Những điều cần biết về chế độ ăn ít iốt
Iốt là một khoáng chất thiết yếu đóng nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể. Nó được tìm thấy tự nhiên trong các loại thực phẩm như trứng, hải sản, thịt và thường xuất hiện trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, đôi khi chế độ ăn uống của bạn nên hạn chế iốt.
Mặc dù iốt rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn, đôi khi iốt trong chế độ ăn uống có thể cần phải hạn chế chẳng hạn như trước khi điều trị bằng iốt phóng xạ cho những người bị ung thư tuyến giáp. Đây là khi một chế độ ăn ít iốt có thể được chỉ định.
Chế độ ăn ít iốt cho phép bổ sung nhiều nhóm thực phẩm lành mạnh như tất cả các loại rau tươi, ngũ cốc, các loại hạt,… Ảnh: NHẬT LINH
Chế độ ăn ít iốt là gì?
Iốt là một khoáng chất quan trọng có nhiều vai trò trong cơ thể. Tuyến giáp sử dụng nó để sản xuất hormone tuyến giáp, hỗ trợ nhiều quá trình quan trọng. Điều này bao gồm điều chỉnh sự trao đổi chất, hỗ trợ sự phát triển và sửa chữa mô.
Chế độ ăn ít iốt là chế độ ăn kiêng ngắn hạn có thể được chỉ định cho những người trước khi điều trị bằng iốt phóng xạ đối với các tình trạng như ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc nang.
Là một phần của chế độ ăn kiêng này, mọi người được yêu cầu hạn chế lượng iốt hàng ngày của họ xuống dưới 50 mcg (micrôgam) iốt mỗi ngày, tức là một phần ba mức cho phép hàng ngày là 150 mcg, theo Healthline.
Tác dụng của việc ăn ít iốt
Mục tiêu chính của chế độ ăn ít iốt là cải thiện liệu pháp iốt phóng xạ. Tuy nhiên, chế độ ăn này có thể có lợi cho sức khỏe của bạn theo một số cách khác nhau.
Video đang HOT
Có thể làm giảm huyết áp
Như một tác dụng phụ, chế độ ăn ít iốt có thể giúp giảm huyết áp. Điều này là do chế độ ăn uống hạn chế nhiều nhóm thực phẩm không lành mạnh chẳng hạn như: thịt chế biến và thực phẩm ăn nhanh đã qua chế biến. Những nhóm thực phẩm cụ thể này bị hạn chế vì chúng thường chứa nhiều muối iốt.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến nguy cơ cao huyết áp hơn. Ngoài ra, giảm lượng thức ăn đã qua chế biến thay vì thức ăn toàn phần có liên quan đến việc giảm huyết áp.
Chế độ ăn ít iốt có thể giúp giảm huyết áp. Ảnh: NHẬT LINH
Để đạt được sự thay đổi lâu dài về huyết áp, bạn nên giảm thiểu lượng thực phẩm chế biến sẵn trong suốt thời gian dài.
Có thể cải thiện chất lượng chế độ ăn uống
Chế độ ăn ít iốt có thể giúp cải thiện chất lượng chế độ ăn uống. Điều này là do nhiều loại thực phẩm không lành mạnh có rất nhiều muối iốt như thức ăn nhanh, bữa ăn đông lạnh và các mặt hàng đóng gói sẵn như khoai tây chiên… Những thực phẩm này không chỉ chứa nhiều muối iốt mà còn chứa nhiều chất béo và calo không lành mạnh. Hầu hết những thực phẩm này nằm ngoài giới hạn trong chế độ ăn kiêng này, do đó nó có thể cải thiện chất lượng chế độ ăn uống tổng thể của bạn.
Tuy nhiên, trong khi chế độ ăn ít iốt loại bỏ tạm thời những thực phẩm này, bạn có thể tiếp tục lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn trong tương lai như một phần của lối sống lành mạnh, theo Healthline.
Các thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn ít iốt
Chế độ ăn ít iốt hạn chế nhiều loại thực phẩm thông thường chẳng hạn như: hải sản, thịt chế biến hoặc đã qua xử lý, trứng và lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa, bánh nướng, nhiều loại thức ăn nhẹ, những thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, thịt nội tạng,…
Thực phẩm bạn có thể ăn theo chế độ ăn ít iốt
Chế độ ăn ít iốt cho phép bổ sung nhiều nhóm thực phẩm lành mạnh bao gồm tất cả rau tươi, thịt tươi (trừ hải sản), ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt,…
Tuy nhiên, lượng thịt được phép tiêu thụ hàng ngày của bạn nên được giới hạn không quá 170 gram mỗi ngày, vì thịt có chứa iốt tự nhiên, theo Healthline.
Những dấu hiệu 'tố cáo' bạn có thể đang thiếu i ốt
I ốt là loại khoáng chất rất cần thiết để tạo ra hoóc môn tuyến giáp. Đây là loại hoóc môn giúp điều chỉnh sự tăng trưởng, phát triển và trao đổi chất. Thiếu i ốt có thể gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể.
Cùng với là da khô và rụng tóc thì bướu cổ là những triệu chứng thường thấy của thiếu i ốt - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhu cầu i ốt sẽ thay đổi tùy từng nhóm người. Người trưởng thành cần khoảng 150 microgam/ngày. Thai phụ cần 220 microgam/ngày, trong khi đang cho con bú thì 290 microgam/ngày, Viện Y tế Quốc gia Mỹ khuyến cáo.
Không chỉ có muối i ốt mà một số loại thực phẩm cũng có chứa i ốt như ốc biển, sữa, pho mát, trứng và các loại rau trồng trên đất giàu i ốt, theo The Healthy.
Các dấu hiệu thiếu i ốt thường không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu cơ thể xuất hiện cùng lúc 2 triệu chứng sau trở lên thì bạn hãy đến bác sĩ kiểm tra:
Cơ thể mệt mỏi
"I ốt là vi chất dinh dưỡng thiếu yếu có ở mọi loại mô trong cơ thể", giáo sư dinh dưỡng và khoa học thực phẩm Nancy DiMarco của Texas Woman's University" (Mỹ) giải thích.
Một chức năng rất quan trọng của i ốt là giúp cơ thể tạo ra các hoóc môn tuyến giáp, trong đó có hoóc môn thyroxine và triiodothyronine. Đây là 2 loại hoóc món giúp tăng cường quá trình trao đổi chất.
Thiếu i ốt trong thời gian dài có thể dẫn đến suy giáp. Khi đó, cơ thể sẽ không thể tạo đủ hoóc môn tuyến giáp, dẫn đến các triệu chứng thường gặp của suy giáp như mệt mỏi, táo bón, tăng cân.
Da khô, rụng tóc
Suy giáp còn xuất hiện một số triệu chứng khác là da khô, rụng tóc, yếu cơ, nhạy cảm với thời tiết lạnh. Các thống kê cho thấy phụ nữ có nguy cơ mắc suy giáp cao gấp 8 lần nam giới.
Phụ nữ có thể bị suy giáp ở mọi lứa tuổi nhưng nguy cơ sẽ tăng theo tuổi tác, đặc biệt là những người đang trong giai đoạn mãn kinh, theo The Healthy.
Bướu cổ
Bướu cổ là tình trạng tuyến giáp bị phình to. Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy của thiếu i ốt. Để ngăn ngừa nguy cơ bướu cổ thì phải nạp đủ i ốt qua thực phẩm giàu i ốt hoặc muối i ốt.
Cảm thấy nghẹt thở khi nắm xuống
Bướu cổ lớn có thể khiến khó thở và khó nuốt. Tình trạng này đặc biệt rõ khi nằm xuống, theo Hiệp hội tuyến giáp Mỹ.
Cách phổ biến nhất để kiểm tra một người có thiếu i ốt hay không là xét nghiệm nước tiểu. Cơ thể sẽ bài tiết i ốt qua nước tiểu. Do đó, khi nghi ngờ bệnh nhân thiếu i ốt, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nồng độ i ốt, theo Reader's Digest.
4 món sĩ tử nên tránh trước giờ thi THPT Để không bị ảnh hưởng bởi vấn đề sức khỏe trong thời gian làm bài thi, các sĩ tử không nên ăn những món dưới đây. Dinh dưỡng cho sĩ tử trước kỳ thi THPT là vấn đề được rất nhiều người nội trợ quan tâm. Tuy nhiên, không phải món ăn nào cũng tốt cho sức khỏe. Nhiều lựa chọn còn có...