Những điều cần biết về chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp sau cắt amidan
Cắt amidan thường được chỉ định khi bệnh nhân bị viêm amidan mạn tính (là tình trạng tổn thương tuyến amidan do vi khuẩn hoặc virus gây ra), không thể điều trị bằng thuốc.
Tuy nhiên, sau cắt amidan, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp sức khỏe nhanh hồi phục.
Do amidan nằm ở vị trí vòm họng, nên khi trải qua tiểu phẫu cắt bỏ amidan bệnh nhân phải chịu tổn thương dẫn đến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn. Do đó, bệnh nhân sau khi cắt amidan cần được chăm sóc đặc biệt để tránh ảnh hưởng đến vết thương.
Chế độ ăn
Trong khoảng 4 giờ sau khi cắt bỏ amidan, bệnh nhân tuyệt đối không được ăn bất cứ thứ gì, nên nằm nghiêng trên giường, không nên gối đầu để tráng tình trạng ra máu.
Sau khoảng từ 24 giờ đến 48 giờ, bệnh nhân có thể ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo lỏng, súp, bún, miến,…và uống sữa, nước ép trái cây không chứa axit, hoặc có thể uống nước lọc.
Từ sau 48 giờ, bệnh nhân đã có thể ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt. Tuy nhiên, thức ăn phải được để nguội rồi mới cho bệnh nhân ăn.
Khoai tây, khoai lang, cà rốt là những thực phẩm giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.
Bệnh nhân cũng có thể nhai kẹo cao su để hạn chế tình trạng cứng hàm, rút ngắn được thời gian lành vết thương. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều và liên tục.
Video đang HOT
Chế độ sinh hoạt và vận động sau cắt amidan
Tránh ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ cay, nóng, lạnh (ảnh minh họa)
- Tuyệt đối không vận động mạnh sau khi cắt amidan
- Sau khi cắt amidan bệnh nhân không nên ăn đồ có nhiều dầu mỡ và cay nóng
- Tránh ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ cay, nóng, lạnh, cứng, nhiều góc canh, bản to.
- Không được uống nước có ga hay nước trái cây có chứa nhiều axit.
- Không nên hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích.
- Sau khi vết thương lành hẳn chúng ta có thể ăn uống bình thường. Nhưng trong vòng 7-15 ngày sau khi cắt amidan cần kiêng những thực phẩm trên. Như vậy sẽ khiến vết thương nhanh lành và mau chóng hồi phục.
Viêm amidan tái phát liên tục, khi nào nên cắt?
Viêm amidan là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tai-mũi-họng ở trẻ em, người trưởng thành cũng mắc nhưng ít hơn. Đặc biệt bệnh thường tái đi tái lại, dễ biến chứng.
Ai nên cắt amidan
Chị Đỗ Thị Ngọc - sinh năm 1990, Thái Thụy, Thái Bình bị viêm amidan mủ thường xuyên tái phát gây sốt, đau họng. Khi đi khám bác sĩ nói chị phải cắt amidan nhưng đến khám nơi khác bác sĩ lại không cho chỉ định cắt.
Trường hợp bé Nguyễn Thanh Trà - sinh năm 2016 trú Hoàng Mai, Hà Nội, cũng tương tự. Chị Hương mẹ của bé Trà cho biết bé thường bị viêm amidan tái phát và đặc biệt cháu thường nói bằng giọng mũi nghe rất khó chịu. Chị Hương cũng đang tìm thông tin để phẫu thuật cắt amidan cho con. Đầu mùa lạnh, bé lại đau họng, khó nuốt, sưng họng nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi. Chị Hương cho con đến bệnh viện khám bác sĩ cho biết bé đã bị áp xe amidan.
PGS Nguyễn Thị Hoài An - Bệnh viện An Việt, cho biết amidan là một bộ phận có tác dụng bảo vệ cơ thể. Nhưng khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập và tấn công mũi họng, amidan phải chống lại, vượt quá mức sẽ xảy ra tình trạng bị viêm sưng, đỏ. Hậu quả của sự tập trung tiêu diệt vi khuẩn tại amidan thường để lại xác vi khuẩn và xác bạch cầu, mô hoại tử thành các cục mủ rất hôi, lâu lâu rớt ra khỏi amidan. Khi amidan bị viêm nhiều lần, khả năng chống vi khuẩn bị yếu đi, do chính các ổ viêm nằm trong amidan, lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng. Viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em, thường do vi khuẩn gây ra.
Trường hợp amidan tái phát nhiều lần gây khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe thì nên thực hiện biện pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan.
Khi viêm amidan bị tái phát nhiều lần khiến có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, hở van tim, các bệnh liên quan đến tim mạch, thấp khớp.
Khi nào nên cắt amidan?
Thông thường trẻ em độ tuổi từ 5 tuổi trở lên thì nên cắt amidan là an toàn nhất. Tuy nhiên những trẻ em dưới 5 tuổi thì không nhất thiết phải cắt nếu thực sự không cần thiết. Bởi vì thời điểm này amidan rất dễ mọc lại.
Tuy nhiên trong những trường hợp như trẻ em dưới 5 tuổi khi ngủ bị ngưng thở do amidan ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng thì trong trường hợp này các bậc phụ huynh nên loại bỏ amidan càng sớm càng tốt.
Biến chứng có thể gặp
PGS An cho biết hiện nay việc cắt amidan trở nên rất phổ biến. Sau khi cắt amidan xong bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày hoặc cũng có thể theo dõi 1 đêm tại bệnh viện để cơ thể ổn định hơn.
Khổ sở vì viêm amidan: Khi nào nên cắt?
Tuy nhiên, PGS An cho rằng bất kể thủ thuật nào cũng có thể gây biến chứng. Một trong những biến chứng đầu tiên có thể nhắc đến đó chính là ra máu khi phẫu thuật. Tình trạng này xảy ra khi không thực hiện phẫu thuật đúng quy chuẩn.
Sau khi phẫu thuật xong có thể gây đau họng, gây sốt, sụt cân, bỏ ăn. Một phần amidan sẽ bị sót lại nếu không cắt được hết. Bên cạnh đó bệnh nhân có thể thay đổi giọng nói.
Vì vậy, PGS An khuyến cáo nếu bệnh nhân có dấu hiệu bị viêm amidan và tái phát lại nhiều lần cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ đưa ra câu trả lời có nên cắt amidan hay không.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện phẫu thuật này, bệnh nhân cần chuẩn bị để có sức khỏe tốt, quá trình phẫu thuật sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật xong, cần có chế độ ăn uống phù hợp.
Cắt amidan thường được chỉ định trong trường hợp nào? Viêm amidan có thể điều trị bằng thuốc nhưng không ít người phải cắt amidan để điều trị dứt điểm bệnh này. Viêm amidan thường gây đau đớn và khó chịu Viêm amidan là một bệnh lý tai mũi họng phổ biến, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh đặc biệt hay gặp ở thời điểm giao mùa, thời tiết...