Những điều cần biết trước khi phẫu thuật thu nhỏ dạ dày
Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày hình ống là phương pháp điều trị béo phì tận gốc, giúp cơ thể trở lại vóc dáng trung bình và kiểm soát các bệnh liên quan đến béo phì.
Một ca phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày tại Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 – Ảnh: Lan Hương
Từ tháng 3.2019 đến nay, Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa (Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, Hà Nội) đã phẫu thuật cho 9 bệnh nhân (BN) béo phì. Sau phẫu thuật, sức khỏe của các BN đều rất tốt, giảm trung bình 15 kg vào tháng thứ 2 sau mổ.
Cân nặng bao nhiêu được coi là béo phì?
Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày hình ống được chỉ định với người từ trên 18 đến dưới 60 tuổi. Bệnh béo phì được xác định dựa trên chỉ số BMI. Chỉ số BMI = Cân nặng/[(Chiều cao)2] (cân nặng tính bằng kg, chiều cao tính bằng m). Với người VN, béo phì độ 1 là BMI từ 25 – 29,9 và béo phì độ 2 là BMI từ 30 trở lên.
Bệnh béo phì có liên quan đến nhiều bệnh kết hợp, trong đó thường gặp nhất là viêm khớp và thoái hóa khớp (chiếm ít nhất 50% BN xem xét phẫu thuật béo phì). Tỷ lệ ngưng thở khi ngủ cao; tỷ lệ hen suyễn (25%), cao huyết áp (hơn 30%), tiểu đường (hơn 20%) và viêm dạ dày trào ngược thực quản (từ 20 – 30%). Tỷ lệ mắc các bệnh này tăng theo độ tuổi với mức độ nghiêm trọng và thời gian béo phì.
BN Nguyễn P.A (32 tuổi, ở Hà Nội) chia sẻ cân nặng có lúc lên đến 93 kg. Tại thời điểm phẫu thuật, BN này nặng 87 kg. Sau khi đến khám tại Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa thuộc BV trên, BN được tư vấn phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày hình ống nhằm điều trị béo phì.
Video đang HOT
Các phẫu thuật viên cho hay, với BN nữ này, ca phẫu thuật cũng khác biệt do vị trí các cơ quan phủ tạng của BN bị đảo ngược. Người bình thường có lá lách nằm bên trái còn P.A có lá lách nằm bên phải, gan đảo ngược chiều, khiến ca mổ khó khăn hơn nhiều. Để thực hiện, kíp mổ phải đứng vị trí ngược lại so với ca mổ bình thường.
6 ngày sau phẫu thuật, BN giảm được 9 kg. 2 tháng rưỡi sau, cô đã giảm được 19 kg.
Mới đây, một BN nam có cân nặng 160 kg đã giảm 10 kg trong thời gian 3 tuần sau phẫu thuật.
Loại bỏ tận gốc cơ chế gây béo phì
PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa, cho hay phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày hình ống nhằm loại bỏ hoàn toàn vùng phình vị lớn là nơi tiết ra hormone Ghrelin (loại hormone tạo cảm giác thèm ăn, cảm giác đói), đồng thời loại bỏ khoảng 70 – 80% dạ dày phía bờ cong lớn. Sau phẫu thuật sẽ tạo ra một ống dạ dày hẹp với thể tích khoảng 150 – 200 ml. Ống dạ dày nhỏ giúp BN sau phẫu thuật mất cảm giác thèm ăn, nhanh chóng đạt cảm giác no và thỏa mãn với một lượng thức ăn nhỏ, nhờ đó năng lượng nạp vào ít đi, cân nặng ổn định. Quá trình mổ được thực hiện hoàn toàn nội soi. Phần dạ dày cắt bỏ được lấy qua một lỗ mở nhỏ tại rốn. BN sau mổ chỉ có vài vết sẹo nhỏ trên thành bụng (kích thước từ 1 – 2 cm). Theo thời gian các vết sẹo này mờ dần và lẫn vào nếp da.
Theo PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn, trung bình mỗi BN giảm được 15 – 20 kg sau phẫu thuật 2 – 3 tháng. Mức giảm sẽ được duy trì ổn định sau khi đã giảm đến mức hợp lý.
“Sau phẫu thuật điều trị béo phì, BN cần thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ để duy trì được cân nặng phù hợp, không để tăng cân trở lại”, bác sĩ Tuấn lưu ý, đồng thời chia sẻ: “Phương pháp điều trị nào cũng có những hạn chế nhưng hạn chế này có lẽ còn nhỏ hơn rất nhiều những bệnh tật do béo phì gây ra. Các bác sĩ vẫn đang tiếp tục tìm hiểu, tham khảo thêm về những thông tin liên quan đến kỹ thuật điều trị này nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất”.
Kết quả một số nghiên cứu trên thế giới về tác dụng phụ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ) được đăng trên trang tin upmc.com, các tác dụng phụ về lâu dài từ phẫu thuật giảm cân gồm: buồn nôn, chóng mặt, hạ đường huyết, suy dinh dưỡng, lở loét, tắc ruột…
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên chuyên san JBMR Plus cho thấy phẫu thuật giảm cân, đặc biệt là thu nhỏ dạ dày, có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương của BN, có thể là do các yếu tố dinh dưỡng xuất phát từ tác dụng phụ của phẫu thuật. Ngoài ra, các chuyên gia lưu ý, việc thiếu dưỡng chất do ăn ít lại cũng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và ảnh hưởng mô của các cơ quan quan trọng.
Mai Duyên
Theo Thanh niên
Lười biếng và ăn uống vô độ là nguyên nhân chính gây béo phì
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ béo phì tăng vọt ở những người có và không có "gene dễ tăng cân".
Tỷ lệ béo phì đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975, cứ ba người Anh trưởng thành thì lại có một người mắc bệnh này. Nhưng theo một nghiên cứu thì xu hướng này diễn ra tương tự ở cả người có và không có thứ được cho là "gene béo phì".
Các nhà nghiên cứu nói rằng, có thể thấy được lý do "gene béo phì" chỉ là lời đổ lỗi cho chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, không điều độ và lười tập thể dục. Tuy nhiên họ vẫn đồng ý loại gene đóng một phần vai trò trong việc gây béo phì.
Những chuyên gia nghiên cứu về béo phì đã đồng ý với các phát hiện và nói rằng gene chỉ đóng một vai trò nhỏ trong việc tăng cân và gene của chúng ta hầu như không thay đổi theo thời gian.
Tăng cân nhanh chóng diễn ra cả ở những người có và không có loại gene nói trên, từ đó có thể thấy rằng chế độ ăn uống thiếu kiểm soát và lười vận động mới là điều đáng trách.
Các nhà khoa học tại Na Uy đã xem xét các phát hiện, bao gồm các phép đo chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể - một cách nhận định cơ thể người béo hay gầy bằng một chỉ số) từ 118,959 người trưởng thành trong một nghiên cứu trước đây.
Những người tham gia đã lặp đi lặp lại việc đo cân nặng và chiều cao từ năm 1963 đến năm 2008. Những người này được chia thành 5 nhóm tùy thuộc vào mức độ di truyền béo phì của họ, 1/5 dễ mắc béo phì nhất và 1/5 ít nguy cơ nhất.
Theo đó, chỉ số BMI của họ được phân tích cùng với các yếu tố gây béo phì khác như tuổi tác, giới tính, thói quen hút thuốc và tác động của môi trường.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc đã tiết lộ rằng, chỉ số BMI đã tăng một cách đáng kể từ giữa những năm 1980 đến giữa những năm 1990. Những người thuộc nhóm "dễ bị ảnh hưởng bởi di truyền" có xu hướng chỉ số BMI cao hơn những người được xác định ở nhóm có ít nguy cơ. Nhưng các phát hiện này cũng cho thấy chỉ số BMI tăng đối với cả người có và không có khuynh hướng di truyền từ những năm 1960.
Tác giả chính Maria Brandkvist - nghiên cứu sinh tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy cho biết: "Phát hiện này cung cấp một cái nhìn mới lạ về vai trò của di truyền trong sự phát triển của béo phì".
Hương Giang
Theo: dailymail/vietQ
Cứu thành công bệnh nhân 18 tuổi đột quỵ não nặng, hôn mê sâu Bệnh viện TƯ quân đội 108 cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân 18 tuổi, bị hôn mê sâu do vỡ dị dạng động tĩnh mạch não gây xuất huyết toàn bộ hệ thống não thất. Bệnh nhân trong quá trình cấp cứu (Ảnh: BVCC) ThS.BS. Nguyễn Thị Cúc - Trung tâm Đột quỵ não - Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết,...