Những điều cần biết về chỉ số LH trong xét nghiệm nội tiết tố
Khi đi khám nội tiết, nhiều chị em được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán tình trạng bệnh. Trong đó, chỉ số LH là hạng mục quan trọng giúp bác sĩ đánh giá chức năng sinh sản của phái nữ.
Để hiểu rõ hơn về chỉ số này, mời chị em tham khảo những kiến thức mà suckhoehangngay.vn cung cấp trong bài viết dưới đây.
1. Chỉ số LH có ý nghĩa gì?
LH là từ viết tắt của Luteinizing Hormone – một loại hormone quan trọng mà trong quá trình khám nội tiết cần phải xác định. Loại hormone thúc đẩy tế bào hoàng thể nhằm kích thích tuyến yên sản xuất nang trứng trong não. Chỉ số LH có liên quan mật thiết đến khả năng sinh sản của phụ nữ và ở cả nam giới.
Như chúng ta đã biết, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được chỉ ra làm 2 giai đoạn chính là giai đoạn hoàng thể và giai đoạn nang trứng. Khi đó, hormone LH sẽ tăng cao đột biến trong khoảng giữa của chu kỳ kinh và hình thành sự rụng trứng. Mặt khác, hormone LH cũng kích thích buồng trứng nữ giới sản sinh Steroid và Estradiol. Chính vì vậy, những phụ nữ mãn kinh thường có chỉ số LH cao hơn bình thường.
Chỉ số LH có liên quan mật thiết đến khả năng sinh sản của phụ nữ (Ảnh:Internet)
Trong thời kì thai nghén, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone và nồng độ nội tiết tố, trong đó có chỉ số LH. Chỉ số này lên cao, xuống thấp bất thường tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Do đó, bà bầu nên đi khám và xét nghiệm chỉ số LH định kì để phát hiện các dấu hiệu bất thường và đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Đối với nam giới, hormone LH đóng vai trò quan trọng trong quá trình kích thích tinh hoàn sinh sản testosteron, chỉ số LH sẽ ổn định hơn khi nam giới bước qua độ tuổi dậy thì.
2. Khi nào cần phải xét nghiệm chỉ số LH?
Nếu chị em có những biểu hiện bất thường ở cơ thể, nghi ngờ bị rối loạn nội tiết, rối loạn tuyến yên, rụng trứng bất thường hay rối loạn tuyến sinh dục thì nên đi xét nghiệm đo chỉ số LH trong cơ thể. Ngoài ra, một số phụ nữ hiếm muộn có ý định thụ tinh nhân tạo hoặc người muốn hiến trứng, xin trứng cũng cần đi xét nghiệm chỉ số LH trong cơ thể.
Với nữ giới, kiểm tra nồng độ hormone LH giúp bác sĩ chẩn đoán được các biểu hiện mãn kinh, khả năng rụng trứng, tình trạng suy vùng dưới đồi hay hội chứng buồng trứng đa nang… Chính vì vậy, chỉ số LH rất quan trọng với sức khỏe sinh sản của nữ giới.
Video đang HOT
Chỉ số LH giúp bác sĩ đánh giá nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe phụ nữ (Ảnh:Internet)
Theo các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, thời điểm thích hợp nhất để xét nghiệm đo chỉ số LH là vào khoảng ngày thứ 11 của chu kỳ “đèn đỏ”. Thực hiện 3 lần trong 3 ngày liên tiếp là bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh.
Tóm lại, đo được chính xác chỉ số LH sẽ giúp xác định được:
- Thời gian rụng trứng và thời điểm thích hợp để tiến hành thụ tinh nhân tạo, chẩn đoán được sự bất thường ở trục dưới đồi – tuyến yên.
- Xác định thời gian phù hợp nhất để giao hợp và thụ thai.
- Chẩn đoán hiện tượng mãn kinh, hiện tượng bất thường trong quá trình rụng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang.
3. Vậy chỉ số LH như thế nào thì được coi là bình thường?
Chỉ số LH sẽ được bác sĩ phân loại theo từng thời kì xét nghiệm để đánh giá (Ảnh:Internet)
Cùng với chỉ số FSH thì chỉ số LH được điều khiển bởi GnRH ở tuyến yên, chỉ số LH được cho là bình thường nếu rơi vào khoảng 20IU/I. Trong thời điểm phóng noãn, chỉ số này rơi vào khoảng 40 – 80 IU/I ở thời gian khoảng 17 giờ.
Dưới đây là chỉ số LH trong một số giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ:
- Giai đoạn pha nang noãn: 1 – 18 (mIU/ml)
- Giữa chu kỳ kinh nguyệt: 24 – 105 (mlIU/ml)
- Giai đoạn hoàng thể: 0,4 – 20 (mlIU/ml)
- Giai đoạn phụ nữ mãn kinh: 15 – 62 (mlIU/ml)
Như các chỉ số nêu trên thì trong suốt chu kỳ kinh nguyệt chỉ số LH sẽ thấp và đạt đỉnh cao trong thời kỳ phóng noãn. Vì vậy, nếu như nồng độ hormone LH ở giữa chu kỳ kinh nhỏ hơn 10 mUI/ml thì khả năng sẽ không có đỉnh LH và hiện tượng phóng noãn có thể không xảy ra.
Theo Suckhoehangngay
Xoắn buồng trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị
Buồng trứng là bộ phận sinh sản quan trọng của phụ nữ và một tình trạng bệnh ở khu vực này có thể làm ảnh hưởng chức năng của toàn bộ cơ quan này. Cùng tìm hiểu về bệnh xoắn buồng trứng để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Buồng trứng là cơ quan quan trọng nhất đối với phụ nữ để thực hiện chức năng sinh sản. Nhưng có một căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra ở bộ phận này mà không phải ai cũng có đủ hiểu biết để nắm rõ, đó là xoắn buồng trứng. Đây là một hiện tượng nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của buồng trứng mà còn có thể dẫn đến khả năng tử vong.
Bởi thế mà bài viết này sẽ chia sẻ thông tin hữu ích về căn bệnh này và cách phòng ngừa cũng như điều trị phù hợp.
1. Xoắn buồng trứng là gì?
Buồng trứng bị xoắn xảy ra khi chúng bị chùng lật và co lại xung quanh các mô hỗ trợ. Khi ấy sẽ gây ra tình trạng cắt đứt nguồn cung cấp máu cho buồng trứng và dẫn đến những cơn đau nhói ở khu vực này. Hiện tượng xoắn buồng trứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến nhất là nhóm phụ nữ ở tuổi sinh sản từ 20 - 40 tuổi. Hiện nay, hơn 65% trường hợp xoắn buồng trứng gây ra ở phần ống dẫn trứng, vòi trứng.
Khi bị xoắn thì buồng trứng thường ít khi nào tự trở lại trạng thái như ban đầu mà sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nứt, nhiễm trùng, nhiễm độc và mất máu cấp... Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà căn bệnh lạ này còn dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.
2. Nguyên nhân gây xoắn buồng trứng
Tuy vẫn chưa có những nguyên nhân cụ thể cho căn bệnh xoắn buồng trứng nguy hiểm nhưng trong nhiều trường hợp, các căn bệnh về buồng trứng như u nang có thể dẫn đến hiện tượng này. Những lần hoạt động mạnh, đi tàu xe bị xóc nhiều hay tình trạng trống ổ bụng sau khi sinh... chính là những điều kiện dẫn đến xoắn buồng trứng.
Trong giai đoạn mang thai, mức độ hormone cao hơn cũng có thể làm giãn các mô trong cơ thể, kể cả dây chằng cố định buồng trứng. Bởi thế mà chúng dễ bị xoắn hơn.
3. Dấu hiệu và triệu chứng của xoắn buồng trứng
Những cơn đau dữ dội đột ngột ở vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu kèm theo hiện tượng buồn nôn, sốt, chảy máu bất thường và chuột rút là những dấu hiệu nên được quan tâm của bệnh xoắn buồng trứng.
Các triệu chứng xoắn buồng trứng cũng có những nét tương đồng với triệu chứng của sỏi thận, viêm ruột thừa, nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm dạ dày ruột. Do đó, bạn có thể dễ nhầm lẫn chúng với nhiều căn bệnh khác. Chúng thường xuất hiện đột ngột mà không kèm theo lời cảnh báo nào nên tốt nhất là khi phát hiện tình trạng bất thường này thì hãy đến khám bác sĩ ngay.
4. Điều trị xoắn buồng trứng như thế nào?
Khi phát hiện những triệu chứng của bệnh thì bạn nên đến cơ quan y tế để kiểm tra và thực hiện theo lời chỉ dẫn của bác sĩ. Ban đầu, các bác sĩ sẽ tiến hành khám bệnh bằng các biện pháp đánh giá và khám nghiệm vùng chậu để xác định vị trí của cơn đau. Khi ấy, biện pháp siêu âm âm đạo được khuyến cáo để theo dõi được tình trạng buồng trứng, ống dẫn trứng và lưu lượng máu.
Những phương pháp chẩn đoán khác cũng có thể được áp dụng là siêu âm bụng, xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc chụp MRI có thể được bác sĩ thực hiện. Nếu phát hiện được tình trạng bệnh thì cách duy nhất để điều trị chính là phẫu thuật. Về cơ bản, có hai loại phẫu thuật: nội soi ổ bụng hoặc mổ cắt buồng trứng.
Trong điều kiện bình thường thì phương pháp mổ cắt buồng trứng sẽ không gây ra biến chứng. Thường thì bác sĩ chỉ mổ để cắt bỏ phần buồng trứng bị xoắn và vẫn đảm bảo được hoạt động và chức năng sinh sản của phần còn lại. Bởi thế, bạn cần phải kịp thời khám và điều trị để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của buồng trứng bị xoắn.
Huyết trắng màu nâu: Khi nào bình thường, khi nào cần đi khám bác sĩ?
Theo Kênh14
6 nguyên nhân gây bốc hỏa không phải do mãn kinh mà chị em nào cũng phải biết Thông thường, mãn kinh là nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn bốc hỏa. Tuy nhiên, có những trường hợp nguyên nhân gây bốc hỏa lại không phải là mãn kinh. Theo các chuyên gia ở Quỹ phi lợi nhuận vì sức khỏe phụ nữ Mỹ (WHF), hiện tượng bốc hỏa (hot flash) thường xuất hiện ở nhóm phụ nữ tiền mãn...