Những điều cần biết khi tầm soát ung thư sớm
Trung bình mỗi năm có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, phần lớn trong số này đều phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Theo Ths.BS Lê Chí Hiếu – Khoa Ung bướu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, với sự phát triển của y học, nếu người bệnh được tầm soát ung thư sớm thì cơ hội điều trị khỏi rất lớn. Tuy nhiên, trong cộng đồng nhiều người chưa hình thành thói quen này, thậm chí hiểu chưa đúng về tầm soát ung thư khi cho rằng chỉ cần xét nghiệm máu là có thể phát hiện được ung thư.
Tuy nhiên, điều này chưa đủ. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp cho kết quả không chính xác. Ví dụ, tình trạng viêm đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng sẽ làm tăng các chỉ số chỉ điểm ung thư đường tiêu hóa, gây hoang mang lo lắng cho người bệnh trong khi chưa chắc đã bị ung thư.
“Xét nghiệm máu chỉ là 1 trong rất nhiều biện pháp giúp xác định bất thường về sức khỏe. Tùy từng loại bệnh sẽ phải làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Ví dụ để chẩn đoán ung thư dạ dày hay đại tràng cần thực hiện nội soi đường tiêu hóa. Còn với ung thư phổi cần thực hiện chụp cắt lớp liều thấp mới có thể xác định chính xác”- Bác sĩ Hiếu cho biết.
Video đang HOT
Vậy ai nên tầm soát ung thư sớm? Bất kỳ ai cũng có thể tầm soát ung thư, tuy nhiên những người có yếu tố nguy cơ thì nên tầm soát sớm. Ví dụ một bà mẹ bị ung thư vú thì người con gái nên đi tầm soát ung thư vú từ khi 35-40 tuổi, mỗi năm làm một lần. Hoặc nam giới trên 60 tuổi nên đi tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Những người có viêm gan B cũng cần lưu ý tầm soát ung thư gan thường xuyên vì đây là yếu tố nguy cơ có thể phát triển thành ung thư.
Tầm soát ung thư có nhất nhiết phải chụp cắt lớp vi tính toàn thân? Cần thiết, nhưng không nên lạm dụng bởi đây là phương pháp sử dụng tia X chiếu vào cơ thể tìm các tổn thương, có thể khiến người sử dụng nhiễm xạ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đặc biệt, chụp cắt lớp vi tính chỉ giúp phát hiện các khối u đang hoạt động ở những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ và không thể phát hiện một số bệnh lý ung thư như ung thư máu…
Để phát hiện ung thư sớm, mỗi người nên tầm soát ung thư càng sớm càng tốt, nên lặp lại định kỳ 6 tháng, 1 năm, 2 năm… tùy theo loại ung thư. Khi đến cơ sở y tế, bác sỹ sẽ là người đưa ra chỉ định cụ thể về các xét nghiệm cần làm, khi nào làm và bao lâu nên làm một lần, tránh tình trạng tiền mất tật mang./.
Xét nghiệm di truyền phát hiện ung thư
Xét nghiệm di truyền có thể phát hiện đột biến gene ung thư và cá nhân hóa liệu pháp điều trị, tăng khả năng sống sót của người bệnh.
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Oncology ngày 4/11, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y học Cá nhân Mayo Clinic xét nghiệm di truyền hơn 3.000 bệnh nhân ung thư tại Mỹ. Họ phát hiện cứ 8 người bệnh thì một người có đột biến gene liên quan ung thư. Các phương pháp xét nghiệm tiêu chuẩn không thể phát hiện điều này ở một nửa số bệnh nhân.
"Chúng tôi nhận thấy 13,5% bệnh nhân có đột biến gene di truyền gây ung thư", tiến sĩ Niloy Jewel Samadder, bác sĩ tiêu hóa gan mật của Mayo Clinic, cho biết.
Đột biến đôi khi xảy ra trong tế bào, nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 10-25% là đột biến di truyền, có thể khiến gene bị trục trặc, biến tế bào thành ung thư. Ông Samadder cho biết phát hiện mới có thể mở ra cơ hội điều trị ung thư đối với từng bệnh nhân.
Trong hai năm nghiên cứu, Mayo Clinic đã cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm di truyền miễn phí cho hơn 3.000 bệnh nhân, như một phần của chương trình chăm sóc ung thư tiêu chuẩn. Dự án bao gồm tầm soát ung thư vú, ung thư đại tràng, phổi, buồng trứng, ung thư tuyến tụy, bàng quang, tuyến tiền liệt và nội mạc tử cung.
Các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi thấy rằng phương pháp xét nghiệm tiêu chuẩn chỉ có thể xác định 48% bệnh nhân bị đột biến di truyền. "Hơn một nửa số người mắc ung thư do di truyền bị bỏ sót, điều này ảnh hưởng nhiều đến các thành viên trong một gia đình", ông Samadder nói.
Minh họa các xét nghiệm di truyền để phòng ngừa bệnh ung thư. Ảnh: Shutterstock
"Mọi người đều có nguy cơ phát triển ung thư. Trong hầu hết trường hợp, bệnh được phát hiện một cách tình cờ. Tuy nhiên, ung thư có xu hướng di truyền, chẳng hạn ung thư vú hoặc ruột kết", ông bổ sung.
Sau khi xét nghiệm đột biến gene, một phần ba số bệnh nhân nguy cơ cao đã thay đổi cách điều trị, bao gồm phẫu thuật và hóa trị. "Điều này sẽ không xảy ra nếu các bệnh nhân không được xét nghiệm", ông nói.
Tiến sĩ Robert Nussbaum, giám đốc y tế của công ty thông tin di truyền Invitae, cho biết: "Xét nghiệm di truyền không được sử dụng nhiều trong tầm soát ung thư, cho cả bệnh nhân lẫn gia đình, thường là do hệ thống lỗi thời, hạn chế đối với những người có nguy cơ cao". Theo ông, tất cả bệnh nhân ung thư có quyền xét nghiệm di truyền để được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe.
Bên cạnh đột biến gây ung thư, yếu tố quan trọng không kém là khả năng bệnh nhân chia sẻ những mã gene này với người thân. Tìm hiểu về điều đó cho phép các thành viên trong gia đình tầm soát và điều trị sớm.
"Chúng tôi nhắm vào chiến lược phòng ngừa cho người có nguy cơ cao, hy vọng có thể đẩy lùi hoàn toàn căn bệnh cho các thế hệ tương lai", ông Samadder nói.
Thuốc trị viêm đường tiêu hóa bằng khoai tây Nghiên cứu mới về tác dụng của khoai tây đối với sức khỏe con người mở ra tiềm năng mới trong việc sử dụng thuần thực vật thay thuốc kháng sinh. Khoai tây được xếp vào loại thức ăn có chỉ số Glycemic(GI) cao, do đó nó thường bị loại trừ ra khỏi chế độ ăn của những người cố gắng theo chế...