua lỗ thảm hại. Sự lựa chọn nằm ở chính người dùng.
Hiếu Trung
Theo Thanhnien
Ethereum - tiền ảo được đánh giá tiềm năng hơn cả Bitcoin
Dù Bitcoin là tiền kỹ thuật số có giá trị cao nhất hiện nay, Ethereum do một sinh viên bỏ dở việc học sáng tạo nên mới là đồng tiền được đánh giá có nhiều tiềm năng nhất hiện nay.
Giá Bitcoin liên tục đạt mức kỷ lục trong thời gian gần đây, tại một số thời điểm còn đạt mức gấp đôi so với đầu năm. Tuy nhiên, bất chấp những con số thống kê ấn tượng, vị thế của Bitcoin đang bị lung lay dữ dội.
Một đồng tiền ảo tên gọi Ether, nằm trong mạng lưới tiền tệ Ethereum dù ít được biết đến hơn, song đã tăng giá trị gấp 45 lần kể từ đầu năm. Nhờ những đợt tăng giá gần đây, tổng giá trị của đồng Ether trên thị trường đã đạt con số hơn 34 tỷ USD, bằng khoảng 82% lượng Bitcoin hiện nay. Hồi đầu năm, tỷ lệ này chỉ vào khoảng 5%.
Sự tăng trưởng đột biến của Ethereum đã cho thấy khả năng biến động của các loại tiền kỹ thuật số là ghê gớm đến mức nào, khi những dòng code máy tính có thể biến thành hàng tỷ USD chỉ trong vài tháng.
Đồng Ether ngày càng chứng tỏ giá trị của mình. Ảnh: Coinmarketcap.com
Đồng Bitcoin dù hiện vẫn đang có mức tăng trưởng cao, rơi vào khoảng trên dưới 2.600 USD/BTC, song lại dần bộc lộ nhiều khuyết điểm về mặt kỹ thuật, đặc biệt việc liên quan đến nhiều vụ buôn bán ma túy trực tuyến và tin tặc đòi tiền chuộc của đồng tiền này.
Trong bối cảnh đó, đồng Ether lại nổi lên như một giải pháp ưu tú nhất. Hệ thống 2 năm tuổi này thậm chí còn được sự hậu thuẫn của nhiều chuyên gia công nghệ và các tập đoàn lớn như JPMorgan Chase hay Microsoft, vốn rất lạc quan về Ethereum trong khả năng cung cấp một đơn vị tiền tệ ảo mà còn là một mạng lưới điện toán toàn cầu.
Một cuộc khảo sát khoảng 1.100 người sử dụng tiền tệ ảo gần đây cho thấy 94% số người được tỏ ra lạc quan về Ethereum, trong khi con số này với Bitcoin chỉ đạt 49%.
Nếu xu thế hiện tại tiếp diễn, giá trị của Ether thậm chí còn có thể vượt mặt Bitcoin trong tương lai gần. Các nhà đầu tư tiền ảo trong thời gian gần đây luôn dõi theo giá trị của 2 đồng tiền ảo mạnh nhất với kì vọng về sự hoán đổi vị trí của chúng.
"Không còn nghi ngờ gì nữa, thời thế giờ đây đã thuộc về Ethereum. Gần như không có gì bạn có thể làm với Bitcoin mà Ethereum không làm được" - Wlliam Mougayar, sáng lập Virtual Capital Ventures, công ty chuyên về đầu tư vào tiền ảo và các công ty khởi nghiệp khẳng định.
Bên trong một nhà máy đào Ether và Bitcoin tại Quý Châu, Trung Quốc. Ảnh: NewYorkTimes.
Phần lớn những người mua vào Ether và Bitcoin chỉ là những nhà đầu tư cá nhân, đơn lẻ, nhưng những gì họ nhận được giờ đây đã có thể so sánh với những khoản đầu tư ở thị trường tài chính.
Tổng giá trị của Ether và Bitcoin ở thời điểm hiện nay đã vượt qua PayPal, và gần đạt được tầm vóc của Goldman Sachs. Các nhà đầu tư Ether hi vọng trong tương lai, mọi người sẽ sử dụng khả năng điện toán của mạng lưới Ethereum để cần đến loại tiền tệ này. Tuy nhiên, việc ứng dụng thực tế mạng lưới này ở thời điểm hiện tại vẫn còn rất ít.
Ethereum được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015 bởi Vitalik Buterin, chàng sinh viên 21 tuổi khi ấy đã bỏ ngang đại học. Sinh ra tại Nga và lớn lên ở Canada, anh chàng bông lơn khi từng công bố quốc tịch là Cathay Pacific Airlines do lịch làm việc của mình.
Dù nắm giữ lượng Ether giúp anh trở thành triệu phú, Vitalik chưa từng nhận xét về đà tăng trưởng của đồng tiền này. Lấy cảm hứng từ Bitcoin, Vitalik đã xây dựng Ethereum mang nhiều đặc điểm tương đồng với loại tiền này.
Cả 2 đều được tổ chức và duy trì bởi máy tính của các tình nguyện viên trên khắp thế giới. Những người này sẽ được trả công bằng lượng tiền kiếm được trên mạng lưới.
Cũng bởi các loại tiền này được quản lý và duy trì hoạt động trên một mạng lưới tính, nên không có chính phủ hoặc công ty nào có thể can thiệp. Giá trị của cả Bitcoin lẫn Ether đều dựa trên các giao dịch cá nhân, nơi mọi người có thể bán lượng tiền mình "đào" được để lấy tiền thật với giá thị trường.
Ethereum lần đầu tiên được đưa vào hoạt động vào năm 2015, bởi một sinh viên bỏ ngang đại học Vitalik Buterin. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của Ethereum là nó được thiết để làm được nhiều việc hơn chỉ đơn thuần là đồng tiền kỹ thuật số. Mạng lưới máy tính liên kết với Ethereum có thể được sử dụng để thực hiện các công việc tính toán, giúp người ta có thể chạy ứng dụng máy tính trên một mạng lưới hay còn gọi là ứng dụng phân quyền. Điều này dẫn đến lượng lớn lập trình viên nghiên cứu phần mềm dạng này.
Một số tập đoàn lớn trên thế giới cũng đang xây dựng các chương trình dựa trên Ethereum, bao gồm công ty khai thác mỏ BHP Billiton với chương trình quản lý nguyên liệu, hay JPMorgan đang phát triển hệ thống giám sát giao dịch.
Trong vài tháng vừa qua, hơn 100 công ty đã tham gia hiệp hội phi lợi nhuận tên gọi Enterprise Ethereum Alliance, trong đó có những cái tên nổi tiếng như Toyota, Merck, Samsung nhằm xây dựng công cụ có thể tận dụng khả năng của Ethereum trong môi trường doanh nghiệp.
Nhiều công ty sử dụng Ethereum còn xây dựng các phiên bản phần mềm riêng của mình để không bị phụ thuộc vào đồng Ether. Tuy nhiên, giới đánh giá nhận định các công ty này cuối cùng vẫn sẽ đưa phần mềm của họ vào hoạt động tại mạng lưới Ethereum
Tuy nhiên, cũng có khả năng những thử nghiệm này sẽ không thành công, đồng thời sự quan tâm Ether cũng sẽ phai dần như đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ với Bitcoin sau khi tăng giá quá cao.
Đại Việt
Theo Zing
Nỗi ám ảnh của 'thợ' đào tiền ảo Công việc mang lại lợi nhuận cao thì những rủi ro đi kèm cũng đáng sợ không kém. Giới đào tiền ảo cũng không ngoại lệ, họ có những khó khăn của riêng mình. Các vấn đề về kỹ thuật trong quá trình đào, hay sự thao túng của các "cá mập" lắm tiền nhiều của là những mối lo lớn nhất của...