Những điều cần biết đối với thực phẩm tươi sống đông lạnh
Biết các nguyên tắc trong việc trữ đồ đông lạnh đúng cách, cách rã đông an toàn và việc tái đông lạnh thực phẩm… là những điều cần thiết để duy trì cho kết cấu và hương vị của thực phẩm, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm gây ra.
Giữ thực phẩm đông lạnh trong bao lâu?
Hãy kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng cho thực phẩm khi bạn mua những thực phẩm đông lạnh. Đối với những mặt hàng đông lạnh thông thường, dưới đây là một số hướng dẫn chung để có chất lượng tối ưu:
- Trái cây và rau quả: 12 tháng
- Thịt bò sống, thịt bê, thịt cừu và thịt lợn: 12 tháng
- Gia cầm sống: 12 tháng
- Thịt xay: 4 tháng
- Cá: 6 tháng
- Thức ăn nấu sẵn, như thức ăn thừa: 1 – 2 tháng
- Thịt nấu chín: 2 – 6 tháng
Lý do thịt xay có khung thời gian ngắn hơn so với các loại thực phẩm khác được liệt kê ở trên bởi vì chúng có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn tương đối cao do cách chúng được chế biến và xử lý, tiến sĩ William Li, bác sĩ, nhà khoa học, diễn giả và tác giả nổi tiếng thế giới của cuốn sách Eat to Beat Disease cho biết.
Ngoài ra, ngay cả khi bạn đang rã đông trong khung thời gian được khuyến nghị, tiến sĩ Felicia Wu, giáo sư về an toàn thực phẩm tại Đại học bang Michigan, Mỹ khuyên rằng, nên ngửi bất kỳ loại thịt nào sau khi rã đông, nếu mùi thơm mất đi thay vào đó là mùi hăng hắc, khó chịu và có thể có mùi giống như mùi amoniac do sự phân giải protein và chất béo đó là dấu hiệu không an toàn để ăn, theo Everyday Health.
Video đang HOT
Rã đông thực phẩm đúng cách
Rã đông thực phẩm đúng cách rất cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ảnh: Alamy/ Everyday Health.
Rã đông thực phẩm đúng cách rất quan trọng để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi trong thực phẩm. Hutchings, chuyên gia an toàn thực phẩm được chứng nhận tại StateFoodSafety khuyên rằng, chúng ta không nên rã đông bất kỳ loại thực phẩm nào ở nhiệt độ phòng, ngay cả những lựa chọn có vẻ “an toàn hơn” như thức ăn thừa hoặc thịt đã nấu chín. Thay vào đó, cô đưa ra 4 phương pháp sau:
- Rã đông bằng cách nấu chín: cách này đặc biệt hiệu quả đối với những miếng thực phẩm nhỏ, bao gồm cả thịt xay hoặc thịt băm nhỏ.
- Rã đông trong lò vi sóng: đây thường là cách rã đông thực phẩm nhanh thứ hai (sau phương pháp nấu chín). Nó không được khuyến khích cho các loại thực phẩm lớn, chẳng hạn như gà nguyên con, nhưng nó là phương pháp rã đông lý tưởng cho các loại thực phẩm nhỏ hơn như thịt xắt miếng, cá, thức ăn nấu sẵn…
- Rã đông trong nước lạnh: phương pháp này mất khoảng 20 đến 30 phút cho khoảng 0.5 kg thực phẩm. USDA khuyến nghị, hãy đảm bảo sử dụng bao bì không thấm nước và thay nước 30 phút/1 lần và giữ nước ở 40 độ F hoặc thấp hơn trong quãng thời gian rã đông.
- Rã đông thực phẩm trong ngăn mát của tủ lạnh: đây là cách dễ nhất và an toàn nhất để rã đông thực phẩm đông lạnh, nhưng mất nhiều thời gian nhất.
Tái đông lạnh thực phẩm đã rã đông đúng cách
Khi nói đến việc tái đông lạnh thực phẩm đã được rã đông trước đó chúng ta cần biết một số nguyên tắc chung, vì quá trình rã đông ban đầu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. USDA khuyến nghị các bước sau:
- Nếu thực phẩm đã được rã đông trong tủ lạnh một cách an toàn, bạn có thể đông lạnh lại, miễn là trong vòng 3 – 4 ngày kể từ khi rã đông.
- Thực phẩm đã được rã đông và sau đó nấu chín sẽ an toàn để làm đông lạnh lại.
- Không tái đông lạnh lại bất kỳ thực phẩm nào để ngoài tủ lạnh lâu hơn 2 giờ.
- Thịt, gia cầm hoặc cá đã đông lạnh trước đây mua từ cửa hàng có thể được đông lạnh lại miễn là chúng được xử lý an toàn và không để ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ.
Bộ Y tế cảnh báo: Cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người rơi vào tình trạng thừa cholesterol ở Việt Nam
Ở Việt Nam trung bình cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người bị thừa cholesterol. Đáng lo ngại hơn, tình trạng thừa cholesterol ở người trẻ tuổi có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.
Cholesterol là một chất béo quan trọng, cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể lại không tốt chút nào.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ về tình trạng thừa cholesterol hiện nay nhé!
Tình trạng thừa cholesterol là gì? Thực trạng thừa cholesterol của người Việt đáng lo ngại như nào?
Có lẽ vẫn còn không ít người chưa nắm rõ cholesterol là gì cũng như thế nào là thừa cholesterol. Cholesterol là một chất béo được gọi là lipid (mỡ) và rất quan trọng cho hoạt động bình thường của cơ thể.
Cholesterol đến từ hai nguồn: nội sinh và ngoại sinh. Nguồn nội sinh là từ gan, tại đây tạo ra tất cả lượng cholesterol chúng ta cần. Nguồn ngoại sinh chủ yếu đến từ các thực phẩm như mỡ, nội tạng động vật, thịt đỏ, thịt gia cầm...
PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo tình trạng thừa cholesterol ở Việt Nam.
Đáng lưu ý là tình trạng thừa cholesterol không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng lại là nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể gây tử vong như làm tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Trong Lễ phát động "Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể" do PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì, Thứ trưởng đã đưa ra những con số cảnh báo về thực trạng thừa cholesterol ở mức đáng báo động, có xu hướng tiếp tục gia tăng và ngày càng trẻ hóa.
Hiện nay, ngay tại Việt Nam, 1/3 số lượng người trưởng thành có tình trạng thừa cholesterol. Đặc biệt, hơn 50% phụ nữ Việt Nam ở độ tuổi từ 50 - 69 tuổi đang rơi vào tình trạng này. Đây là thực trạng đáng báo động và cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời vì tình trạng thừa cholesterol sẽ là gánh nặng rất lớn cho hệ thống y tế của quốc gia trong công tác phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị và khắc phục các biến chứng của bệnh lý này. Theo Bộ Y tế, bệnh tim mạch cùng với các bệnh không lây nhiễm khác là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. "Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, tỷ lệ này lên tới 71% trong tổng số các ca tử vong trên thế giới. Tại Việt Nam, theo thống kê chưa chính thức thì tỉ lệ này còn cao hơn thế giới chiếm 77%." - PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn chia sẻ.
Nguyên nhân của việc thừa cholesterol và giải pháp đến từ chính cách sinh hoạt của chúng ta
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thừa cholesterol. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu đến từ chế độ ăn uống và lối sống không khoa học. Cụ thể:
- Chế độ ăn uống có nhiều chất béo có hại, nhiều cholesterol: Các chuyên gia y tế trên thế giới cho rằng một chế độ ăn có nhiều chất béo có hại và cholesterol sẽ dễ làm tăng cholesterol xấu trong máu hay còn gọi là lipoprotein tỷ trọng thấp. Vì vậy, dễ hiểu nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chế độ ăn uống không lành mạnh (ăn nhiều mỡ, nội tạng động vật, ăn ít rau xanh...).
Ăn nhiều nội tạng động vật cũng sẽ dẫn đến tình trạng thừa cholesterol.
Hội tim mạch học Việt Nam khuyến nghị nên ăn chế độ ít cholesterol, chất béo có hại. Thay vào đó nên bổ sung vào chế độ ăn uống chất béo có lợi (chất béo không bão hòa) được tìm thấy nhiều trong các loại cá biển sâu như cá hồi, cá trích...
Dầu thực vật cũng là nguồn bổ sung chất béo bão hòa rất tốt. Nên sử dụng thường xuyên các loại dầu ăn thực vật như dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương trong nấu nướng để chủ động tạo ra nguồn chất béo có lợi cho cơ thể thay vì sử dụng chất béo từ động vật vốn chứa nhiều chất béo có hại và cholesterol. Đặc biệt, dưỡng chất Gamma - Oryzanol và Phytosterol có trong một số loại dầu ăn và gạo lứt đã được khoa học chứng minh có tác dụng giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm, rất thích hợp cho chế độ ăn hàng ngày của chúng ta.
Gamma - Oryzanol và Phytosterol được khoa học chứng minh có tác dụng giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm.
- Lối sống không khoa học: Thiếu tập thể dục hoặc hoạt động thể chất không tốt là điều ai cũng biết nhưng quan trong là việc này có thể làm tăng mức độ "cholesterol xấu". Bên cạnh đó nếu bạn thừa cân thì bạn có khả năng có mức cholesterol cao hơn.
Lối sống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Chẳng hạn như thường xuyên uống nhiều rượu, hút thuốc cũng có thể làm tăng mức cholesterol xấu. Một số hóa chất có trong thuốc có thể gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.
Thay đổi thói quen sinh hoạt, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là "chìa khóa vàng" đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol!
Thực phẩm đông lạnh sử dụng tốt nhất khi nào? Nhiều người trong chúng ta vẫn có tư tưởng tránh thực phẩm đông lạnh. Có đúng không? Thực phẩm đông lạnh - ẢNH: SHUTTERSSTOCK Thực phẩm đông lạnh để được bao lâu? Trang tin Everyday Health and Eat Right and Woman's day sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này. Janilyn Hutchings, chuyên gia về an toàn thực phẩm và nhà khoa học...